[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


28 tháng 11 2023

DÀI VÀ NGẮN, một đời người, một đám tang

Chưa kịp hồi hoàn toàn sau khi đảm nhận trọng trách “Trưởng đoàn” nhà giai đi đón dâu tại Tiên Lữ (Hưng Yên) lên thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai, 21, 22, 23, 24/11/2023) và dự giỗ anh cả Vợ tôi tại Gia Phú (Bảo Thắng, sáng 25/11/2023) liền tiếp nhận điện thoại từ quê gọi lên báo tin ông anh trưởng chi của mẹ đẻ tôi ở quê đã ngưng thở, tôi gọi xe và xuôi luôn.

 Về đến quê ngoại (ở Hải Phòng đã quá nửa đêm 25 sang ngày 26/11/2023), gặp mấy em tôi từ Phong Niên (Bảo Thắng, Lào Cai) xuống trước có mặt đông đủ cả!

Anh em tôi hoàn tất việc Hiếu trong ngày 26, 27/11 rồi ngược luôn. Giờ ngồi soạn ra mấy dòng để ghi nhớ và cũng là để các em, các cháu cùng nhớ về cội nguồn, gốc gác, quê hương và cách ứng xử!

1.Quê hương

Thôn Cốc Tràng 谷場 xã Chiến Thắng, thường gọi là làng Cốc [1], cách làng Hương chừng 1,5 Km qua làng Hạ và một cánh đồng. Đây là thôn có từ xa xưa và nằm phía Đông Nam của xã. Cư dân ở đây gồm 17 họ nhưng đa phần là họ Phạm. So mặt bằng chung thì làng Cốc khá giả hơn và có cả người đi Lương lẫn người theo Đạo. Giữa 2 làng thì các họ Đào, Phạm, Lương nhiều nhà thông gia với nhau. Đây là làng cuối xã, có cả Chùa và Nhà Thờ và những năm 2000 là nơi có phong trào khuyến học khá.

Từ 2021 đã tái nhập với thôn Tôn Lộc 尊祿 thành Cốc Lộc vẫn thuộc xã Chiến Tháng, huyện An Lão 安老, thành phố Hả Phòng.

Theo thiên hạ đồn thì đâu như sắp tới thôn Cao Mật (hiện thuộc xã An Thọ) sẽ nhập vào Chiến Thắng và nếu đúng thì đây mới là thôn cuối ở hạ lưu Văn Úc của Chiến Thắng. Khi đó xã Chiến Thắng vẫn sẽ gồm 7 KDC, tính từ Thượng lưu xuống là: Tân Thắng, Kim Lĩnh (Kim Côn và Tôn Lĩnh, nơi phát tích của dòng Phạm Đoàn Mậu),  Mông Tràng Thượng (nhiều người họ Phạm Duy, họ Đặng làm dâu ở Cốc Tràng,...), Phương Hạ (nơi có nhà Tổ của dòng Lương Đức nhà tôi), Cốc Lộc, Cao Mật và Khu Dân cư Bến Khuể.

2. Dòng họ:

2.1. Họ Phạm[2] là một họ phổ biến ở Việt Nam. Đây cũng là một trong các họ của Trung Quốc.  

Theo “Nguyên Hà Tính Toản” 元龢姓纂 và “Lộ Sử” thì gốc từ họ Lưu của Lưu Luy (dòng Đường Đế Nghiêu). Về sau do thăng trầm của thời cuộc sau con cháu nhận tên Đỗ làm tên họ rồi lại đổi thành họ Sĩ rồi hậu duệ đổi họ Sĩ ra họ Phạm. Dòng họ Phạm phát triển mạnh tại tỉnh Sơn Tây (TQ).

