[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


19 tháng 10 2015

Việc xếp đặt các khu vực trong một ngôi nhà

Ảnh lấy trên mạng
Cổ nhân có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên” (生死有命富贵在天, tức là: Sống chết là tại số kiếp, giàu có do trời xếp đặt). Nhưng không vì thế mà nhắm mắt bỏ mặc mà có thể cải tạo vận mệnh, hạn chế điềm dữ, phát huy điểm lành. Điều đó có thể đạt được ngay trong cách sắp xếp chỗ ở.
Nhớ câu “Gia sự hà tất vấn ngoại nhân” (家事何必問外人, việc nhà cớ chi cứ phải đi hỏi, phụ thuộc người ngoài) nên đã lục tìm, sắp xếp lại những hiểu biết của bản thân về việc “cải tạo vận mệnh” trong việc bố trí các khu vực khi làm, sửa nhà lưu lại để sử dụng khi cần.
1. Trạch mệnh tương phối:
“Bát cảnh minh kính” (八宅明镜, bộ sách chuyên luận về địa lý phong thủy dương trạch, tức là nơi ở của người sống) có viết, đại ý: “Sinh mạng mỗi người, mỗi lúc, nhà ở kiêng kị khác nhau vì vậy tổ tông hoặc thịnh hoặc suy, phụ tử hoặc hưng hoặc phế, vợ chồng trước sau rủi may không giống nhau, anh em dữ lành mỗi người mỗi phận”.
Từ xưa, ngoài việc tìm vị trí, chọn hướng phù hợp, qua kinh nghiệm tích lũy từ nhiều đời, con người thường bố trí các khu vực trong một ngôi nhà theo nguyên tắc “Cát hung” dựa trên tính toán về Âm dương, Ngũ hành, Bát quái. Các khu vực trong ngôi nhà thường bao gồm: nơi thờ cúng, phòng khách, phòng ngủ (của gia chủ, của con cái), nơi đọc sách, học tập, khu vệ sinh, gara xe… đều phải sắp xếp sao cho hợp mệnh chủ, hạn chế những xui xẻo không đáng có.
Trong việc này, chú ý Quẻ mệnh Tử vi theo Ngũ hành của năm sinh giống nhau cả Nam và Nữ (hai năm liền kề chung một mệnh) còn Quẻ mệnh trạch khác nhau từng năm ở nam và nữ còn gọi là Cung phi tinh; đồng thời phong thủy theo trạch mệnh chú ý “tọa” của ngôi nhà tức phương phía sau ngôi nhà (khác với Bát trạch minh Cảnh xác định theo hướng nhà). Nhiều người đọc sách không hiểu hay chưa đọc hết đã vội "phán" rất dễ sai chính do sự khác nhau này.
Phong thủy Bát Trạch chia không gian (đất đai) thành 8 hướng (mỗi hướng 45º), ứng với vị trí 8 quẻ gộp thành 2 nhóm Đông trạch (Chấn, Tốn, Khảm, Ly) và Tây trạch (Càn, Đoài, Cấn, Khôn). Dựa vào năm sinh của chủ nhà, ta tính ra được Cung phi, từ đó xác định được chủ nhà có Mệnh quái thuộc Đông hay Tây mệnh. Theo năm sinh, phong thủy ghép tuổi đương số thành 4 hành (Thủy, Mộc, Hỏa, Tổ, Kim) và 8 phi cung (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) và quan hệ với hướng nhà ra hai nhóm (Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh). “Đông tứ mệnh ở đất Đông tứ trạch hay Tây tứ mệnh ở đất Tây tứ trạch là tương phối, tốt còn ngược lại là xấu, tương khắc”. Cần tra Bảng mệnh để xác định, còn đại thể:

QUẺ
Tây tứ
Đông tứ
MỆNH
Khôn
Cấn
Đoài
Càn
Ly
Khảm
Tốn
Chấn
HÀNH
Thổ
Thổ
Kim
Kim
Hỏa
Thủy
Mộc
Mộc
PHƯƠNGVỊ
Tây Nam
Đông Bắc
Tây
Tây Bắc
Nam
Bắc
Đông Nam
Đông
MẦU HỢP
Vàng, Nâu
Vàng, Nâu
Trắng, Bạc, Kem
Trắng, Bạc, Kem
Đỏ, Hồng, Cam, Tím, Tía
Đen, Xám, Xanh thẫm
Xanh lá, Xanh da trời
Xanh lá, Xanh da trời

Ngoài định vị, đặt hướng, cổ nhân chia mặt bằng nền nhà thành 9 ô và gắn chúng với 9 cung (Cửu cung): Quan lộc, Học vấn, Gia đạo, Tài lộc, Địa vị, Tình duyên, Tử tức, Quý nhân và Trung cung. Mỗi cung có những ý nghĩa và ảnh hưởng nhất định về mặt rốt-xấu. Nhưng quá kiêng kỵ thì sẽ lúng túng, rơi vào cảnh “đẽo cày giữa đường” không biết lựa chọn các sắp đặt nào. Do vậy, cần ưu tiên chính phụ và vận dụng quan niệm “đa cát thắng thiểu hung” và tìm cách tác động hóa giải cái xấu để cho cung đó tốt lên khi sử dụng.
