[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


12 tháng 1 2018

Đọc lại 14 KẾ SÁCH TRỊ BÌNH

Lương Đắc Bằng dân 14 kế sách trị bình (tranh Sưu tầm)
Cuối năm Hồng thuận thứ 2 洪順二年 (Canh Ngọ 庚午, 1510), Lương Đắc Bằng (梁得朋, 1472 – 1516)[1] ) được Lê Tương Dực (黎襄翼, 1495 - 1516, trị vì từ năm 1509 đến năm 1516) triệu về triều phục chức Lại bộ Thượng thư 吏部尚書 (như Bộ trưởng Nội vụ nay) kiêm Đại Học sĩ Đông các coi sóc tòa Kinh Diên (nơi Vua đọc sách) 東閣大學士入侍經筵.
Thấy tình hình đất ước rối ren, giặc ngoài chưa yên, quyền thần đánh, chém giết nhau, chốn Kinh sư đẫm máu, cái điềm vận nước ngày một suy đã xuất hiện, ông không nhận chức mà nhân đó soạn kế sách “Trị Bình” 14 chước 治平十四策 dâng lên Lê Tương Dực. Vua nhận, khen nhưng không áp dụng.
Tuy kế sách trên không thể thực hiện được do hạn chế của thời cuộc, song lịch sử vẫn ghi nhận Lương Đắc Bằng là một nhà cải cách xuất sắc hồi thế kỷ XVI. Những đề xuất của Lương Đắc Bằng mà ngày nay suy ngẫm ta vẫn thấy nhiều điều còn mang tính thời sự nóng hổi.
NGUYÊN VĂN VÀ NGẮT ĐOẠN:
.
󰔄 .
.
.
.
.
.
𠆳   .
調 朝 綱 󰁮 .
𭛁 .
𨿽 .
退 祿 .
.
󰦛 .
.
.
.
.
󰦛 .
.
.
.
󰱑 .
.
.
.
.
.
.
.
PHIÊN ÂM:
Đắc Bằng nhân hiến trị bình thập tứ sách kì lược viết:
“Thần văn, cổ chi thánh quân, bất dĩ thiên hạ ký trị nhi hốt cảnh giới chi niệm, cổ chi hiền thần bất dĩ kì quân ký thánh nhi vong châm quy chi tâm.
Thị dĩ, Ngu Thuấn chi thời ký hi hạo hĩ nhi Bá Ích chi thỉ mô tắc viết võng du vu dật, võng dâm vu lạc, vô đãi vô hoang, lật lật hồ như nguy vong chi tương chí.
Đế Thuấn nạp kì ngôn nhi giới kì sở đương giới thử sở dĩ vi đại thánh dã.
Hán Văn chi thời ký phú thứ hĩ, nhi Giả Nghị chi hiến sách tất viết thố hoả tích tân, khả vi lưu thế, khả vi thống khốc nhu nhu hồ, nhược hoạ hoạn chi dĩ hình.
Văn Đế nạp kì ngôn nhi ưu kì sở đáng ưu, thử sở dĩ vi hiền quân dã.
Cái dĩ thần chi tiến ngôn bất truân cần, bất khích thiết, tắc vô dĩ trợ nhân quân nạp gián chi.
Minh quân chi thính ngôn bất thái nạp, bất khoan dung tắc vô dĩ khai nhân thần tiến gián chi lộ.
Kim bệ hạ khoan nhân đại độ, bất thị sát nhân, phục Cao Tổ chi nghiệp, cứu vạn dân chi mệnh.
Tứ hải chi nội, như giải đảo huyền, mạc bất diên cảnh trùm chủng ngưỡng vọng tân chính chi thành cổ vũ thái bình chi trị.
Nhiên nhi tức vị dĩ lai, hoà khí vị điều, can qua vị tập, triều cương vị cử, quân chính vị tu, tai dị lũ kiến, khủng thiên đạo chi vị thuận, sơn thạch bác tước, khủng địa đạo chi vị ninh.
Gian quỹ thiết phát, nghịch tặc tiềm manh, khủng nhân đạo chi vị an dã.
