[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


30 tháng 7 2015

Bàn thờ Tiền chủ

Phối cảnh BTTC từ 2 ảnh lấy trên Internet
Thờ cúng tại gia là mỹ tục lâu đời của người Việt. Khởi từ sự Sùng bái và Niềm tin trong quá trình hình thành nền văn minh lúa nước, văn hóa làng xã kết hợp với tinh hoa của các tôn giáo du nhập, người Việt thờ từ vật đến Trời, Đất, Phật, Thần, Thánh, Tổ tiên và thờ cả Tiền chủ.
1. Nét đặc sắc trong thờ Thần:
Riêng tục “Thờ Thần” có thể coi là tín ngưỡng như là một “đạo thuần Việt”, bởi người Việt tin là có thần linh ở khắp mọi nơi, mọi chốn và họ thờ phụng tất cả các sức mạnh ấy. Đó là Thần Núi, Thần Sông, Thần Đất, Thần Bếp…Đạo thờ Thần không có giáo chủ, không có giáo điều cũng tương tự như đạo thờ cúng tổ tiên về ngôi vị thờ và nghi lễ cúng bái.
Trong số vị thần linh trong nhà, trong làng và các vị thần chung mà người Việt thờ cúng, có Thần ngoại (36 vị cai quản thời gian luân phiên vòng 12 năm và Thành hoàng cai quản bản xứ có nhà thêm Thần hổ, Tứ Bất tử) cùng Thần nội (là những thần linh ở ngay trong nhà mà dân gian gọi là ông Táo và Thần tài).
Nhưng thần linh thì có rất nhiều và không ai có thể biết đủ được, vì vậy cổ nhân đã chọn “Hoàng thiên hậu thổ chư vị tôn thần” để kêu cầu nhằm đảm bảo không thiếu sót bất cứ một vị thần linh nào, tránh được trường hợp những ác thần vì không được khẩn cầu mà nổi giận gây tai họa.
Nhưng có những vị được thờ chẳng phải thánh thần gì thậm chí người thờ còn chẳng rõ danh tính, công tích người được thờ. Đó là thờ Tiền chủ của ngôi nhà, mảnh đất người thờ đang ở.
2. Tâm linh trong tục thờ Tiền chủ:
Tuy “đất đai là công thổ quốc gia” nhưng đất thổ cư, từ xưa cho đến nay, thông thường có đổi chủ do cha mẹ cho, chuyển đổi công năng từ đất thổ canh, sang nhượng, được cấp, được chia…
Người chủ cũ của mảnh đất, ngôi nhà đó có thể còn sống, mới chết hay đã chết lâu rồi. Những chủ cũ qua đời được gọi là tiền chủ. Các vị này không là thần (trừ trường hợp được tôn làm thần, mà trong trường hợp này thì là thần ngoại) .
Tuy ngôi nhà, mảnh đất trên dương thế đã đổi chủ và ai cũng biết “sống vì nhà, chết vì mồ” nhưng tại cõi âm hay trên thượng giới (tùy quan điểm) có những vị chủ luôn “nhớ” và vẫn “thích” trở về chốn cũ. Thỉnh thoảng ghé thăm, khi thấy mình không được nghênh tiếp, hậu đãi chu toàn, nhiều vong phật ý sẽ quấy rối gia chủ đương tại. Để tránh những rắc rối đó, các chủ mua lại đất, nhà cũ  đã lập bàn thờ để thờ cúng Tiền Chủ (còn nhà do tự xây cất hay cha mẹ cho thì không lập).
3. Bàn thờ Tiền chủ:
- Cấu trúc Cây hương bàn thờ Tiền Chủ (mà trong Nam gọi là Bàn Thiên) gồm có một trụ cao khoảng 12m-1,3m (có thể 119cm vào cung Tài vượng, không cao trên tầm mắt như bàn thờ gia tiên cũng không đặt dưới đất như bàn thờ Thần tài), bên trên đặt một ban xây 3 mặt: đằng sau và hai bên (KT theo thước Lỗ Ban).
- Vị trí: Bàn thờ Tiền chủ đặt lộ thiên tại vị trí sáng sủa, giáp ranh trong– ngoài của ngôi nhà, khu đất mà ở phía trái ngôi nhà (quy ước là hướng Đông). Có thể đặt ở trước sân gần tường rào, trên ban công, gia đình ở phố xây nhà tầng thường gắn trên sân thượng.
- Hướng: Có thể chọn cùng với hướng bàn thờ bên trong nhà hay đặt hơi chếch nhìn ra phía cửa nhà cốt là tránh góc khuất, nơi uế tạo, tối tăm, ngược hướng bàn thờ trong nhà.  
- Tự khí: Trên bàn thờ đặt một bát hương,  lọ đựng hoa, đĩa quả, chén đựng nước mà không có Bài vị (không rõ danh tính Tiền chủ hoặc là qua nhiều đời) .
4. Nghi thức cúng Tiền chủ:
- Tiến hành: vào ngày Rằm, mồng Một, lễ tết hoặc khi trong nhà gặp chuyện không may…và vào các thời khắc âm dương giao hòa, lúc chạng vạng.
- Lễ vật dâng cúng: hương, hoa, trầu, quả, nước…tinh khiết, đầy đặn, với thành kính.
- Văn khấn cúng:
 Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
 Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
 Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
 Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.
Tín chủ con là ………………………Sinh năm 19…,Tuổi…………
Hiện cư trú tại:….……………………………………………………
Hôm nay là ngày… tháng…năm…tức là ngày ….tháng….âm lịch
Nhân bởi:……………………………………………………………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, cau trầu, nước bánh, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ. Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ tuy sơ sài, tôn kính có đủ, tâm thành kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

- Lương Đức Mến, BS từ nhiều nguồn TK, dùng trong gia tộc-

1 nhận xét:

  1. Có bạn điện hỏi về hướng cụ thể bàn thờ Tiền chủ. Xin trao đổi như sau:
    - Ta biết trong 4 yếu tố xác định là: hướng tốt xấu Khí hậu, hướng theo Mệnh trạch đương số, Phương vị so với vật chuẩn gốc, hướng tốt xấu cho Giao tiếp. Trong đó tiêu chí hợp Mệnh trạch và Phương vị thuộc về phần chủ quan và khi chủ thể thay đổi thì sự tốt xấu cũng thay đổi. Còn tiêu chí hướng Khí hậu và Giao tiếp thuộc về phần khách quan, vốn có trong môi trường, cần chọn lựa tùy công năng công trình, đồ vật định xếp. Do vậy, việc chọn hướng trên cơ sở phân tích và tổng hợp xem 4 tiêu chí đạt được bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con ngưởi, kết cấu công trình không.
    - Cũng nên nhắc lại: “Hướng” bàn thờ là hướng phía trước ban thờ nhìn ra chứ không phải hướng của người đứng khấn.
    - Bàn thờ Tiền chỉ đặt lộ thiên lại không rõ chưa cũ thuộc Mệnh gì (Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch) nên trong “Bốn phương tám hướng” (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông-Bắc, Tây-Nam, Tây-Bắc, Đông-Nam) hướng nào cũng “hợp”.
    - Do vậy xét thuận cho Giao tiếp và hợp Phương vị của ngôi nhà ta quyết định hướng Bàn thờ Tiền chủ: đặt góc sân ngoài bên trái, chếch 450 nhìn vào cửa nhà vừa hợp Phong thủy, thuận cho gia chủ thắp hương, không vướng, chướng mắt so với các công trình khác của khu đất.

    Trả lờiXóa

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!