[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


01 tháng 4 2022

ẤN TƯỢNG NGA

Do sống, học ở miền núi từ nhỏ (2/1964) nên tôi biết đến 2 từ “Liên Xô” khá muộn!

Tranh khai thác trên MXH

Nhớ lại, hồi đó, cuối năm 1964, khi tôi đang học lớp 2 bên Đội An Lão, HTX Sơn Hải (nay là thôn An Tiến, xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) của người Hải Phòng lên khai hoang tại Lào Cai, thấy mấy anh học cấp 2 bên kia sông ở Phố Lu về kể rằng có học tiếng Nga và các anh ấy bảo: mình viết chữ “vờ” trong tiếng Nga lại là chữ “bờ”,…Chỉ thế thôi, cũng chả nhớ gì hơn !.

Khi học lên cấp 2, rồi cấp 3 được các thầy cô, các anh chị phụ trách Đội, Đoàn kể về những tấm gương, bài học về lý tưởng cuộc sống, về mục đích của đời người, về ý chí và nghị lực trước những khó khăn, gương chiến đấu, lao động của người Nga…thấy hay nhưng chả nhớ được bao nhiêu!

Sau này, những năm tháng “Sáu năm làm một gạch sao” tại K69 Đại học Quân y (nay gọi là DH 9 HVQY) tôi được phân về lớp học mà ngoại ngữ là TIẾNG NGA, lớp A học TIẾNG ANH tôi mới biết rằng tiếng Nga là “Pусский язык” và cũng do đó, các anh trong lớp gọi đùa tôi là “Nố Sa đì”! Có chuyện này bởi tôi ở miền núi (Lào Cai), lắm ngựa mà trong tiếng Nga, “ngựa” là “лошадь” và cũng trong suy diễn của mấy ảnh thì miền núi đi học chắc cưỡi ngựa nên gán luôn là “кататься на лошади”, lâu dần bỏ từ “кататься” tức “điều khiển” đi chỉ còn là “trên lưng ngựa” “на лошади”  được Việt hóa thành “na lô sat di” rồi thành “nố sa đì” cho vui!

Ngoài bài giảng trên lớp, ngày đó chúng tôi hay tham khảo Từ vựng và Ngữ pháp tiếng Nga ở các cuốn ĐƯỜNG ĐẾN NƯỚC NGA Дорога в Россию, TIẾNG NGA DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Россия для Иностранцев, TIẾNG NGA TRONG Y HỌC  Россия в Медицине. Nhưng nay những kiến thức ấy đã “rơi rụng” gần tiệt và sách vở cũng tản mát đâu hết sau “tam phen tứ bận” chuyển nhà! Còn nhớ lõm bõm vài chữ, ví dụ trường tôi học viết là Bоенной Mедицины Институт / Вьетнамский Bоенно-медицинский Yниверситет (nay thì có thể thay “Институт” bằng “Университет”), chuyên ngành gắn bó với tôi nhiều là Cудебная Mедицина, tên tôi viết là Луонг Дык Мен chứ không phải dịch nghĩa (“men” = “đàn ông”) để viết thành Луонг Дык Мужчины!

Chính qua những cuốn sách ấy, và trong môi trường thanh niên trong quân đội ngày đó, chúng tôi biết đến thủ môn hay nhất lịch sử bóng đá là Lev Ivanovich Yashin (Лев Ива́нович Я́шин, 1929-1990) với biệt danh “Black Spider” “Черный паук” tức “Nhện Đen” từng được tặng thưởng “Quả bóng Vàng châu Âu” Золотой мяч năm 1963 và phong danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa và hai Huân chương Lenin cùng nhiều giải thưởng khác vì những đóng góp cho nền thể thao của đất nước mình!

Mặc dù tối mặt với việc học nhưng chúng tôi vẫn lên Thư viện mượn và ngốn nghiến những tiểu thuyết trứ danh của Liên Xô (tất nhiên là đã dịch sang Việt ngữ”) là Chiến tranh và hòa bình Война и мир và Anna Karenina Анна Каренина của Lev Nikolayevich Tolstoy (Лев Николаевич Толстой, 1828-1910),…Rồi Sông Đông êm đềm Тихий Дон, Tikhy Don, của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov (Михаил Александрович Шолохов, 1905-1984, Giải Nobel Văn học năm 1965),...

