[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


27 tháng 7 2015

Bàn về Tâm linh trong Việc Hiếu

Tranh ST trên mạng
Với người Việt, Đạo hiếu là thuần phong mỹ tục 淳風媺俗 mang đậm đà bản sắc Á Đông và nó là vấn đề lý thú cả về nội hàm, nguyên do và hình thức.

 1. Hiếu – Lễ :

Người xưa có câu: “Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên” 千經萬典,孝義為先 , nghĩa là nghìn vạn cuốn sách, phép tắc thì hiếu nghĩa luôn đứng đầu!.

Trong chương Khai tông minh nghĩa 開宗明義章 ở Hiếu Kinh 孝經 có câu “Phù hiếu, đức chi bổn dã” (夫孝, 德之本也,  đạo phụng thờ cha mẹ, đó là gốc của đức). Do vậy việc Hiếu hay đạo hiếu 孝道 là đạo lý phụng dưỡng cha mẹ 孝敬二親, trọn đạo làm con. Nhưng nó còn bao hàm cả việc kính trọng người trên; là  ăn ở tốt đẹp với người xung quanh 孝義 và nhiều nết tốt 孝行... Trong Hán tự “Hiếu” được ghép với nhiều từ khác tạo cặp có nghĩa, như: báo hiếu 報孝, bất hiếu 不孝, chí hiếu 至孝, hiếu chủ 孝主, hiếu đạo 孝道, hiếu hạnh 孝行, hiếu hữu 孝友, hiếu kính 孝敬, hiếu nghĩa 孝義, hiếu phục 孝服, hiếu thuận 孝順, hiếu thuận 孝顺, hiếu tử 孝子, nhị thập tứ hiếu diễn âm 二十四孝演音, sự thân chí hiếu 事親至孝,tạ hiếu 謝孝,tận hiếu 盡孝, thất hiếu 失孝, xuyên hiếu 穿孝.
Gia đình là tế bào của xã hội và nếu có con hiếu, cháu hiền 孝子賢孫 là gia đình hạnh phúc, hưng long. Một gia đình muốn tồn tại, phát triển ngoài việc thực thi những quy tắc chung của xã hội đương thời, sự cố gắng của mỗi thành viên đều phải có và tuân theo Gia lễ 家禮 được tóm tắt trong: “quan , hôn , tang , tế . Trong đó TẾ: là thờ, cúng giỗ theo nghi thức long trọng để kính nhớ ông bà tổ tiên, như: Tế lễ (H: 祭禮 , A: The cult and sacrifice, P: Le culte et le sacrifice), Tế tự (H : 祭祀 , A: The cult and sacrifice, P: Le culte et sacrifice). Muốn thực thi tốt Gia lễ thì mỗi người phải có Lễ giáo (H: 禮敎,A: Educated, P: Éduqué) tức là có giáo dục về Lễ nghĩa (H: 禮義, A: The politeness, P: La politesse).
2. Tâm và Tâm linh:
Đây không phải là vấn đề Tín ngưỡng (H: 信仰, A: The religious belief, P: La croyance religieuse) hay Tôn giáo (H: 宗敎, A: The religion, P: La religion) mà là vấn đề Tâm linh (H: 心靈, A: The soul, P: L' âme), là cái tâm thiêng liêng, là chân linh hay linh hồn của mỗi người. Người Việt ta trải qua mấy nghìn năm dựng nước giữ nước cơ cực vẫn kiên gan, không bị “ngoại hóa” không chỉ bởi có lãnh đạo giỏi mà còn bởi niềm tin trong tâm thức mỗi người, tin có thần linh, tổ tiên phù hộ, tin có phúc thì có phận, tin giữa người sống và người chết vẫn còn có mối dây liên hệ...
Tâm linh là phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Việt. Mà đã là tâm linh thì nó nẩy sinh, phát triển và tồn tại cùng với lịch sử dân tộc, không phụ thuộc vào ý thức hệ, vào ý chí của nhà cầm quyền, của giáo chủ; không truy được điểm khởi nguồn và chẳng biết bao giờ nó sẽ chấm dứt, “Vô thủy vô chung” (H: 無始無終, A: Without beginning without end, P: Sans commencement sans fin) là vậy. 
Là nước đa tôn giáo, nhưng lề phép vẫn chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Do vậy không thể quên lời đức Khổng tử 孔子 khi định kinh Lễ : “道不遠人, 人之為道而遠人, 不可以為道” (Đạo bất viễn nhân, nhân chi vi đạo nhi viễn nhân, bất khả dĩ vi đạo), nghĩa là: đạo không xa cái bản tính người ta, hễ vì đạo mà xa cái bản tính ấy thì đạo ấy không phải là đạo. Ngài luôn lấy Hiếu , Đễ , Trung , Thứ làm gốc và lấy sự sửa mình làm cốt mà dạy người. Do vậy mói việc muốn hanh thông, thuận nhẽ đều phải được xuất phát từ tấm lòng HIẾU , từ chữ TÂM !