Thuyết khác nói: có một ông quan nhà Thương (商朝, 1766 tCn–1122 tCn) không chịu thần phục nhà Chu (, Zhou, 1122–256 tCn) đã lên một nơi núi cao rừng sâu, lấy gỗ rừng làm nhà cửa và phát hoang trồng trọt để lấy lương thực nuôi sống gia đình. Sau khi phát hoang trồng trọt và khơi nguồn nước từ núi cao để trồng trọt và sinh hoạt thì Sông Dĩ vốn cạn khô bỗng có đầy nước. Nhìn dòng sông , ông nói: “Dĩ  Hữu Thuỷ” (已有水, Sông Dĩ đã có nước), rồi lấy 3 chấm thuỷ đặt cạnh chữ Dĩ trên có bộ thảo , gọi là chữ Phạm để đặt tên cho dòng họ của mình tách ra sinh sống tại đây. Bởi vậy ở Từ đường nếu viết 已有水 thì cũng có nghĩa như: 范族祠堂 “Phạm Tộc Từ Đường”.

2.2. Thuỷ tổ họ Phạm Việt Nam Phạm Tu 范須 (476- 545), được truy phong là Long Biên hầu, đặt thuỵ là Đô Hồ, phong làm Bản cảnh thành hoàng.

Hiện nay ở xã Thanh Liệt có hai nơi thờ danh tướng Phạm Tu, đó là Miếu Vực và Đình Ngoài. Miếu Vực nằm ở xóm Vực, miếu thờ Long Biên hầu Phạm Đô Hồ Đại vương cùng thánh phụ Phạm Thiều và thánh mẫu Lý Thị Trạch.

2.3. Viễn Tổ Phạm tộc Cốc Tràng là Phạm Ngũ Lão (范五老, 1255-1320) người làng Phù Ủng 扶擁, Đường Hào 唐豪, Hải Dương[3], một tướng tài và là con rể (chồng Anh Nguyên Quận chúa) của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Phạm Ngũ Lão lập công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285 và 1288), bốn lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành. Ông mất ngày 1 tháng 11 năm 1320, hưởng thọ 66 tuổi. Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu 3 ngày. Ông được nhân dân dựng đền thờ ngay trên nền nhà cũ và cũng được phối thờ tại đền thờ Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương.

2.4. Tổ khai sáng Phạm tộc Cốc Tràng là cụ Phạm Đình Khanh[4] 范廷牼. Cụ là hậu duệ đời thứ 16, 17 của Phạm Ngũ Lão và là người con thứ tư của Thượng tổ Phạm Công Quý 范公貴. Cụ từ Đường Hào sang lập nghiệp ở Cốc Tràng, Cao Mật năm Bính Thân, 1716. Cụ mất ngày 09 tháng Giêng năm Cảnh Hưng thứ nhất (Canh Thân, 1740). Đời sau suy tôn là Cụ Tổ họ Phạm ở đây 范皋密肇祖[5]. Xuân Canh Dần 2010 tiến hành Giỗ Tổ lần thứ 270 có đủ Tế, Lễ.

Trong phong trào chung, 12/3/2003 (10/2/Quý Mùi) đã khởi móng xây Nhà thờ Họ[6]. Nền là do đất của các bà vợ ông Kiểm, Kiển cung tiến. Tiền do con cháu xa gần đóng góp theo xuất đinh, các cháu ngoại thì tuỳ tâm, chủ yếu tiền của vợ chồng PV Lãm và PV . 27/Chạp Quý Mùi (01/2004) hoàn thành. Từ đường 3 gian xây, lợp ngói, cột, xà đổ bê tông, đắp xi măng giả gỗ, có sân rộng, cạnh đường, phía trước có ao nên thế đẹp. Ngày 09 tháng Giêng Giáp Thân (19/2/2004) nhân giỗ Tổ kết hợp  khánh thành từ đường[7].

Dịp Giỗ Tổ lần thứ 275, Ất Mùi 2015, dòng họ đón danh hiệu “Dòng họ Văn hóa” được tổ chức rất trang trọng.

2.5. Anh Phạm Như Hướng

 Thuộc đời thứ 12 là hậu duệ Cụ Tu (anh trai cụ Siêu) họ Phạm nơi đây. Hiện nay (2023) người giữ vai trò Trưởng họ là Phạm Văn Doanh (đời 13).

