[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


12 tháng 12 2018

TẠI SAO KHÔNG LÀ “DƯƠNG ÂM” ?

Có người từng hỏi tôi: Tại sao lại gọi là thuyết Âm Dương mà không phải là thuyết Dương Âm, trong khi thuyết này ra đời, tồn tại và phát triển ở chế độ "trọng nam khinh nữ" ?
Âm dương 陰陽  là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên vũ trụ. Nhưng điều quan trọng của triết lý âm dương, làm nó khác biệt với các triết lý khác là ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm này.
1. Về mặt ngữ nghĩa:
1.1. Chữ ÂM :
- Bên trái có bộ Phụ () là Núi đất, đống đất, gò đất;
- Bên phải phía trên là chữ Kim nghĩa là hiện nay, có hình như cái nóc nhà, bên dưới chữ Vân nghĩa là mây, ý nói bị che khuất nên tối tăm.
Do đó chữ “âm” theo Tự điển là:
Số âm, phần âm, trái lại với chữ “dương” .
Dầm dìa. Như “âm vũ” 陰雨 mưa dầm.
Mặt núi về phía bắc gọi là “âm”. Như “sơn âm” 山陰 phía bắc quả núi.
Chiều sông phía nam gọi là “âm”. Như “giang âm” 江陰 chiều sông phía nam, “hoài âm” 淮陰 phía nam sông Hoài, v.v.
Bóng mặt trời. Như ông Đào Khản 陶侃 thường nói “Đại Vũ tích thốn âm, ngô bối đương tích phân âm” 大禹惜寸陰,吾輩 當惜分陰 vua Đại Vũ tiếc từng tấc bóng mặt trời, chúng ta nên tiếc từng phân bóng mặt trời.
Chỗ rợp, chỗ nào không có bóng mặt trời soi tới gọi là “âm”. Như “tường âm” 牆陰 chỗ tường rợp.
Mặt trái, mặt sau. Như “bi âm” 碑陰 mặt sau bia.
Ngầm, phàm làm sự gì bí mật không cho người biết đều gọi là “âm”. Như “âm mưu” 陰謀 mưu ngầm, “âm đức” 陰德 cái phúc đức ngầm không ai biết tới.
Nơi u minh. Như “âm khiển” 陰譴 sự trách phạt dưới âm ty (phạt ngầm). Vì thế nên mồ mả gọi là “âm trạch” 陰宅.
Trong thiên nhiên, Âm là: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối; thể hiện cho những gì tối tăm, thụ động, yếu đuối nhỏ bé, nữ tính, mềm mại, trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, nhu nhược, tiêu cực; là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh ...
1.2. Chữ DƯƠNG gồm 2 phần:
- Bên trái là là bộ Phụ () là Núi đất, đống đất, gò đất;
- Bên phải có chữ Nhật là Mặt trời đứng trên đường ngang, ý nói mặt trời đã mọc lên khỏi đường chân trời, bên dưới là chữ Vật vẽ hình giống các tia sáng rọi xuống.
Do đó, chữ “dương” có nghĩa là:
Phần dương, khí dương. Trái lại với chữ “âm” . Xem lại chữ “âm” .
Mặt trời. Như sách Mạnh Tử 孟子 nói “Thu dương dĩ bộc chi” 秋陽以暴之 mặt trời mùa thu rọi xuống cho.
Hướng nam. Như “thiên tử đương dương” 天子當陽 vua ngồi xoay về hướng nam.
Chiều nước về phía bắc cũng gọi là dương. Như “Hán dương” 漢陽 phía bắc sông Hán.
Mặt núi phía nam cũng gọi là “dương” như “Hành dương” 衡陽 phía nam núi Hành.
Tỏ ra. Như “dương vi tôn kính” 陽爲尊敬 ngoài mặt tỏ ra đáng tôn kính.
Màu tươi, đỏ tươi.
Cõi dương, cõi đời đang sống.
Dái đàn ông.
Trong thiên nhiên, Dương là: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng, rắn chắc; thể hiện ánh sáng, sáng chói, nóng rực; sự mạnh mẽ, ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn, hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, sáng chói, tích cực; là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ;...
2. Sơ lược về thuyết Âm Dương:
Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương陰陽說.
Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm nên tuỳ theo mặt nào thắng thế mà vật đó được xếp vào loại âm hay loại dương.
Phàm sự vật gì có thể đối đãi lại, người xưa thường dùng hai chữ “âm dương” 陰陽 mà chia ra. Thực tế có các cặp: Trước - Sau, Trời - Đất, mặt Trợi - mặt Trăng, Ngày - Đêm, Sáng - Tối, Lửa - Nước, Nóng - Lạnh, Đực - Cái, Động - Tĩnh…
Vì các phần đó nó cùng thêm bớt thay đổi nhau, cho nên lại dùng để xem tốt xấu nữa.
Từ đời nhà Hán trở lên thì những nhà xem thuật số đều gọi là “âm dương gia” 陰陽家. Khoa học hiện đại đã  khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau. Như trong Đông Y chúng được dùng để xem xét sự mất cân bằng giữa các cơ quan để biết tả hay bổ chúng. Trong nhân tướng học chúng được dùng để xem xét một cá nhân thiên về cá tính nóng hay lạnh, để sử dụng nhân lực phù hợp với công việc.
3. “Âm Dương” hay “Dương Âm”?
Dương có tính phát tán, còn Âm thì tụ hội, cho nên Âm luôn bao bọc Dương và “Âm thăng, Dương giáng” (âm đi lên, dương đi xuống).
Trong Kinh dịch có “參天兩地” (Tam thiên, lưỡng địa) tức là dương 3 âm 2 hay “tiên âm hậu dương” 先陰後陽.
Mặt khác, các số Dương (số Cơ) là số lẻ (1, 3, 5, 7, 9), còn gọi là số Trời (Thiên có tổng số là 25. Còn các số Âm (Số Ngẫu) là Số chẵn (2, 4, 6, 8, 10), còn gọi là số Đất (Địa) có tổng là 30.
Như vậy tổng các số Âm (30) lớn hơn tổng các số Dương (25) nên ta nói “Âm Dương” chứ không nói “Dương Âm”!
Điều này cũng như thường ngày, ta nói “vợ chồng” chứ không nói “chồng vợ” và một gia đình thực sự hạnh phúc khi đúng quy luật “nam cương nữ nhu”, “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”!.
- Lương Đức Mến (BS từ nhiều nguồn tham khảo)-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!