Cần nhắc lại rằng: có 4 yếu tố xác định hướng tốt xấu là: theo Khí hậu, theo Mệnh trạch đương số, Phương vị so với vật chuẩn gốc, ảnh hưởng tới Giao tiếp. Trong đó tiêu chí hợp Mệnh trạch và Phương vị thuộc về phần chủ quan và khi chủ thể thay đổi thì sự tốt xấu cũng thay đổi. Còn tiêu chí hướng Khí hậu và Giao tiếp thuộc về phần khách quan, vốn có trong môi trường, cần chọn lựa tùy công năng công trình, đồ vật định xếp. Do vậy, việc chọn hướng trên cơ sở phân tích và tổng hợp xem 4 tiêu chí đạt được bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con ngưởi, kết cấu công trình không. Về đại thể,  điều cơ bản trong phong thủy xếp đặt các khu vực trong ngôi nhà là “Tàng phong tụ khí” nên:
- Gian thờ đặt nơi trang trọng và cùng hướng hợp mệnh chủ;
- Phòng khách đặt trước trung tâm, không đặt ở cuối;
- Phòng ngủ chủ nhà đặt sau trung tâm ngôi nhà, không nên đặt gần cửa trước và ở chính phương, đối diện gương soi;
- Hướng bếp đun không ngược hướng bàn thờ, không ở hướng nhà;
- Phòng vệ sinh không đặt ngay phía trước hay tại trung tâm ngôi nhà, tại hướng cửa chính.
Đấy là nhà do “chính chủ” xây còn nhà mua lại thì khác. Căn nhà cũ được chủ trước thuê thiết kế, xây dựng theo tuổi của họ, hợp với mệnh người ta. Mình mua lại sẽ không hợp mệnh là lẽ đương nhiên. Khi đó cần lập Bàn thờ Tiền chủ nhưng nếu thấy “trục trặc” mãi mà có điều kiện cần sửa lại. Quá trình sửa có thể thay đổi lại cách sắp xếp các khu vực, lát lại nền nhà, sơn lại tường sao cho hợp mệnh, tiện sử dụng!
2. Trung cung và cách xác định:
Muốn đặt các khu vực đúng theo phong thủy nhằm có lợi cho gia chủ cần xác định đúng “Trung cung” đề tiếp tục phân chia các khu chức năng theo phương vị trước – sau – trái – phải, theo các hướng.
Trung cùng là điểm trung tâm của căn nhà, nó cũng giống như trái tim của con người, là vị trí quan trọng nhất của ngôi nhà, là “khống chế thất” tức phòng điều khiển,  là nơi chủ yếu ảnh hưởng đến tài vận trong gia đình. Khu vực này do quái Khôn (tượng nam giới) và Cấn (tượng nữ giới) quản đồng thời thuộc hành Thổ, tượng trưng cho Thổ khí, nuôi dưỡng các cung còn lại trong Cửu cung. Trung tâm mà bị sát khí hay hung tinh chiếm đóng thì các phương vị còn lại lập tức cũng bị ảnh hưởng theo.
Để tìm Trung cung, tính Cửu cung, các Phong thủy gia thường dùng La Kinh cho từng trạch mệnh nhưng xem ra nhiều thầy chẳng có La Kinh, chẳng rành Hán tự, chỉ có La bàn mà cũng phán ra trò!
Phần tôi, tôi theo đa số cho rằng với các căn nhà mà nền hình chữ nhật thì Trung cung được xác định là hình đồng dạng với hình thể mặt bằng nhà có tỷ lệ 1/3 và đặt đồng tâm với nền nhà.