Anh P.Như Hướng (Khi ở quê chúng tôi gọi anh là Hấng) có bố là Thiêm (Đời 11),  ông là Thỗn (Đời 10), cụ là Thiều (đời 9), em gái là Đậng (lấy chồng làng Hầu).

Bố anh Hấng (Cậu Thiêm) với Mẹ tôi là anh em con Chú, con Bác ruột. Mẹ cậu Thiêm bố tôi gọi bằng Cô (Bà Lương Thị Lục, con cụ Hinh, cô ruột bác Công, bác Liêm, bà anh Thiếp). Anh còn một ông bác ruột  nữa (Phạm Văn Kiệm) nhưng đã đi Nam, hình như không có tin tức gì.

Anh Hấng là trưởng ngành họ Phạm của Mẹ đẻ tôi và cũng vì thế nên tộc họ yêu cầu lấy vợ làm ruộng để ở nhà lo phần “hương khói”. Vợ là Phạm Thị Nhỡ (người làng Hầu, tức Mông Tràng Thượng cũng thuộc Chiến Thắng). Anh biết chữ Nho nhưng bấm độn không bằng các cậu (bác) tôi; tính xởi lởi hay chuyện.

Anh đi bộ đội CMCN. Thương binh phục viên về làm ở Nhà máy Khoá Việt-Tiệp từ trước 1970. Năm 1998 nghỉ hưu tại quê. 

Có 3 con trai (Thưởng-Thủy, Thụy-Châu, Lũy, các cháu đều chăn, ngoan, biết làm ăn và ở ngời thanh phố, chỉ khi có việc mới về quê).

Ở quê, anh là người có tín nhiệm và có uy với các em con 2 Cậu (bác) tôi. Từ xa xưa, nhà 3 ông cậu (bác) tôi ở sát, liền kề nhau theo đúng thứ tự vai vế nên thường được gội là “Nhà trong, nhà giữa và nhà ngòai” và thường được các cháu của 2 cậu (bác) tôi gọi là cậu to!

2.6. Quan hệ với gia đình :

Ngoại tổ tôi là Phạm Văn Nhạc (范文樂, 1888-1936) chiếu từ Đệ Nhất đại Tổ xuống là đời thứ 10:  1. Đình Khanh - 2. Đình Uân - 3. Đức Khôi - 4. Đức Hoành - 5. Đức Nghiệp - 6. Đức Toàn - 7. Huy Siêu (thứ hai trong 4 Nam) - 8. Huy Triệu (con cả trong 4 Nam) - 9. Huy Thiều  (Nam duy nhất trong 3 người con) - 10. Văn Nhạc (là út trong 3 trai, 2 gái)[8]. Như thế thuộc dòng trưởng ngành 2. Gia đình vào diện khá giả, kị 14/Chạp.

Cụ bà Đào Thị Thẩn (1885-1947), người làng Hạ, Kị 18/Chạp. Mộ cụ ông đặt tại nghĩa trang làng Cốc, còn mộ cụ bà  lại đặt ở bên Hạ[9]. Cả 2 mộ đã được xây lại, khắc bia vào năm 2006 (Bính Tuất)[10].

Ông bà ngoại tôi sinh 2 trai (Kiểm, Kiển)[11] và 3 gái (Uyển, Ương, Tương)[12].

Như thế tôi với anh Hấng là chung cụ, cụ Phạm Văn Thiều và chúng tôi theo giỗ cụ  PH Triệu (đời 8), PH Thiều (đời 9) tại nhà anh là vì thế. Ngoài việc bà Nội anh là người họ nhà tôi, bà Lương Thị Lục (con cụ Hinh, cô ruột bác Công, bác Liêm, bà anh Tiêm Thiếp, Riếp, Nhiếp, Diệm) bố tôi gọi bằng cô!

Lần nào về quê, chúng tôi cũng tới thắp hương tại nhà anh và thăm anh chị!

3. Đám tang anh:

Anh ốm đã mấy năm nay, gần đây trở nặng, các cháu đưa lên BV trên Hà Nội nhưng cũng được khuyên đưa về với chẩn đoán “K ĐT giai đoạn cuối”.