Nhi tại triều chi thần, tri nhi bất ngôn, kì tự kế đắc hĩ, như quốc kế hà? Thần thiểm dĩ cựu thần, nghĩa đồng hưu thích, tuy tại suy điệt chi trung, thông táng vị tất, nhi bệ hạ dĩ nghĩa đoạt tình, trí chi thị tung, cái dục thần hữu sở nghị luận du vi ti ích thiên hạ phụ tán thái bình hĩ.
Như thần bất ngôn lữ tiến lữ thoái, lục lục tuỳ nhân cẩu dung thiết lộc, tắc thần chi trung hiếu lưỡng khuy hà dĩ báo bệ hạ chi ân, tận nhân thần chi chức? Mỗi niệm thời sự tắc chung dạ bất tẩm, lâm thực bất san, khuyển mã chi tâm tự bất năng dĩ.
Cẩn điều trị bình thập tứ sách dĩ văn
Nhất viết: Trí cảnh giới dĩ nhĩ tai dị chi biến.
Nhị viết đốc tư hiếu dĩ đôn trung hậu chi tâm.
Tam viết viễn thanh sắc dĩ chính nhất tâm chi bản.
Tứ viết Khứ tà nịnh dĩ thanh vạn hoá chi nguyên.
Ngũ viết tích quan tước dĩ cẩn khuyến trừng chi điển.
Lục viết công thuyên tuyển dĩ thanh sĩ tiến chi đồ.
Thất viết tiết tài dụng dĩ đôn kiệm phác chi phong.
Bát viết bao tiết nghĩa dĩ trọng cương thường chi đạo.
Cửu viết cấm hối lộ dĩ cách tham mặc chi phong.
Thập viết tu vũ bị dĩ tráng kim thang chi thế.
Thập nhất viết trạch đài luyện dĩ tác cảm ngôn chi khí.
Thập nhị viết khoan lực dịch dĩ phù hề vọng chi tình.
Thập tam viết tín hiệu lệnh dĩ nhất tứ phương chi chí.
Thập tứ viết cẩn pháp độ dĩ khai thái bình chi trị.
Dĩ thượng đẳng sách thượng can duệ lãm.
Thần hựu văn cổ ngữ vân: "Su nghiêu chi ngôn, thánh nhân trạch yên".
Thư viết: "Tri chi phi gian, hành chi duy gian".
Thần nguyện bệ hạ vật dĩ thần ngôn vi vu khoát, trạch nhi hành chi, giới kì sở đương giới, ưu kì sở đương ưu thứ hồ? Thiên đạo khả thuận, địa đạo khả ninh, nhân đạo khả an, thái bình khả trí dã.
DỊCH NGHĨA:
(Lương) Đắc Bằng nhân đó dâng 14 kế sách trị bình, đại ý là:
 "Thần nghe: Bậc thánh nhân thuở trước, không vì thiên hạ đã trị mà lơ là việc cảnh giác ngăn ngừa, người hiền thần đời xưa không vì vua mình đã thánh mà quên lãng niềm khuyên răn, can gián. Cho nên, đời Ngu Thuấn[2] đã thịnh vượng rồi mà Bá Ích[3] lúc bày mưu mô thì nói chớ ham mê nhàn rỗi, chớ đắm đuối vui chơi, không lười biếng, không trễ nải, phấp phỏng như nguy vong sắp đến. Đế Thuấn nghe lời khuyên mà răn ngừa những việc đáng răn, do đó đã trở thành bậc đại thánh. Thời Hán Văn[4] đã phú cường rồi, nhưng Giả Nghị[5] khi dâng kế sách lại khuyên điều để lửa gần của, đáng phải chảy nước mắt, đáng phải khóc phải thương, lo lắng như hoạ hoạn đã thành. Văn Đế[6] nghe lời khuyên mà lo nghĩ việc đáng lo, do đó đã trở nên bậc hiền nhân.
Vì là người bề tôi dâng lời khuyên không khẩn khoản, không thiết tha thì không thể giúp vua sáng suốt tiếp thu lời can gián. Vua nghe lời khuyên mà không tiếp thu, không độ lượng thì không thể mở rộng đường cho bề tôi dâng lời can gián.