Nhưng ấn tượng hơn cả là cuốn Thép đã tôi thế đấy! Як гартувалася сталь !/ Как закалялась сталь !, Kak zakalyalasy staly của nhà văn Nikolai A.Ostrovsky (Николай Алексеевич Островский, 1904-1936). Trong đó, nhân vật được chúng tôi thảo luận và nhớ nhiều là Pavel Korchagin Павел Корчагин (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) với những câu nói “để đời” như: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...” hay “Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên cứng rắn và không hề biết sợ.”

Mấy bạn học sinh phổ thông nhưng có học và rành tiếng Nga hay hát và đôi khi đưa lên tham gia các cuộc thi của khóa, của trường những bài rất hay của Liên Xô như Chiều Matxcova Подмосквные Вечера của Vasily Pavlovich Solovyov-Sedoy (Василием Соловьёвым-Седым, 1907-1979) và Mikhail Matusovsky (Михаила Матусовского, 1915-1990); bài Kachiusa Катюша của Matvei Isaakovich Blanter (Матве́й Исаа́кович Бла́нтер, 1903-1990) và Mikhail Vasilyevich Isakovsky (Михаил Васильевич Исаковсий, 1900-1973);...

Vì học y, lại là Quân y, trong lớp có mấy bạn từng học bên đó về nên chúng tôi cũng được tìm hiểu và biết đến Học viện Quân y mang tên S.M.Kirov Военно-медицинская академия имени С. М. Кирова (được đặt theo tên của Sergei Mironovich Kirov Серге́й Миро́нович Ки́ров, (1886-1934), chính khách và chính trị gia Liên Xô). Đây chính là Học viện đã đào tạo nhiều thầy giáo y học quân sự của chúng tôi!

Chương trình phẫu thuật thực hành, Ngoại dã chiến, Bỏng chiến tranh,…chúng tôi đều học từ Liên Xô và những người học từ đó về. Những quân tư trang đẹp nhất, ví dụ giầy Cô xư ghin (mang tên Chủ tịch HĐBT Liên Xô Председатель Совета Министров CCCP giai đoạn 1964-1980 là Алексе́й Никола́евич Косы́гин, 1904-1980) hay vũ khí cá nhân chúng tôi được học, thực hành như: tiểu liên AK 47 Автомат Калашникова theo thiết kế của  Mikhail Kalashnikov (Михаил Тимофеевич Калашников, 1919-2013) hoặc súng ngắn K59 Пистолет Макарова do Nikolay Fyodorovich Makarov (Никола́й Фёдорович Мака́ров, 1914-1988) thiết kế,… ,  cũng là hàng “viện trợ” từ CCCP! 

Đáng tiếc, cuộc đời 30 năm công tác (1982-2012) của tôi gắn nhiều với pháp y Cудебная Экспертиза nhưng lại chưa từng học một phút nào trên đất nước này cũng như các ông thầy người Liên Xô Советские Люди !

Nhớ rằng, khi đó chúng tôi chưa hề biết chuyện Thiếu tướng Quân y Vasili Tomalin, Giám đốc Sở Thực nghiệm Pháp y Bộ Quốc phòng Liên Xô đã từng giám định thi thể của Lâm Bưu (林彪, 1907-1971, Nguyên soái, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, người từng được chọn là người kế vị Mao Trạch Đông, được mệnh danh là “Phó Thống soái” vào năm 1969) và Diệp Quần (叶群, 1915-1971 vợ Lâm Bưu) khi chiếc phản lực cơ Trident mang số hiệu 256 chở họ (có 8 nam một nữ) bị rơi tại một nơi thuộc Mông Cổ Монго́льская Наро́дная Респу́блика, vào nửa đêm về sáng ngày 13/9/1971 trên đường “trốn chạy” khỏi Bắc Kinh.

Như thế, từ tình cảm, lý tưởng, lẽ sống, kiến thức, trang bị…chúng tôi đều được tiếp thu từ văn hóa, khoa học, nền sản xuất,… Liên Xô!

Nhưng nay Liên Xô (Союз Советских Социалистических Республик, 1922–1991) đã sụp đổ và tan rã, người kế thừa là Liên bang Nga (Российская Федерация, chính thức thành lập ngày 25/12/1991) đã không cùng thể chế với đất nước tôi!

Song, chuyện gì ra chuyện đó!

-Lương Đức Mến, 31/3/2022-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!