[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


02 tháng 4 2022

Cần BÀN THÊM VỀ THANH MINH

Năm nào cũng có Thanh minh và như một thông lệ, ai, nhà nào cũng “cúng Thanh minh” nhưng hiểu cặn kẽ nó hỏi được mấy người ? song hiểu và thực thi sai, theo phong trào thì vô số!

1.    Ôn lại không thừa:

Thanh Minh (H: 清明, A: Festival of tomb cleaning, P: La fête de nettoyage des tombes) là “Tiết” mà “tiết khí” 節氣 thì theo thời tiết, nghĩa là theo Dương lịch, kéo dài 15 ngày. Đây là tiết thứ 5 (sau Xuân phân 春分, trước Cốc vũ 穀雨) trong 24 Tiết Khí 二十四節氣之花 hằng năm của Nông lịch các nước Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Nên biết ằng Âm lịch 陰曆 hiện đang dùng có phối với Dương lịch  陽曆 nên thực ra là Âm Dương hợp lịch (陰陽合曆 là lịch kết hợp được cả chu kỳ Mặt Trăng và chu kỳ Mặt Trời) và vì thế nếu tính điểm Xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo từng năm. Nó thường rơi vào sau Lập Xuân (立春, năm 2022 là 04/2) 60 ngày, hoặc sau Đông Chí (冬至, năm nay là 21/12/2021) 105 ngày. Ngày đầu tiên của Tiết khí này gọi là Tết Thanh Minh và nó thường rơi vào mồng 4 hoặc mồng 5 tháng 4 Dương lịch. Chỉ có “Tết” và “Giỗ” mới theo Âm lịch.

Ngày 03/3 âm là ngày Tết Hàn thực 寒食, cũng là ngày tưởng niệm Giới Tử Thôi 介之推 chết cháy vì chữ hiếu thời Xuân Thu (春秋时期, 722 đến 481 tCn) bên Tầu. Ngày này, với người Hán kéo dài mấy ngày và họ không nổi lửa, thường ăn các món ăn lạnh, nguội,...Với dân Việt thì gọi là Tết bánh trôi, bánh chay, vẫn nổi lửa và chỉ có 01 ngày.

 Nếu Thanh Minh rơi đúng vào ngày mùng Ba tháng Ba âm lịch thì gọi đó là ngày “Thanh Minh đích thực”. Ngày này cách nhau 19 năm theo Chu kỳ Meton (Enneadecaeteris). Ví dụ:

- Thứ Hai ngày 05/4/1954, âm lịch là 3/3 Giáp Ngọ;

- Thứ Năm ngày 05/4/1973 âm lịch là 3/3 Quý Sửu;

- Chủ Nhật ngày 05/4/1992 âm lịch là 3/3 Nhâm Thân;

- Thứ Ba ngày 05/4/2011 âm lịch là 3/3 Tân Mão;

- Tới đây có thứ Sáu ngày 05/4/2030 âm lịch là 3/3 Canh Tuất,...

 Trong Truyện Kiều 傳翹, đại thi hào Nguyễn Du (阮攸, 1765–1820) chép: “清明𥪞𣎃𠀧 “Thanh minh trong tiết tháng Ba” là  không lẫn bởi năm mà chị em họ Vương du Xuân trong “Kim Vân Kiều truyện” 金雲翹傳 của Thanh Tâm Tài Nhân 青心才人 bên Tầu viết là năm mà lịch âm trước năm đó không nhuận nên Thanh Minh rơi vào tuần đầu tháng Ba âm.

Nên nhắc lại: Âm Lịch đời nhà Hán chia một năm làm 24 khí ( , nhị thập tứ tiết khi). Cứ ba ngày là một Hậu ; 5 Hậu là một Khí . Một năm có 24 Khí. Mỗi tháng chia làm 2 Khí. Khí nhằm vào những ngày đầu tháng thì gọi là Tiết Khí. Khí nhằm vào giữa tháng thì gọi là Trung Khí 中氣. Tiết Khí và Trung Khí thường gọi tắt là Tiết và Trung. Bốn đỉnh điểm của quỹ đạo Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở vào bốn tiết khí phân mùa là Đông chí, Hạ chí, Xuân phân, Thu phân và cùng với 4 điểm chia mùa là Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông thành ra 8 tiết (八節, bát tiết). Các tiết khí khác ở vào các cung đoạn mà khí hậu có những điểm diễn biến đặc thù  tên gọi của các tiết khí lấy theo tính chất đặc điểm của khí hậu mùa tiết để gọi các “khí”.

Từ thời Hán (漢朝, 202 tCn – 9, 25 – 220) trở đi, quy ước 24 Khí do 6 bước phụ trách trong một năm trong 4 mùa (四時, tứ thời mà Xuân, Thu có 2 bước) là :

Mùa xuân Sơ khí: (Đại hàn), Lập Xuân, Vũ thủy, Kinh trập,

Nhị khí: Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, (Lập Hạ).

Mùa hạ Tam khí: (Lập Hạ), Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, (Đại thử).

Mùa thu Tứ khí: (Đại thử), Lập Thu, Xử thử, Bạch lộ,

Ngũ khí: Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, (Lập Đông).

Mùa đông Lục khí : (Lập Đông), Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, (Đại hàn).

Trong đó, Thanh minh ở mùa Xuân, còn gọi là Tam nguyệt tiết . Như thế, theo cách dùng Hán ngữ thì “Tam nguyệt tiết” chỉ nói “Tiết tháng ba” và được hiểu là “vào đầu tháng ba”.

