[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


04 tháng 11 2013

Tục ĐẶT HỌ ở người Việt

Trong quá trình đi tìm cội nguồn dòng họ, tôi đã tìm hiểu về việc hình thành thành tố “họ” và cách gọi nhau của dân ta thủa lập quốc thấy có nhiều lý thú và chưa từng có ai kết luận. Dòng họ nào cũng tự hào truyền nhau rằng họ mình có từ thời Hùng Vương! Song sự thật thế nào và vì sao các từ chỉ tộc danh của ta cứ na ná bên Bắc quốc, liệu nó có gì giống, khác nhau?
Cũng như quá trình thống nhất quốc gia, việc hình thành “họ” ở Việt Nam diễn ra muộn hơn so với người Hán và quá trình đó gắn với việc dựng nước và đấu tranh giữ nước, giữ gìn bản sắc dân tộc. Tính ngoan cường của “Văn hóa làng xã” đã giúp cho người Việt tuy “Sơn Thủy tương liên” 山水相联,  “Văn hóa tương thông” 文化相通 với người Hán, chịu ảnh hưởng của nó nhưng không bị đồng hóa 漢化.

1. Trong nhà nước sơ khai Văn Lang dân ta đã có họ ?:
Họ của người Việt có thể đã có từ thời lập quốc bởi từ thời Hùng Vương thứ VI Hùng Huy Vương 雄暉王 dân Việt đã biết đến đạo Phật và năm 111 người Giao Chỉ 交趾, Cửu Chân 九真 đã có sổ hộ 戶籍. Có điều gồm những “họ” gì thì chưa tìm thấy tư liệu. Muốn xác định được thủa quốc sơ dân ta đã có yếu tố “họ” chưa cần khôi phục cách phát âm từ mà sau này được gọi là “tộc danh” ở thời đó như thế nào, nghĩa của những từ ra sao, gắn với sự vật hiện tượng nào, được viết (nếu đã có chữ Khoa đẩu) ra sao? Nhưng đến nay vẫn chưa hội đủ các điều kiện đó mà sử sách lại không nói đến.
 Do vậy, về sử liệu, có thể nói: dù độc lập dưới quyền Hùng-Thục (文郎 甌雒, -208/179 tCn), Hai Bà (徵氏姐妹, năm 43) hay nằm trong Nam Việt (南越, 207 tCn-111 tCn), đến thời đó người Việt chỉ có tên[1] và đến tận thời Triệu Thị Trinh (趙貞娘, 226-248) nữ quyền vẫn hầu như áp đảo. Các tộc danh mà sau này sử Việt nói đến là dùng để chỉ cả một bộ tộc, không nhất thiết có quan hệ huyết thống gốc. Hồng Bàng là tên bộ tộc 鴻龐,các Vua Hùng không phải họ Hùng hay họ Lạc . Các nhân vật lịch sử như Hai Bà Trưng (徵側徵貳)[2] cùng các Nữ tướng của Bà; Cao Lỗ (高魯, ? – 179) hay Danh thần như Tản Viên Sơn Thánh 傘圓山聖 (Sơn Tinh 山精) Nguyễn Tuấn 阮俊 mà người Việt đang thờ đủ cả họ, tên là do các nhà Nho sau này theo sách Tầu mà thêm thành tố “họ” vào! Do vậy, nếu thấy trong Thần phả 神譜, Bia đá 石碑 tại các Đền, Miếu ghi tên Thần mà có họ trùng với chữ chỉ họ mình cũng chớ vội cho rằng họ ta đã có từ thời đó và vị Thần ấy là Thuỷ tổ của họ mình, dù vị ấy có thật, có cha mẹ, quê quán, là Nhân Thần!