Hôm 23/11/2023 tại nhà, anh kêu vợ và các con sắm cho anh một lễ dặt lên ban và dịu anh ra trước ban thờ khấn vái. Sau đó anh tắt thở lúc 15 gờ 2 phút ngày 25/11/2023 tức 13/10/Quý Mão.

Các ban bệ vào cuộc, tin báo được truyền di tới các anh em trong họ mạc cũng như thân bằng quyến thuộc và những người liên quan!

Chiều 25/11. nhận tin, tôi điện báo về Phong Niên và các em ruột tôi là Thuộc, Luân lên xe cùng bố con nhà Phúc (em con Dì ruột tôi, BT ĐU xã PN) do con Phúc là Đức cầm lái thẳng hướng Hải Phòng xuôi.

Tôi vướng chút việc ở Gia Phú nên mãi chiều tối mới gọi xe HSHV xuôi Hà Nội. Đến BX Gia Lâm, hết xe về Hải Phòng, tôi gọi Taci đi về quê. Tới nơi, các em tôi cũng đã đến, ăn uống xong, đang nghỉ tại nhà của anh PV Lãm, đầu xóm. Tôi cất đồ rồi vào nhà cậu 2 tôi nhờ chị nấu cơm cho ăn bởi đói nhưng thực ra là chả ăn được gì.

Sáng 26/11 NVQ (con Dì PT Tương) đi xe máy tới nơi và VVD con dì PT Ương) từ An Thọ cũng đã sang. Thế là 7 anh em con cô của anh PNH đã có mặt đủ cùng Đồng gia Phạm tộc và các đoàn thể địa phương lo đám tang cho anh, một người anh trong gia tộc, một Đảng viên 40 năm tuổi Đảng và một Cựu binh thời CMCN! Trong đám, ngòai người làng Cốc (Phạm tộc), làng Hầu (họ Phạm Duy bên vợ anh), còn có người làng Hương quê tôi (cháu trong họ gọi tôi là Chú), bởi anh là cháu nội cụ Lương Thị Lục.

Qua 26 sang 27/11/2023 dự các Lễ Viếng, Truy điệu, Đưa tang, Hạ huyệt,… của anh em, con, cháu, bà con trọng họ, ngòai làng và các cơ quan đoàn thể tôi thấy Cơ sở phục vụ Lễ tang, Đoàn Nhạc hiếu (Kèn đồng và Kèn ta)  cùng Chi bộ, Ban Quản lý thôn các Hội NCT, CCB và gia đình,…thực hiện khá ăn ý, chu viên và đầm ấm!

Xong Lễ tang cùng Tam ngu (3 ngày), 5 anh chúng tôi ra xe ngược Lào Cai. Có 2 anh con các Cậu (bác) tôi từ Tây Nguyên ra cùng lên LC thăm Mẹ và Dì tôi ở Phong Niên. 

Đây cũng là lần đầu mấy anh em (trai, Nội và Ngoại) ngành thứ họ Phạm tụ họp tại đất Tổ (sân nhà cậu PV Kiển), gồm đủ các nơi: từ Tây Nguyên ra (anh PC Bình, con trưởng cậu lớn), từ Hải Phòng về (anh PV Triển, con cả cậu hai), Từ tf Lào Cai xuống (tôi, LLĐ Mến, con trưởng mẹ tôi), từ Tây Bắc về (chú NV Phúc, con trưởng Dì tôi ở Lào Cai), từ An Thọ sang (chú VV Duệ, con trưởng Dì tôi ở làng Văn). Cũng theo thiên hạ đồn thì sắp tới các thôn còn lại của An Thọ (trừ Cao Mật) sẽ gộp vào An Thái (hay Mỹ Đức?).

4. Vĩ thanh: 

Tới nhà tôi trên tf LC gần 17 giờ chiều, vợ các con, các cháu tôi đã đặt sẵn 2 mâm và mấy anh em “chia buồn” hết 2 chai. Tan tiệc, 3 chú và cháu Đức đưa 2 bác đang ở Tây Nguyên về Phong Niên (Bảo Thắng)), tôi ở lại thành phố nghỉ và giờ ngồi gõ mấy dòng này, đưa lên MXH xong cũng sẽ về PN cùng tiếp khách với đại gia đình!