Nhớ rằng, cũng trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn còn nhắc rõ: “韶光𠃩𨔿㐌外𦒹𨑮” (Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi) tức là mùa Xuân có 90 ngày thì đã đi qua được 60 ngày. Nói đơn giản cho năm 2022 này: từ Lập Xuân thứ Sáu ngày 04/02 đến Thanh Minh thứ Ba ngày 05/4 là 60 ngày, chứ đến 03/3 âm, tức 03/4/2022 mới có 58 ngày đâu đã ngoài 60” vì đó mới là “Tết Hàn thực” chưa đến “Tết Thanh minh”! Đừng sai rồi viện dẫn cụ ra, tủi cho Vong hồn bậc túc Nho! 

Như vậy, các cụ ta, đặc biệt cụ Nguyễn Tiên Điền đâu có nhầm mà chỉ có hậu nhân nay “học hành nửa vời”, a dua theo nhau nên “đánh lận con đen”, thích đơn giản hóa, làm gộp, làm tắt mà thôi!

Tóm lại, đừng “nhầm lẫn” giữa “Tết Thanh minh” (tính theo Dương lịch, thường là 04, 05/4 dương) và “Tết Hàn thực” (cố định 03/3 âm).

2. Năm Nhâm Dần 2022 này:

- Tiết Thanh Minh ( , Trong sáng) bắt đầu là thứ Ba ngày 5/4/2022 (tức 5/3/Nhâm Dần). Còn Tiết Cốc Vũ ( , Mưa rào) bắt đầu thứ Tư ngày 20/4/2022, tức 20/3/Nhâm Dần. Cả 2 “tiết” này đều trong “Nhị khí”.

“Tiết Thanh minh” kéo dài 15 ngày và ngày đầu tiên của “Tiết Thanh minh” là “Tết Thanh minh”, 05/4/2022. Còn “Tết Hàn thực” (ăn đồ nguội, tưởng nhớ ông Giới Tử Thôi bên Tầu) luôn luôn là 03/3 âm lịch và năm nay nó là Chủ Nhật 03/4/2022!

Như thế “Hàn thực” hay Tết 03/3, trước “Thanh minh” 2 ngày nên không thể lấy ngày 03/3 âm làm ngày thanh minh được!

3. Lệ tục trong Thanh Minh:

Liên quan đến chuyện nay, cụ Nguyễn đã chép: “禮羅掃墓會羅踏青”, “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”, tức là ngày này có 2 việc:

 Tâm linh (tảo mộ 掃墓) chỉ việc thăm viếng và sửa sang mồ mả hằng năm, theo phong tục cổ truyền, đặc biệt những nơi, cộng đồng người ảnh hưởng nhiều của Hán tục. Mà có lẽ tục này khởi từ thời nhà Hán ở vùng Ôn đới (溫帶, xứ lạnh) thuộc lưu vực Hoàng Hà 黃河 ở phía Bắc Trung Quốc. Việc này được Thanh Tâm Tài Nhân thuật trong Kim Vân Kiều truyện 金雲翹 diễn ra vào thời vua Gia Tĩnh (嘉靖, Minh Thế Tông 明世 ,  1521-1567) của Minh triều (朝明, 1368–1644) ở vùng Sơn Đông 山東, hạ lưu sông Hoàng Hà, cực Bắc vùng Hoa Đông 華東 bên Trung Quốc, cụ Nguyễn đã “dịch” thành thơ Nôm chuyện đó. 

Nhưng dân ta, nhiều nơi, nhiều họ thường “tảo mộ” vào trước Tết Âm lịch, nay mới được 3 tháng, không nhất thiết thực hiện nghi thức này ! Hơn nữa, ai dám chắc tục này có ở Đại Việt từ những ngày đó!

Du Xuân (đạp thanh 踏青, chỉ việc trai gái đi chơi xuân, dẫm lên cỏ xanh ngoài đồng). Tục Đạp thanh vốn đã có từ đời Đường (大唐, 618-690, 705-907), dần dần đã trở thành một tập tục. Có câu “ ” của Thôi Hạo ( , ?- 450) lời dịch thơ “Xuân dạo đất cỏ thơm” của Ngô Minh Trực là vì điển này.

Ngoài việc thưởng thức cảnh sắc sông núi, cảnh đẹp ngày xuân, đạp thanh còn tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, càng làm tăng thêm vẻ hứng thú của ngày xuân. Đấy là chuyện bên Trung Hoa! 

Đại Việt là nước thuần nông, nam thanh nữ tú, tao nhân mạc khách” vốn chẳng ham lắm chuyện du ngoạn nên chẳng rõ có tục này không và có từ bao giờ?

Đặc biệt, với tình hình dịch Covi-19 như từ 2020 Canh Tý đến nay thì nếu có việc du Xuân cũng nên hạn chế!

Thay vì “tảo mộ”, “đạp thanh” trực tiếp, chúng ta có thể tiến hành việc đó bằng trực tuyến Online và đặc biệt nên tích cực tham gia “phòng chống dịch Covid, sao cho “Bách độc bất xâm” 百毒不侵 để luôn có một cuộc sống bình an!

https://holuongduclaocai.blogspot.com/2018/04/gioi-tu-thoi-tet-han-thuc-va-thanh-minh.html

Như thế, “Tiết”, “Tết”, “Khí”,… “Thanh minh”, “Hàn thực”,…là không đồng nhất và do khác nhau về văn hóa, xã hội, về vĩ độ nên tục Việt với tục Hán có khác nhau. Cẩn trọng, kẻo a dua mà lầm!

-        Lương Đức Mến, 02/4/2022 tức 02/3 Nhâm Dần-  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!