Nay bệ hạ khoan nhân đại độ, không thích giết người, khôi phục cơ nghiệp của Cao Tổ[7], cứu giúp sinh mệnh cho muôn dân. Khắp trong bốn biển như gỡ được nạn treo ngược, ai cũng vươn cổ kiễng chân, ngóng trông chính sự mới được hoàn thành, hân hoan mừng thái bình thịnh trị.
Nhưng từ khi lên ngôi tới nay, hoà khí chưa thuận, can qua chưa dứt, kỷ cương triều đình chưa dựng đặt, việc quân, việc nước chưa sửa sang; tai dị xảy ra luôn, sợ đạo trời chưa thuận, núi đá bị sụt lở, e đạo đất chưa yên. Tệ tham nhũng ngầm ngầm phát triển, bọn nghịch tặc lén lút manh nha, sợ đạo người chưa ổn. Thế mà quan trong triều biết mà không nói, họ tự lo cho mình thì được rồi, còn lo cho nước thì ra sao?
Thần thẹn là một bề tôi cũ, nghĩa phải cùng vui buồn với nước, tuy còn trong lúc xô gai, tang trở chưa hết, nhưng bệ hạ đã vì nghĩa công nén tình riêng, cho làm chức thị tung, có ý muốn thần bàn luận mưu kế lui tiến, hèn kém theo người để dựa dẫm giữ lấy tước lộc, thì lòng trung hiếu của thần đôi đường đều thiếu cả, lấy gì báo đáp được ân đức của bệ hạ, làm trọn chức phận của kẻ làm tôi?
Thần mỗi khi nghĩ tới việc ngày nay thì suốt đêm không ngủ, đến bữa không ăn, tấm lòng khuyển mã trung thành không sao nguôi được. Kính xin trình bày 14 kế sách trị binh tâu lên như sau:
1- Phải cảnh giác, răn ngừa để chấm dứt tai biến,
2- Dốc lòng hiếu thảo để khuyến khích lòng trung hậu,
3- Xa thanh sắc để làm chân chính gốc của tâm,
4- Đuổi tà nịnh để làm trong sạch ngọn nguồn muôn việc,
5- Dè dặt trao quan tước để thận trọng việc khuyến khích răn đe,
 6- Tuyển bổ công bằng để đường làm quan trong sạch,
7- Tiết kiệm tiêu dùng để khuyến khích phong tục kiêm phác,
8- Nêu khen người tiết nghĩa để coi trọng đạo cương thường,
9- Cấm hối lộ để trừ bỏ thói tham ô,
10- Sửa sang võ bị để vững thế thành đồng hào nóng,
11- Lựa chọn quan can gián để gây khí thế dám nói,
12- Nới nhẹ việc lực dịch để thoả lòng mong đợi của dân,
13- Hiệu lệnh phải tín thực để thống nhất ý chí của bốn phương,
14- Luật pháp, chế độ phải thận trọng để mở nền thịnh trị thái bình.
Những kế sách trên đây, xin bệ hạ soi xét. Thần lại nghe cổ ngữ có câu: "Lời nói của kẻ cắt cỏ, kiếm củi, thánh nhân cùng cân nhắc lựa dùng" . Kinh Thư nói: "Biết được không khó, làm được mới khó".
Thần xin bệ hạ đừng cho những lời của thần là vu khoát, xin lựa chọn mà thi hành, răn những điều đáng răn, lo những điều đáng lo, may ra đạo trời có thể thuận, đạo đất có thể yên, đạo người có thể ổn, có thể đạt đến thái bình".

Dẫn theo           (ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ) do Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên... soạn thảo (1272 - 1697), Bản in Nội các quan bản MỘC BẢN KHẮC NĂM CHÍNH HOÀ THỨ 18 (1697) được Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 - 1992), Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành (1993), với Thiết kế và thực hiện Văn phòng Nôm Na (Hà Nội): Tô Trọng Ðức, Vũ Xuân Lương, Lê Văn Cường, Lương Thị Hạnh, & Ngô Thanh Giang (http://www.nomfoundation.org/nom-project/history-of-greater-vietnam/Fulltext/65-Tuong-Duc-De?uiLang=vn).
Chú thích trong bài là của người chép lại 14 kế sách trị bình.