Trong Phong Niên, nơi Mẹ và Dì tôi cư ngụ. theo như bàn định và thông lệ thì trưa nay (28/11/2023) mấy anh em sẽ gặp nhau tại nhà mẹ đẻ tôi và chiều sẽ giao lưu tại nhà Dì tôi, cùng xóm An Phong. 

Càng thấy câu các cụ xưa nay nói chết chưa phải là hết” chả bao giờ sai!!

-Lương Đức Mến, Đông Quý Mão 2023-


[1] Trước kia tôi cứ nghĩ là địa danh này có nghĩa là “sân phơi lúa” 谷場 sau này được một vị cao niên nói các cụ xưa đã mượn âm “cốc” của chữ “” cùng với chữ “điểu” () chỉ loài chim để đặt tên làng 鵒場  có nghĩa là “bãi chim Cốc đậu”.

[2] Tuy chép Gia phả tộc Lương nhưng mẹ và vợ tôi đều họ Phạm nên tôi tìm hiểu cả Phạm tộc và chép lại.

[3] Nay thuộc huyện Ân Thi, Hưng Yên.

[4] Không hiểu có liên quan gì đến Phạm Đình Trọng (1714 - 1754), danh tướng  thời Lê, cũng quê: Hải Dương từng chỉ huy quan quân đánh dẹp khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu tại vùng duyên hải Bắc bộ không ?

[5] Tại Chiến Thắng còn một dòng họ Phạm nữa, chủ yếu ở Kim Côn với Thuỷ tổ là Phạm Công Tài 范公財. Trong số hậu duệ của dòng này có Tiến sĩ Phạm Đoàn Mậu khoa Ất Mùi (1475). Chồng của cô ruột tôi là Phạm Văn Ký (bố các anh Tuy, Kỷ, Bốn , bố vợ Lương Hoàn An hiện ở Khuể) thuộc dòng này.

[6] Từ đường được Phạm tộc quyết định xây tại phiên giỗ lần thứ 263. Đất do các anh con Cậu Kiểm, Kiển công đức 250 m2. Dự kiến chi 40 triệu, sau phát sinh đến 60.000.000đ. Mỗi xuất đinh 100.000đ, sau vận động cả gái,  cháu ngoại mỗi xuất 30.000đ. Công Đức tuỳ tâm. http://my.opera.com/binhtuyet/albums/showpic.dml?album=698068&picture=9464979

[7]  Dịp đó,  thể theo nguyện vọng của mẹ, xét thấy sức khoẻ có thể đảm bảo được, mặc dù Luân phản đối , anh em tôi vẫn để mẹ cùng Dì đi xuôi, có Luận áp tải từ tối ngày 07/Giêng (17/2). Trời rét, mưa nhưng mẹ rất vui

[8] Việc chuyển tên lót Công-Đình-Đức-Huy-Văn từ xưa không thấy ghi lại lý do.

[9] Vì bà họ Đào ở Hạ.Cũng vì vậy, tôi có nhiều người thuộc họ Đàn làn Hạ (nay đã sáp nhập với làn Hương thành Phương Hạ) là họ hành. Ví dụ tôi vẫn gọi anh Hỗ là anh là theo họ Lương, chú theo họ Đào là là em tôi! Mộ bè này này do Dì tôi xây, đặt gần một ngôi mộ Tổ của Lương tộc