3. Bố trí cửa:
Cửa căn nhà rất quan trọng vì nó là nơi người ra vào nhiều nhất nên ngoài tác dung khẳng định chủ quyền, cửa là nơi thu nạp sinh khí cho cả căn nhà nên nếu ở phương tốt sẽ thu nạp được nguồn sinh khí, giúp gia đình hưng vượng.  Vì vậy, hướng của chính đặt phải đặt ở hướng tốt (Sinh Khí, Thiên Y, Phúc Đức, Phục Vị) và kỵ việc phía trước có nhiều cây âm có nhiều rễ, cây leo hoặc có củ, có cột đèn, nhà vệ sinh...
Cổ nhân rất kị việc “Xuyên đường sát - Dương trạch đệ nhất sát” tức cửa trước hoặc cửa sau thành một đường thẳng mà không có gì ngăn ở giữa. Khi đó, không khí, gió và ánh sáng xuyên thẳng đến phòng khách làm cho nó luôn bị nhiễu, chủ nhà khó tụ được tài vận, dễ gặp phải tai họa “Dương trạch đệ nhất sát”.
Ngoài ra, cửa sau của căn nhà không được lớn hơn cửa chính, cũng không được đóng cửa trước và đi vào từ cửa sau, như vậy sẽ chủ về cô quả. Nếu không có cửa sau (hiện nay ở các tòa nhà lớn hoặc chung cư, bếp thông với cửa ra ban công sau cũng được coi là cửa sau) thì tạo cảnh “chỉ biết tiến không biết lùi, hành động đơn độc”, dễ mắc các bệnh về tim mạch tuần hoàn máu.
3. Vị trí đặt phòng khách:
Phòng khách là trung tâm hoạt động của cả gia đình, là nơi đối ngoại nên cần “Sảnh minh thất ám” (phòng khách thì sáng, phòng ngủ thì tối) và càng gần cửa vào càng tốt. Phòng khách cách xa cửa chính, ở phía sau của căn nhà, thậm chí xếp sau cả buồng ngủ, bếp hoặc nhà vệ sinh là đảo lộn trật tự ngôi nhà, không phù hợp với thói quen sử dụng thông thường. Ta biết rằng đối với bên ngoài là Dương, đối với bên trong là Âm nên bố trí đảo lộn làm nội ngoại tương phản, âm dương sai vị trí, đại diện cho nội ưu ngoại hoạn không dứt.
Trong đó tủ giầy dép phải đặt ở bên phải (hướng Bạch Hổ, nhìn từ trong ra) không đặt ở hướng Thanh Long và tủ không cao quá 1m hay ¼ chiều cao tầng trệt bởi chiều cao từ dưới lên ứng với Địa tài, Nhân tài, Thiên tài mà dầy dép thuộc Địa tài!
4. Bếp và nơi đặt bếp:
Trong căn nhà, bếp tuy nhỏ nhưng lại có vị trí rất quan trọng, được coi là nguồn tài lộc, là nguồn tạo ra thức ăn, sức khỏe và tiêu tan tật bệnh. Hướng của bếp được xác định là hướng của cửa bếp, nó ngược với hướng người đứng nấu: nếu là bếp ga thì hướng bếp chính là hướng của núm vặn lửa. Nếu có điều kiện thì người ta bố trí bếp ở vị trí xấu nhưng cửa bếp nhìn ra hướng tốt nghĩa là người đứng đun nấu quay lưng ra hướng tốt của chủ nhà.
Bếp thuộc Hỏa, thuộc “Táo hoả khí” nếu đặt ở vị trí trung cung của căn nhà sẽ hình thành nên cách cục “Hỏa thiêu trung cung”, dễ làm cho người trong nhà mắc các bệnh về hệ thống tiêu hóa. Các kiêng kị khi đặt bếp là: ngược với hướng nhà, đường đi đâm thẳng vào bếp, đối diện ngay với cửa bếp; đối diện ngay với cửa nhà tắm nhà vệ sinh; sát ngay với giường ngủ; đằng sau bếp kín không có khoảng không; xà ngang treo ngay trên bếp; nắng chiếu xiên; có những góc nhọn đâm vào bếp; vòi nước, chậu rửa, tủ lạnh đối diện cửa bếp (“Thủy-Hỏa tương xung”).