-Lương Đức Mến, Xuân 2018-



[1] Có tài liệu viết (1475) 1477-1526, tức cụ mất năm Bính Tuất, 1526 đời Lê Cung Hoàng vào dịp Trần Cảo đã kéo quân uy hiếp kinh thành. Sẽ bàn về việc này ở đoạn sau.
[2] Ngu Thuấn 虞舜 là một vị vua huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại, nằm trong Ngũ Đế (五帝, năm vị quân chủ nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai). Ông được Đế Nghiêu nhượng vị trở thành vua Trung Hoa, được khắc họa qua sự tích Thiện nhượng 禅让 đầu tiên trong lịch sử. Cùng với các Đế Nghiêu và Đại Vũ, Đế Thuấn được Nho giáo coi là một trong những vị Quân vương kiểu mẫu, và là những tấm gương đạo đức trong văn hóa Trung Hoa.
Đạo giáo trung nhận Thuấn là Địa Quan Đại Đế 地官大帝
[3] Bá Ích 伯益 là 1 nhân vật lịch sử sống vào thời Ngu Thuấn và Hạ Vũ, tên thật là Đại Phí.
Cha ông là Đại Nghiệp tức Cao Dao làm pháp quan rất có uy tín lúc bấy giờ, mẹ ông là Nữ Hoa- con gái bộ lạc Thiếu Điển. Lớn lên Bá Ích có tài cao được vua nước Hữu Ngu là Diêu Trọng Hoa trọng dụng làm quan ở đó lập nhiều công lớn, sau khi Diêu Trọng Hoa lên ngôi thiên tử "tức Đế Thuấn" thì ban cho ông Diêu Khương Nữ và thưởng cho ông ấp Doanh - từ đó Bá Ích mang họ Doanh.
Bấy giờ Hoàng Hà lũ lụt triền miên, Đế Thuấn cử Bá Ích theo Hạ Vũ trị thủy. Sau khi vua Vũ lên làm thiên tử có ý định nhường ngôi cho cha của Bá Ích là Cao Dao nhưng không may Cao Dao qua đời trước Vũ, Vũ bèn quyết định truyền lại ngôi vị cho Bá Ích. Vua Vũ băng hà Bá Ích đứng ra chủ trì quốc tang cho nhà vua và chấp chính trong 3 năm, sau khi mãn tang Bá Ích trao lại ngai vàng cho Hạ Khải là con vua Vũ. Hạ Khải cảm động trước hành động này nên phong cho con trai Bá Ích là Đại Liêm tức Nhược Mộc làm vua nước Từ, nước Từ truyền đến đời Mạnh Sác tức Từ Câu vương ở vào thời kỳ vua Thái Mậu nhà Thương. Em Mạnh Sác là Trung Diễn giữ chức quan trong triều đình rất có danh vọng, hậu duệ Trung Diễn là Phi Liêm phục vụ Trụ Vương bị Chu Vũ Vương giết chết. Phi Liêm có hai con trai: một là Ác Lai chính là tổ tiên nước Tần thời Xuân Thu Chiến Quốc - đời sau là Doanh Chính đã thống nhất thiên hạ, hai là Quý Thắng là tổ tiên nước Triệu thời Chiến Quốc.
Một thuyết khác nói rằng khi Hạ Vũ chọn Bá Ích thị con Vũ là Hạ Khải không phục ông nên ngấm ngầm xây dựng lực lượng củng cố niềm tin dân chúng, sau khi vua Vũ mất Hạ Khải đã cất binh tấn công và giết chết Bá Ích mà đoạt lấy ngôi thiên tử tái lập lại chế độ thế tập đã bị vua Nghiêu hủy bỏ trước đó.