Là Bác sĩ, tôi hiểu chức năng thống nhất mọi hoạt động khác nhau trên cơ thể thuộc về hệ Thần kinh với những trung khu trên Bán cầu Đại não nhưng tôi rất tâm đắc quan niệm cổ Đông phương cho rằng Tim là nguồn phát máu đi nuôi thân thể và còn là “trung tâm tình cảm” (yêu thương, ghen ghét, hờn giận, vui mừng, buồn bã,…). Sự  rung động của cái Tâm khi cảm được sự biến đổi của sự  vật diễn ra bên ngoài gói trong “Thất tình[1] - Lục dục[2]”  (H: 七情 - 六欲 , A: The seven human feelings - The six human passions, P: Les sept sentiments humains - Les six passions humaines). Mọi suy nghĩ, cũng như tâm linh nó từ cái “Tâm” mà ra.
Nguyên nghĩa đây là từ chỉ “Tim” trong Ngũ tạng (H: 五臟, A: The five visceras, P: Les cinq viscères)  của con người”. Cổ nhân cho tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm. Như “tâm cảnh” 心境, “tâm địa” 心地, ... Nghiên cứu về hiện tượng của ý thức người gọi là “tâm lý học” 心理學. Phật học cho muôn sự muôn lẽ đều do tâm người tạo ra gọi là phái “duy tâm” 唯心 và cho rằng có hai thứ tâm trọng yếu nhất: “vọng tâm” 妄心 cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy và “chân tâm” 真心 cái tâm nguyên lai vẫn sáng láng linh thông, đầy đủ mầu nhiệm không cần phải nghĩ mới biết, cũng như tấm gương trong suốt, vật gì qua nó là soi tỏ ngay, khác hẳn với cái tâm phải suy nghĩ mới biết, phải học hỏi mới hay. Nếu người ta biết rõ cái chân tâm (“minh tâm明心) mình như thế mà xếp bỏ sạch hết cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy đi thì tức thì thành đạo ngay. Trong thế giới đa cực, trong buổi hội nhập với bao thuyết chúng ta cần phải luôn luôn tưởng nghĩ trong lòng, có Tâm niệm  (H: 心念, A: To meditate in one's heart, P: Méditer dans son coeur), giữ lý Trung đạo, không thiên lệch về bất kỳ cực nào. Thực hành tâm linh thực ra là sự buông xả tôn giáo song vẫn tôn trọng tất cả các tôn giáo. Không nên có bất kỳ sự cố chấp hoặc cách cuồng tín nào về tâm linh. Chúng ta phải được tự do về tâm linh và đương nhiên, chúng ta phải được tự do về vật chất. Điều đó phải trở thành dấu ấn in vào lòng, thành Tâm ấn (H: 心印, A: The ceal of heart, P: Le sceau du coeur), Tâm chí  (H: 心志, A: The will, P: La volonté), là hiểu sâu sắc và thích hợp với lòng mình một cách Tâm đắc  (H: 心得, A: To have self-confidence, P: Être sur de soi-même) nhất. Mặt khác mỗi con người cần có một Tâm nguyện  (H: 心愿, A: The wish in one's heart, P: Le souhait dans son coeur) là sao cho có Tâm địa  心地, Tâm đức (H:   心德, A: Soul and virtue, P: Âme et vertu) tốt, một Tâm hồn (H: 心魂, A: The soul, P: L' âme) trong sáng, Tâm hạnh  (H: 心行, A: The heart and conduct, P: Le coeur et la conduite) cao thuần. Khi trong mọi việc, trong đó có việc hiếu cần có Tâm huyết  (H: 心血, A: With all the heart, P: De tout coeur) để lời nói việc làm hết sức chân thật, xuất phát tận đáy lòng, có Tâm lý  (H: 心理, A: Psychology, P: Psychologie) vững, gạt bỏ Tâm phàm  (H: 心凡, A: The profane heart, P: Le coeur profane) thấp kém là lục dục (H: 六欲, A: Six passions, P: Six passions) thất tình (H: 七情, A: The seven human feelings, P: Les sept sentiments humains) và tham sân si 貪嗔痴[3]; được người trước truyền kinh nghiệm qua cái tâm, tức Tâm truyền  (H: 心傳, A: Heart to heart, P: Coeur à coeur), lại biết chọn bạn Tâm phúc  (H: 心腹, A: Intimate, P: Intime), thực sự Tâm thành  (H: 心誠 , A: The sincerity, P: La sincérité), Tâm trung quảng đại  心忠廣大 không bao giờ để  Tâm viên ý mã  心猿意馬  thì lo gì Tâm ưu  (H: 心憂, A: The worried heart, P: Le coeur soucieux), Tâm phiền ý loạn 心煩意亂 và đương nhiên sẽ đạt