Khu vực bếp nấu ăn rất cần sự sạch sẽ trong khi nhà vệ sinh luôn tiềm ẩn sự ô nhiễm nên tránh để hai khu vực này quá gần nhau, nhất là cửa WC đối diện bếp nấu. Theo phong thuỷ, bếp thuộc hành Hỏa, nhà vệ sinh thuộc hành Thủy nên gần hay đối nhau sẽ gây ảnh hưởng đến người phụ nữ trong gia đình và làm phát sinh bệnh tật.
5. Nhà vệ sinh:
Xưa, nhà vệ sinh chỉ đơn thuần là “cầu tiêu”, đặt xa nhà ở còn nay, ở các thành phố lớn do diện tích eo hẹp nên hầu hết nhà vệ sinh đều được tích hợp chung với phòng tắm gồm: bồn tắm – bồn cầu – và bồn rửa mặt và đặt trong nhà. Dù thế nào, đó vẫn là nơi để sinh hoạt cá nhân, tắm rửa, làm sạch mọi dơ bẩn trên người, thải chất cặn bã từ trong cơ thể ra, thuộc “độc âm khí” nên:
- Vệ vị trí nó không đặt ở hướng lành mà từ quan niệm dân gian “dĩ độc trị độc” (gặp hung hóa cát) đã đặt nhà vệ sinh ở vị trí xấu nhất trong nhà (Ngũ Quỷ,Tuyệt Mệnh, Hoạ Hại, Lục Sát) nhưng cửa ra vào nhà vệ sinh nên nhìn ra hướng tốt nhằm giúp gia chủ được cát lợi hơn. Phân theo Ngũ hành thì nhà vệ sinh thuộc hành Thủy nên đặt theo hướng Bắc thuộc hành Thủy (chính hành) hoặc hướng Tây, Tây Bắc thuộc hành Kim (Kim sinh Thủy). Hơn nữa những hướng này đón được nhiều nắng sẽ giúp cho phòng luôn khô ráo lại tránh cho gia chủ bị trúng gió đột ngột. Lại nhớ rằng bên phải ngôi nhà (từ trong nhìn ra) thuộc về Bạch Hổ nếu đặt WC tại trung tâm nhà mà phía bên phải vô hình chung luôn kích động Hổ nên sẽ càng tạo bất lợi cho chủ.
Đồng thời đó là vị trí hợp lý về hệ thống kỹ thuật, xây dựng, đảm bảo hệ thống nước thải được thông suốt, tránh tắc nghẽn, rò rỉ.
Chú ý:
+ Cửa nhà vệ sinh nhìn thẳng vào cửa bếp gây thành tương xung khắc giữa hai loại khí, thuỷ hoả không hoà hợp; vận của chủ nhà không thuận, vận khí của cả nhà lúc tốt lúc xấu, lại dễ mắc bệnh. Trong sách “Tuyết Tâm Phú” có ghi: “Cô dương bất sinh, độc âm bất thành”: Cửa nhà (“thuần dương khí”) và nhà vệ sinh (“độc âm khí”) xung nhau, thuộc loại âm dương không hoà hợp với nhau được, các nhà phong thuỷ đều cho rằng đây là thế bất lợi phá sản.
+ Không đặt nhà vệ sinh ở ngay trung tâm của ngôi nhà vì khu vực này thuộc hành Thổ còn WC thuộc Thủy mà Thổ khắc Thủy!. Hơn nữa, trung tâm nhà là nơi trang trọng nên đòi hỏi phải luôn sạch sẽ, thoáng đãng, trang nghiêm. Việc đặt nhà vệ sinh giữa ngôi nhà là tạo ra “Xú uế nhập trung cung”, sẽ phá hỏng nội khí ngôi nhà, ảnh hưởng xấu đến chức năng của các khu vực khác trong ngôi nhà mà  phải đặt ở nơi ẩn khuất làm hạn chế dễ phát sinh tai hoạ.
Trong trường hợp có thể sửa chữa thì nên chuyển thành kho chứa đồ, không dùng làm phòng ngủ, đọc sách. Trường hợp không thể thay đổi, nên giữ cho nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, trang trí hoa hoặc cây cảnh để tăng thêm khí lành.
 - Với tường nhà vệ sinh hoặc cửa, rèm che có thể chọn các tông màu dịu để tạo cảm giác thư giãn như: màu trắng, xanh là những màu thuộc hành Kim, Thủy, Mộc những hành này tương sinh với hành Thủy của nhà vệ sinh, có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, những tông màu đậm cũng có thể được sử dụng tuy nhiên không nên sử dụng những màu sắc quá sặc rỡ hoặc quá tương phản.