Còn theo Doanh thị tông tộc 嬴氏宗族 thì: Thời viễn cổ 遠古時代 có Cao Đào 皋陶, người vùng mà nay là An Huy 安徽 là một hiền thần từng được vua Vũ (大禹,2205 tCn – 2198 tCn hoặc 2200 tCn - 2100 tCn)có ý nhường ngôi nhưng Cao Đào mất sớm, con là Bá Ích 皋伯益 được chọn. Sau triều thần tôn con Vũ là Khải nối ngôi , mở ra chế độ “cha truyền con nối” 王位世袭制. Tuy vậy các con của Cao Đào đều được trọng dụng: Con thứ là Trọng Chân 仲甄, còn gọi là Trọng Yển 仲偃 làm quan nhà Hạ (, 2205–1767 tCn), ăn lộc ấp Yển (vùng Khúc Phụ Tây ngày nay) sau con cháu sau lấy chữ “Yển” làm họ, dòng này phát triển mạnh ở An Huy, Sơn Đông. Con trưởng là Bá Ế 伯翳, tức Bá Ích 伯益, làm quan nước Ngu (, 2697-2033tCn) từng trị thủy có công nên được vua Thuấn (帝舜, mất năm 2181 tCn)ban họ Doanh 嬴姓 là tên ấp ăn lộc, theo dạng “Lấy tên chư hầu hay quý tộc làm họ” 侯君主贵族的字为氏. Đây là một trong 8 dòng họ quý tộc thời đó. Sau này hậu duệ Bá Ích được phong ấp Tần, hợp xưng Doanh Tần 嬴秦. Bá Ích được suy tôn là Thủy tổ Doanh Tần 嬴秦肇之祖 và dòng này phân bố rộng ở vùng Sơn Đông 山東. Chính thị tộc Doanh đã lập nên nước Tần  và sau là triều đại Tần nổi tiếng và có công thống nhất Trung nguyên từ thời nhà Chu, mở ra thể chế đế quốc Trung Hoa từ đó.
Con cháu “Doanh Tần” 嬴秦 ngày một đông, khi phân phong, áp dụng nguyên tắc “dĩ quốc vi tính” 以國為姓 sinh ra Hữu từ thị 有徐氏, Đàm thị 郯氏, Cử thị 莒氏, Chung lê thị 終黎氏, Vận yểm thị 運奄氏,  Thỏ cừu thị 菟裘氏, Tương lương thị 將梁氏, Hoàng thị 黃氏, Giang thị 江氏, Tu ngư thị 修魚氏, Bạch minh thị 白冥氏,  Phỉ liêm thị 蜚廉氏, Tần thị 秦氏. Đến giai đoạn chế độ tập quyền cao, có tông pháp tính danh được lấy làm tộc danh 以姓为氏 thì chỉ ngành trưởng 長族 nối ngôi 繼位 mới mang họ Doanh 嬴氏, còn các ngành thứ mang họ khác, sinh ra tổ 14 họ 十四姓 hiện nay, gồm: Triệu ,  Mã  ,  Tần , Lương , Giang , Liêm  , Hoàng , Chung ,  Cát ,  Từ  ,  Phí ,  Đàm ,  Cốc , Mâu  , Cù . Một số họ khác cũng được cho là khởi từ Doanh thị, như: An , Ích ,  Cốc , Kim , Tô , Anh , Bùi ...
[4] Chỉ nhà Tây Hán (西漢, 202 tCn-9) với kinh đô ở Trường An 長安.
[5] Giả Nghị (賈誼, 201 tCn - 169 tCn) là người giỏi từ phú nghị luận, làm tới Thái Trung Đại Phu 太中大夫 đời Tây Hán. Ông chủ trương cải cách nhưng bọn gian thần bài xích nên bị giáng làm Thái phó Trường Sa Vương (nay là tỉnh Hà Nam). Khi Lương Hoài Vương ngã ngựa chết, ông buồn phiền rồi sinh bệnh đến năm sau thì qua đời.
[6] Hán Văn Đế (漢文帝, 202 tCn-157 tCn), tên thật là Lưu Hằng  劉恆, trị vì 23 năm.
[7] Chỉ Lê Lợi 黎利 tức Lê Thái Tổ (黎太祖, 10/9/1385– 5 /10/1433), người mở đầu nhà Lê sơ  (初黎朝, 1428–1527) sau Khởi nghĩa Lam Sơn (起義藍山, 1418-1427) toàn thắng giành lại độc lập cho Đại Việt 大越 từ nhà Minh (明朝, 1368 - 1644), kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư (屬明時期, 1407–1427).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!