(Đoạn tả cảnh chị em họ Vương du Xuân) |
Những
ngày này, nhiều người Việt thường nhắc tới Thanh minh nhưng không phải ai cũng
hiểu cặn kẽ về Thanh minh và Tết Thanh minh, nhiều người lẫn với tết Hàn thực.
Trong đó có việc vin vào cụ Nguyễn Du, bởi đoạn cụ viết về cảnh chị em Thúy Kiều
du Xuân, ảnh bên:
Trước
hết cần dứt khoát khẳng định răng: Thanh Minh là “Tiết” mà “tiết khí” thì theo
thời tiết, nghĩa là theo Dương lịch!. Chỉ có “Tết” và “Giỗ” mới theo Âm lịch.
Ngày 03/3/ âm là ngày Tết Hàn thực, cũng là ngày giỗ ông Giới Tử Thôi bên Tầu!.
Thanh
Minh (H: 清明, A: Festival
of tomb cleaning, P: La fête de
nettoyage des tombes) nghĩa là ngày có tiết trời mát mẻ, trong trẻo, sáng sủa.
Đây là tiết thứ 5 trong 24 tiết của một năm, là dịp tiết trời trong sáng mát mẻ
nhất của năm và nó cách ngày tiết lập xuân 60 ngày. Tết Thanh minh là một tiết
khí theo quy luật vận hành của mặt trời, tức là theo lịch dương, chứ không
theo quy luật vận hành của mặt trăng, tức lịch âm. Do vậy, tiết Thanh minh
thông thường bắt đầu vào ngày 4 (với năm
tháng 2 có 29 ngày) hoặc ngày 5 (các
năm khác) tháng 4 dương lịch khi kết thúc tiết Xuân phân 春 分 và kết thúc vào khoảng
ngày 20 hay 21 tháng 4 khi tiết Cốc
vũ 穀雨 bắt
đầu.
Đối
chiếu với lịch âm thì ngày bắt đầu của tiết Thanh minh thường rơi vào cuối
tháng Hai, đầu tháng Ba âm lịch. Nếu rơi đúng vào ngày mùng Ba tháng Ba âm lịch
thì gọi đó là ngày “Thanh minh đích thực”.
Trong
dân gian, vì quá thuộc những câu thơ trong kiệt tác Truyện Kiều 傳翹của đại thi hào Nguyễn Du (
阮攸, 1765–1820)
mà trong đó có câu: “Thanh minh trong tiết tháng ba” nên hầu hết mọi người cứ
đinh ninh tiết Thanh minh luôn rơi vào tháng Ba âm lịch. Lại có người nói vống
lên rằng “Nguyễn tiên sinh đã nhầm!”. Thực ra cụ không lẫn bởi năm mà chị em họ
Vương du Xuân mà trong “Kim Vân Kiều truyện” 金雲翹傳) của Thanh Tâm Tài Nhân 青心才人 bên Tầu viết là năm mà lịch âm trước năm đó không nhuận nên
Thanh minh rơi vào tuần đầu tháng Ba âm.
Nếu
như Tết Hàn thực (寒食节, ăn đồ nguội) tính theo lịch Âm, là ngày
giỗ ông Giới Tử Thôi 介之推 quyết chết cháy để tỏ ý không hợp tác với nhà Vua
bội bạc thời Xuân Thu (春秋时期, 722 đến
481 tCn) luôn diễn ra ngày 03/3 âm thì tiết Thanh minh phần lớn rơi vào cuối
tháng 2 âm, không cố định ngày theo lịch âm.
Cụ
thể với năm 2015 thì: Tiết Xuân Phân (春 分,
giữa Xuân) khởi từ thứ Bảy 21/3/2015, tức ngày 02/2 Ất Mùi; Tiết Thanh Minh
(清 明, Trời trong sáng) bắt đầu từ Chủ nhật 5/4/2015, nhằm ngày 17/2 Ất
Mùi còn Cốc vũ (穀 雨,
Mưa rào) khởi từ thứ Hai
20/4/2015, tức ngày 2/3 Ất Mùi.
Do
vậy việc nhận mộ có thể tiến hành trong khoảng từ 05/4/2015 đến 19/4/2015 đều
không sai, nhưng để đến 03/3 âm, tức 21/4/2015 thì không đúng bởi đó đã sang tiết
Cốc vũ rồi!
Chú thích cho đoạn thơ nói
về Thanh minh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du trong ảnh đầu bài:
(1) Thiều quang: ánh sáng tốt đẹp tức nắng xuân đẹp đẽ. Cả câu
ý nói trong chín chục ngày xuân đẹp đẽ đã hơn sáu chục ngày qua đi rồi.
(2) Thanh minh: theo âm lịch một năm chia làm 24 tiết, tiết
thanh minh là một tiết thuộc mùa xuân nhằm vào khoảng đầu tháng ba âm lịch.
(3) Tảo mộ: (tảo: quét, mộ: mồ mả) quét dọn sửa sang lại
các phần mộ cho sạch sẽ.
(4) Đạp thanh: giẫm lên cỏ xanh. Người ta đi tảo mộ ở ngoài
đồng cỏ đông như hội nên gọi là hội đạp thanh.
(5) Yến anh: hai loài chim thường bay thành đàn về mùa
xuân, đây ngụ ý nói người đi chơi xuân đông đúc từng đoàn, từng lũ.
(6) Tài tử giai nhân: trai tài gái sắc.
(7) Áo quần như nêm: "nêm" đây là những mảnh gỗ mỏng
đóng trên hai mặt thớt cối xay lúa khít nhau như những hàng răng. Chữ Hán có
câu: "Xa mã như thuỷ, y thường như xỉ", ngựa xe đi lại như nước chảy,
áo quần chật khít nhau như những hàng răng ở trên mặt cối. Cả câu 48 ý nói ngựa
xe qua lại liên tiếp như nước chảy, khách du xuân áo quần đẹp đẽ chen khít nhau
như những mảnh nêm ở trên mặt thớt cối xay. Câu này đặt theo lối tiểu đối:
"thuỷ" (danh từ) đối với "nêm" (danh từ).
(8) Vàng vó: đồ mã làm giả những thoi vàng hình khối chữ
nhật dùng để rắc lúc đưa ma hay để cũng lúc đi tảo mộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!