[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


23 tháng 9 2023

Lại thiết kế TRANH THỜ

Vừa Hội nhóm về, dù khá mệt nhưng vẫn bật máy làm nhiệm vụ “Bán Tử” (半子 = “một nửa con” = con rể, chiết tự kiểu Hề Sứt).

Nhân Tưởng niệm lần thứ 27  năm ngày nhạc phụ ra đi (11/8/Bính Tý 1996 – Quý Mão 2023) tôi đã  thiết kế và in bức tranh dán ở tường hậu ban thờ nhà cháu Phạm Văn Hiến (Trưởng tử) ở Xuân Tư, Gia Phú, Bảo Thắng, Lào Cai.

Các chữ Hán trên bức vẽ:

Trung tâm: chữ PHẠM () chỉ tên dòng họ bên nhà vợ. Nhớ là họ Phạm và cũng là họ của Mẹ và con Dân tôi.

Chữ phía trên câu đối:  chữ ĐỨC () và chữ TÂM ().

Thực ra bức tranh thờ này tôi thao tác cũng nhanh bởi đã từng thiết kế tranh thờ tại nhà Mẫu thân, em Gái và con Trai tôi cũng như tại nhà em Cậu, em Dì của vợ tôi. Đồng thời đã lưu các bức tranh đó dưới dạng PSD với các “lớp” (Layer) cần đổi chỉnh!.

Làm bức tranh thờ này tôi đã mở các files cần thiết, “nhặt” các thành tố phù hợp ở các “lớp” khác nhau trong các PSD khác nhau, “xếp”, đặt chúng trên một file mới cho phù hợp với thiết kế mới, bổ sung các thành tố thiếu.

 Riêng câu đối thì viết mới hoàn toàn, có sử dụng phông chữ VNI-HLThuphap với bộ gõ VN1 Windows có cài sẵn trên PC.

Trong đó chú ý rằng:

Vòng cung khuyết” phía dưới bức tranh là Ban thờ cháu đóng vậy. “Chính Lý” là quê gốc (xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam); “Biên cương” là nơi sinh sống của các con cháu của nhạc phụ tôi (tf Lào Cai và huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai).

Tử phần梓枌 là chỉ Tổ tiên, cha ông, bố mẹ ở quê; “Quế hòe桂槐 là chỉ hậu nhân đông đúc, hiển đạt. Đây là những cụm từ lấy ra từ Điển cố Hán. Những từ này, ai từng đọc Truyện Kiều 傳翹 của Nguyễn Du (阮攸, 1766-1820) thấy cụ nhắc đến nhiều và đều đã hiểu. Ví dụ câu 2235 “Đoái thương muôn dặm Tử Phần”, câu 3238 “Một cây cù mộc, một sân Quế Hòe”.  

Riêng vế “bằng” lúc đầu tôi viết là “Chồi Lan Quế”, sau mới sửa thành “Sân Hòe Quế” cho thông dụng (nhưng đổi lại là Hòe Quế cho hợp đối bằng trắc với Tử Phần)!

-Lương Đức Mến, Thu phân 09/8/Quý Mão-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!