- Bên trong nên đặt lavabo ở vị trí có thể nhìn thấy từ cửa chính nhưng không được đối diện với cửa chính; còn bồn tắm và bồn cầu (không được cùng hướng nhà) nên đặt ở vị trí khuất, kín đáo để tạo tính riêng tư và kỵ trực xung của khu vực này.
- Nền nhà vệ sinh phải thấp hơn nền phòng ngủ để tránh trường hợp phòng ngủ bị ẩm thấp sinh các bệnh cho gia chủ.
- Không nên làm nhà vệ sinh có 2 cửa vì nếu làm như vậy tài lộc vào sẽ chảy đi hết.
Phải luôn giữ phòng vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho người sinh hoạt cũng như không gây ảnh hưởng tới các không gian khác. Nơi đây cũng cần phải thoáng đãng để cho không khí từ trong được hút ra và không khí trong lành từ ngoài thổi vào. Vì vậy, phải thường xuyên mở cửa sổ hoặc cửa thông gió để lưu thông không khí, giúp nơi tắm giặt và vệ sinh luôn có không khí trong lành.
6. Gạch lát nền:
Một trong những vấn đề quan trọng trong làm, sửa nhà là chọn mầu sắc khi sơn nhà, ốp tường, lát nền,…Từ quy luật tương sinh, tương khắc có bảng chọn màu sắc thích hợp và kiêng kị theo tuổi gia chủ như sau:

MẠNG
NĂM SINH (Ví dụ)
MẦU SẮC
HỢP
KIÊNG KỊ
Kim
Nhâm Thân- 1932, Ất Mùi- 1955, Giáp Tý- 1984, Quý Dậu- 1933, Nhâm Dần- 1962, Ất Sửu- 1985, Canh Thìn- 1940, Quý Mão- 1963, Tân Tỵ- 1941, Canh Tuất- 1970, Giáp Ngọ- 1954, Tân Hợi- 1971
Vàng
(Thổ sinh Kim)
 Trắng
(Bản mệnh)
Đỏ, Hồng
(Hỏa khắc Kim)
Mộc
Nhâm Ngọ- 1942, Kỷ Hợi- 1959, Mậu Thìn- 1988, Quý Mùi- 1943, Nhâm Tý- 1972, Kỷ Tỵ- 1989, Canh Dần- 1950, Quý Sửu- 1973, Tân Mão- 1951, Canh Thân- 1980, Mậu Tuất- 1958, Tân Dậu- 1981
Đen, Xanh đen
(Thủy sinh Mộc)
Xanh
(Bản mệnh)
Trắng
(Kim khắc Mộc)
Thủy
Bính Tý- 1936, Quý Tỵ- 1953, Nhâm Tuất- 1982, Đinh Sửu- 1937, Bính Ngọ- 1966, Quý Hợi- 1983, Giáp thân- 1944, Đinh Mùi- 1967, Ất Dậu- 1945, Giáp Dần- 1974, Nhân Thìn- 1952, Ất Mão- 1975
Trắng
(Kim sinh Thủy)
Đen
(Bản mệnh)
Vàng, Vàng đất
(Thổ khắc Thủy)
Hỏa
Giáp Tuất- 1934, Đinh Dậu- 1957, Bính Dần- 1986, Ất Hợi- 1935, Giáp Thìn- 1964, Đinh Mão- 1987, Mậu Tý- 1948, Ất Tỵ- 1965, Kỷ Sửu- 1949, Mậu Ngọ- 1978, Bính Thân- 1956, Kỷ Mùi- 1979
Xanh,
(Mộc sinh Hỏa)
 Đỏ, Hồng
(Bản mệnh)
Đen
(Thủy khắc Hỏa)
Thổ
Mậu Dần- 1938, Tân Sửu- 1961, Canh Ngọ- 1990, Kỷ Mão- 1939, Mậu Thân- 1968, Tân Mùi- 1991, Bính Tuất- 1946, Kỷ Dậu- 1969, Đinh Hợi- 1947, Bính Thìn- 1976, Canh Tý- 1960, Đinh Tỵ- 1977
Đỏ, Hồng
(Hỏa sinh Thổ)
Vàng, Vàng đất (Bản mệnh)
Xanh
(Mộc khắc Thổ)
(Mạng là theo mệnh năm sinh người chủ trì, chủ nhà)
                 - Lương Đức Mến (ST, BS dùng cho gia tộc, Thu Ất Mùi 2015)-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!