Tâm mãn ý túc  心滿意足  vừa lòng thỏa ý, gia trì viên mãn mọi tâm nguyện. Đồng thời, trong công việc, đặc biệt là việc họ, việc hiếu rất cần Tâm khẩu như nhứt  心口如一,  trong lòng nghĩ sao thì nói ra vậy, cần lắm nén Tâm hương  (H: 心香, A: The incense of true heart, P: L'encens du vrai coeur) chớ có Khẩu Phật tâm xà (H: 口佛心蛇, A: The mouth of Buddha and heart of snake, P: La bouche de Bouddha et le coeur de serpent). Đặc biệt với các bậc trưởng thượng bởi chỉ như vậy mới khiến mọi người Tâm phục  (H: 心服, A: To submit with all heart, P: Soumettre avec tout coeur). Đạo Phật cho rằng muôn sự ở đời đều do cái tâm của người ta tạo ra. Nếu giữ tâm cho tốt, chỉ làm điều thiện thì cái nghiệp của mình do kiếp trước truyền xuống cũng nhẹ bớt đi. Nếu người ta không biết giữ tâm cho tốt, chỉ làm điều ác, thì cái nghiệp của mình do kiếp trước truyền xuống sẽ nặng thêm lên và còn dồn xuống kiếp sau nữa. Đúng như Nguyễn Du (阮攸, 1765-1820) viết trong Truyện Kiều 傳翹 là:  善根𣄒𢚸𡦂心箕買朋𠀧𡦂 “Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài.” Mặt khác, đừng vin vào cớ khó khăn mà chểnh mảng bởi chính “Nhà nghèo mới rõ lòng con hiếu, nước loạn mới biết bậc tôi trung” 家貧顯孝子國亂識忠臣 mà !
3. Tồn tại cùng thời gian:
Cuộc sống biến động, hơn nữa do tính truyền miệng và tâm linh không giáo lý nên mọi tập tục, nghi thức (H : 儀式, A: The protocol, P: Le protocole) thay đổi theo chiều dọc lịch sử, có sự khác nhau ở từng giai đoạn kiểu lịch đại 历代 và theo chiều ngang không gian nó có những dị biệt ở từng vùng theo kiểu đồng đại 同代. Do vậy không thể áp dụng một nghi thức cho mọi nơi, ở mọi lúc được mà phải có chọn lọc, cải biên cho cập nhật, phù hợp.
Hơn nữa, dù trình độ “Tây học” cao sâu đến đâu cũng không thể lý giải các sự kiện, hoạt động tâm linh bằng kiến thức hiện đại, bằng nguyên lý duy vật của khoa học thực nghiệm phương Tây, nguyên lý của Chủ nghĩa Marx – Lenin. Đã gọi là “Tâm linh” tjof phải lý giải bằng Dịch lý (H : 易理, A: The philosophy of the Yi King, P: La philosophie du Yi King), bằng những nguyên lý của học thuyết Âm Dương (H: 陰陽, Yin and Yang, P: Yin et Yang), Ngũ hành (H: 五行, A: Five primary elements, Five elements of nature, P: Cinq éléments primaires, Cinq éléments de la nature), Bát quái (H: 八卦, A: Eight diagrams, P: Huit diagrammes) của khoa học kinh nghiệm (sciences empiriques) phương Đông…Những vấn đề đó được chép ban đầu trong Tứ thư  (H : 四書, A: The four classical books, P: Les quatre livres classiques)[4] và Ngũ Kinh (H : 五經, A: The five classical books of the Confucian doctrine, P: Les cinq livres classiques de la Doctrine confucienne)[5] và được bổ sung mãi về sau.
Quan niệm và những nghi thức về việc họ, việc hiếu mà cổ nhân để lại được hình thành, chắt lọc, thử thách qua bao đời; được đổi bằng mồ hôi, nước mắt, máu xương; được trải nghiệm qua những tháng năm cơ cực, nhọc nhằn đã bám rễ sâu trong lòng người Việt luôn có sức sống mãnh liệt, đồng hành và vẫn có ích soi rọi, phù trợ mỗi bước đi, cách nghĩ của lớp lớp hậu thế. Những giá trị, chuẩn mực đầy tính nhân văn đó không phải là mê tín dị đoan (H: 迷信異端, A: The superstition, P: La superstition) như có thời ta đã ngộ nhận.
Theo thời gian và sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội thì có những điểm đã lỗi thời, lạc hậu nhưng việc thực hành, phê phán nó phải trên quan điểm lịch sử. Nhưng nếu nhân danh phục hồi vốn cổ mà phát huy sai lệch đến quá mức thì lại không nên ! 
- Lương Đức Mến (trích cuốn “Việc Hiếu” đang soạn) -



