[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


04 tháng 3 2024

Tìm hiểu về NHÂN QUẢ

Trong thời gian “Sáu năm làm một gạch sao”, “mài đũng quần” trên giảng đường tôi từng được học về triết học, triết học Mác – Lênin trong đó có 6 cặp phạm trù triết học. Do vậy tôi hiểu (tuy còn lơ mơ) và nay dẫu có quên nhiều song vẫn lõm bõm nhớ rằng:

-Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối  liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.

-Phạm trù triết học là khái niệm rộng nhất, chung nhất phản ánh các mặt, các mối liên hệ với bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội và trong tư duy.

- Nó là duy vật, có tính biện chứng và tính khách quan.

Tôi vẫn nhớ 6 cặp phạm trù trong triết học Mác – Lênin (Cái riêng - cái chung; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên - ngẫu nhiên; Nội dung - hình thức; Bản chất - hiện tượng; Khả năng - hiện thực). Trong đó ấn tượng nhất và nghiệm nhất là phạm trù Nguyên nhân và Kết quả mà trong thực tế đó là mối quan hệ Nhân Quả, có chỗ còn gọi là Luật Nhân Quả. Trong cặp phạm trù này, vẫn nhớ rằng:

- Nguyên nhân là phạm trù chỉ tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận, các mặt và các thuộc tính trong một sự vật, hiện tựng hoặc giữa các sự vật với nhau gây nên những biến đổi nhất định.

- Kết quả là phạm trù chỉ ra những biến đổi đã xuất hiện do phạm trù nguyên nhân tạo ra.

Lại nhớ rằng: Nguyên nhân khác với nguyên cớ (là cái không có mối liên hệ bản chất với kết quả) và điều kiện (là những yếu tố bên ngoài tác động tới hình thành kết quả).

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định; và ngược lại, không có kết quả nào không có nguyên nhân.

Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.

Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả, nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau: có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,... Ngược lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp,...

Vì mối liên hệ nhân quả có tính khách quan nên cần phải tìm nguyên nhân của các sự vật,  hiện tượng dẫn đến kết quả trong thế giới hiện thực khách quan chứ không phải ở ngoài thế giới đó. 

Vì mối liên hệ nhân quả rất phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi trường hợp cụ thể trong nhận  thức và thực tiễn. 

Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có thể có nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ nhân - quả. 

Lại biết rằng: Nguyên nhân sinh ra kết quả: Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.

Sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà kết quả sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.

Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

Ngay trong gia đình, tôi từng viết:

Cây NHÂN ĐỨC mẹ trồng cho đời con HIỂN ĐẠT;

Đạo HIẾU HIỀN con tích để tuổi mẹ TRƯỜNG NIÊN.

Là ứng nghiệm của mối quan hệ Nhân Quả đó.

Ngoài xã hội đầy rấy những triết lý và ví dụ. Cổ nhân từng đúc kết: Gieo gió gặp bão, Gieo nhân nào, gặp quả ấy, Làm việc phi pháp sự ác đến ngay, Ở hậu gặp hậu ở bạc gặp bạc, ở hiền gặp lành, Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ, Có công mài sắt có ngày nên kim,...

Trong công cuộc đốt lò hiện nay khối quan tham một thời “hét ra lửa”, “hễ thấy hơi đồng là mê” đã, đang “tra tay vào còng”, “mặc áo số” âu cũng là Nhân Quả cả thôi, tham thì thâm!.

Trời cao có mắt cả! “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát !” là thế!

-Lương Đức Mến, 24/Giêng năm Giáp Thìn-

Kỷ niệm 45 năm (1979-2024) ngày BCHTW ĐCS Việt Nam ra lời kêu gọi: TOÀN ĐẢNG, TOÀN DÂN, TOÀN QUÂN ĐOÀN KẾT MỘT LÒNG. ANH DŨNG TIỄN LÊN. QỤYẾT CHIẾN VÀ QUYẾT THẮNG BỌN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!