[10] Thế mới có chuyện: cuỗi năm Nhâm Dần, bố tôi giục Mẹ và Dì tôi về quê giỗ Ông Bà Ngoại tôi và bố tôi đã từ trần vào lúc 2 giờ 5 phút sáng ngày Thứ Ba 21/01/1997 (tức là ngày 13 tháng Chạp năm Bính Tí) vắng mặt Mẹ tôi. Có mấy điểm trùng hợp cần ghi nhận: Trước lúc tắt thở bà con hàng xóm, các cháu túc trực đông đủ. Nhưng chính lúc cụ “đi” thì chỉ có hàng con. Người mất 13 âm lịch và vaò thời điểm đó người có 13 con (7 đẻ, 4 dâu, 2 rể), 13 cháu (9 nội, 4 ngoại), có 13 gia đình họ Lương ở Lào Cai đến chịu tang. Mặc dù ngay 3 giờ sáng tôi đã ra Bưu điện Bắc ngầm gọi cho chị Mọn tôi ở HP báo tin.Nhưng Mẹ và Dì tôi lại chơi ở Bến Khuể (nơ ở của các anh chị con Kế mẫu của Bác tôi, cùng xã Chiến Thắng), chị không tìm thấy. Không thể chờ, tôi quyết định mai táng Bố vào chiều 14/Chạp.

Khi Mẹ và Dì tôi lên đến nơi thì chuẩn bị cúng 3 ngày. Nhưng khi  xem băng ghi hình bà bảo:không có gì phàn nàn cả.

[11] 1. Phạm Văn Kiểm (范文檢, 1908-1991). Kị ngày 16/6,  Ông lấy 2 vợ:

Bà cả Đặng Thị Bè nổi tiếng căn cơ, sinh 2 gái là  P.T. Bộn (lấy chống là Dán người Hạnh Thị bên An Thọ), P.T. Mọn (chóng là Chiến người Tân Viên). Hai chị đều đã về theo Tổ tiên. Bà mất năm 2012 thọ 99 tuổi.

Bà hai: Đặng Thị Huân, người làng Hầu, đã có chồng con, nhưng chồng mất. Chục năm đầu vẫn ở lại làng Hầu, sau chuyển về ở cả Cốc. Sinh P.V. Mót (Phạm Công Bình, nay ở Đà Lạt) và P.T. Bòn (có chồng là LươngĐức Vương.; ở làg Cốc nhưng làm ăn ngời quán Hương). Bà mất 0h29 ngày 27/11/2021, tức 23/10 Tân Sửu.

2. Phạm Văn Kiển (范文繭, 1918-1997). Kị ngày 22/6. Vợ là Trần Thị Chút (Sinh năm 1920).

Ông bà sinh 4 gái (Khiên, Nhiên, Nhiễn, Nhiện-trong đó P.T. Khiên  nổi tiếng hát hay nhưng lại vất vả về đường chồng con) sau sinh tiếp 4 trai (Triển, Lãm, Lạm, Hởi). Không có ai  xây dựng gia đình và lập nghiệp tại làng (Triển , Lãm ở Hải Phòng, Lạm , Hởi ở Lâm Đồng).

[12] 1. Phạm Thị Uyển (范氏婉) là mẹ đẻ tôi. Hiện vẫn ở An Phong, An Hồ, Phong Niên, Bảo Thắng, Lào Cai.

2.Phạm Thị Ương (范氏央, 1927-198?) Lấy ông Vũ Văn Miêu  ở Văn Khê, cách làng Cốc 1, 5 Km qua một cánh đồng.  Có 2 gái, 3 trai (Loan, Ruệ, Sen, Chuân, Chi).

3. Phạm Thị Tương 范氏襄 sinh năm Tân Mùi, 1931. Thủa nhỏ ở với anh chị, thường gọi là Tí con, có được học hành, là người sắc sảo, khoẻ mạnh .

* Người chồng đầu là Lương Hoàn Nhâm ở thôn Hạ. Nhưng do vai vế thấp  nên bà tự ái mà bỏ.

* Người chồng sau là Ngô Văn Trân  ở Kim Trâm, Mỹ Đức, An Lão. Ông bà sinh ra N.T. Lai (vợ Lương Đức Tràng, con chú ruột tôi, ở Lào Cai), N.V. Quí, N.T. Hoà, N.V. Phúc. Ông đã mất tại Bắc Ninh. Bà nay ở cùng Ngô V Phúc, anh nhà mẫu thân  Tôi ở Lào Cai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!