2. Người Việt có đủ “họ tên” từ khi nào?
Sử liệu ghi thành tố “họ” của người Việt khởi nguồn trong thời Bắc thuộc lần thứ hai (北屬時代, 43-541) do ảnh hưởng của văn hoá Trung nguyên. Cụ thể là khi Sĩ Nhiếp (, 187-226) do nhà Đông Hán (東漢, 25-220) phái sang làm Thái thú 太狩 cai trị Giao Chỉ bộ 交趾步. Ông này đem tư tưởng Khổng giáo (Khổng Tử Khâu 孔子邱 sáng lập 551 tCn), đưa chữ[3], khuôn phép Bắc quốc vào thực hiện ở Nam, cải Giao Chỉ 交趾 thành Giao Châu (交州, 203) :
Nho Lưu lại có Sĩ Vương,
Khởi nguồn Thù Tứ mở đường lễ văn[4].
Song hành với quá trình trên, để tiện cho việc quản lý, cai trị (theo dõi hộ khẩu, nhân khẩu, quân dịch, thu thuế) quan lại nhà Hán buộc phải đưa thành tố “họ” vào tên của người Việt. Từ đó mỗi người Việt đều có họ tên đầy đủ chép trong Sổ hộ và họ đó được hình thành từ các nguồn:
- Người chép sổ dịch, phiên âm họ vốn có, tự đặt của người Việt;
- Quan đô hộ đặt họ với những người chưa có “họ”;
- Những quan lang 官郞, thổ ty 土司, tù trưởng 酋長, chức dịch 职役làm việc với quan lại đô hộ đã nhiễm và bắt chước văn hoá Hoa Hạ nên đặt họ cho mình, con cháu mình.
 Trong những trường hợp trên thì một cách tiện, nhanh lại hiệu quả trong việc “Hán hoá”, quan lại nhà Hán đã đưa những “họ” đã có sẵn bên chính quốc mà sau này được chép trong Bách gia tính 百家姓[5] nhập sang “họ” đó được đọc theo tiếng của người Giao Chỉ (âm Hán Việt), chứ không đọc theo âm người Hán.Ngoài ra hậu duệ của những quan lại, thổ tù 土司, chúng dân 黎民  người Bách Việt vùng Hoa Nam[6] do bất mãn hay chống đối Hán triều phải di cư xuống hay các quan cai trị đã lấy vợ người Việt, định cư ở Giao Chỉ[7] thì đương nhiên vẫn mang theo tộc danh bên cố quận, trừ trường hợp cần mai danh ẩn tích 埋名隱跡.
Ngoài những họ đơn còn có họ kép (như Đặng Trần 鄧陳, Nguyễn Phúc 阮福...); có họ có hai âm gọi (như Lương/Lường , Vũ/Võ , Hoàng/Huỳnh )...rồi con khác họ cha, con chú con bác ruột lại mang họ khác nhau...; việc ban “quốc tính”, cải họ, bức họ… là những vấn đề lý thú nhưng không thuộc phạm vi chuyên khảo này.