[1] Con người có 7 thứ tình cảm phát lộ ra ngoài, tuy các sách kê không giống nhau nhưng có thể gồm: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) hay Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Cụ, Dục (mừng, giận, thương, ghét, buồn, sợ, muốn) hoặc Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ (mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, sợ)...
[2] Lục trần (六塵, 6 cảnh nơi cõi trần) khêu gợi Lục căn (六根, sáu giác quan của con người để nhận biết sự vật), Lục căn sinh ra Lục thức (六識, 6 điều hiểu biết của con người), Lục thức sanh ra Lục dục là 6 điều ham muốn, gồm: Sắc dục:  ham muốn nhìn thấy sắc đẹp, Thinh dục:  ham muốn nghe âm thanh êm tai, Hương dục:  ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu, Vị dục:  ham muốn món ăn ngon miệng, Xúc dục:  ham muốn xác thân sung sướng, Pháp dục:  ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.
[3] Ba mối độc hại (Ham muốn không chính đáng, giận, mê muội), gây ra nhiều phiền não và đốt cháy hết công đức của người tu, nên gọi chúng là Tam độc. Nó làm dơ dáy thân tâm, nên cũng gọi chúng là Tam cấu; ngăn trở  thiện tâm nên cũng gọi chúng là Tam chướng; trói buộc con người vào biển khổ trầm luân, nên cũng gọi chúng là Tam phược.
[4]  là bốn quyển sách quan trọng của Nho giáo, gồm: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
[5] là năm quyển sách thời xưa làm nền tảng cho  Nho giáo, gồm: Dịch, Thư, Thi, Lễ, Xuân Thu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!