Không cần hiểu sâu về quá trình hình thành Tính-Thị-Tộc, đa số người Việt đều biết đến bốn từ: “Tính” (con cháu gọi là “tử tính” 子姓, thứ dân gọi là “bách tính” 百姓; “Thị” (họ, ngành họ), “Tộc” (cha, con, cháu là ba dòng là”tam tộc” 三族; Cao tổ đến huyền tôn gọi là chín dòng là “cửu tộc” 九族) và “Họ”  𣱆 chỉ vấn đề này. Trong đó, “họ” là từ Việt (khi viết mượn chữ “hộ” và “ thị” của Hán tự), còn ba từ kia là Hán Việt. Do có từ Nôm chỉ họ nên chứng tỏ người Việt có họ từ trước khi chữ Nôm[8] ra đời, nếu không sẽ phải dùng thuần Hán. Theo cách hiểu của dân gian, họ là thành phần đứng đầu của họ tên, để chỉ một gia tộc gồm những người cùng liên hệ huyết thống với nhau. Trong thực tế, thường dùng hai từ Tộc và Thị để viết gia phả, ví dụ: “Nguyễn Phước tộc Lược biên”, “Lương tộc Gia phả”, “Lê thị Gia phả”; còn chữ Tính thường đi chung với tính danh[9]. Riêng trong vùng người Mông, người Dao ở miền núi phía Bắc, có họ tộc danh phiên âm qua Hán Việt, có họ lại phiên âm qua tiếng Quan Hỏa 官話 hoặc âm của dân tộc mình nên tưởng khác họ nhưng lại là chung. Ví như Giàng/Dương, Pờ/Bạch Tẩn/Đặng, Lù/Lục, Phàn/Bàn, Chảo/Triệu, Vàng/Vương, Tao/Đào… Còn đối với một số họ chỉ có ở người Trung, hay ngược lại có họ chỉ có ở người Việt (Nam Trung bộ trở vào và vùng Tây Nguyên)[10] không có chữ phồn thể hoặc ghi theo lối pinyin (phiên âm) bằng chữ Latin tương ứng thì nó không giống với cách đọc họ người Việt. Chắc chắn những họ đó có nguồn gốc tộc danh khác với những gì chép ra ở đây[11].
3. Ý nghĩa của chữ ghi tộc danh:
 Ngày đó nước ta chưa có chữ viết hoặc có nhưng đã thất truyền[12], chưa tiếp xúc với văn hoá phương Tây[13] mà dùng Hán tự. Do vậy chữ ghi họ Việt đều giống chữ ghi tộc danh  tương ứng của người Hán nhưng người Việt đọc theo âm Hán Việt thời thuộc Đường (唐朝, 618 – 907) về trước còn người Hoa đọc bằng tiếng Hán. Ví dụ người Việt có: Nguyễn, Lê, Phan, Phạm, Ngô, Trần, Lý, Đỗ, Cao, Hồ, Vũ, Trương, Vương, Mã, Lưu, Lâm, Bùi, Phùng, Văn, Tăng, Hạ, Hoàng, Tôn, Tống, Tô, Hàn, Hà, Thái, Đinh, Đoạn, Đồng, Chu, Dương, Đàm, Giang, Mạc, Mai, Mạnh, Đặng, Trịnh, Lương... là âm Hán Việt, chép ra chữ Hán 漢字 là: ,, , , ,,, , ,,, , , , , , , , , , , , , , , , , ,, ,, , , , , , , , , , …giống như chữ chỉ họ người Trung Quốc. Do vậy, dẫu có yêu nước đến mấy, cao lòng tự tôn đến đâu khi tìm hiểu về “họ” và việc hình thành “họ”, nhất là với người Kinh miền Bắc, vẫn buộc phải dựa vào tư liệu từ sử Hoa 華史,tất nhiên phải đối chiếu với sử Việt.
Các chữ chỉ tộc danh có khi có một ý nghĩa ngữ nguyên nhất định (hoặc tượng vật, hoặc cây cỏ, hoặc cầm thú, hoặc vùng đất, sự kiện hay nghề nghiệp, chức tước…). Theo dòng lịch sử, với người Việt, chữ chỉ tộc danh ban đầu dùng chữ Hán, rồi sang chữ Nôm cuối cùng mượn chữ cái Latin[14] ghi âm Việt như hiện nay. Do vậy ngữ nguyên gốc của chữ đó bị lãng quên hay sai lệch đi, mỗi người nói một kiểu nên khó và cũng không cần thiết tầm nguyên ý nghĩa ban sơ của chữ ấy.  Hoặc một số họ mà chữ ghi tộc danh có nghĩa không hay nhưng tộc đó đâu có đổi. Ví dụ họ Mao (, lông, râu tóc), họ Mã (, con ngựa)…. Nhưng chú ý rằng, chữ giản thể 簡體字 mới xuất hiện nên khi ký âm tộc danh, xác định Ngũ hành 字意五行, định “Cát” , “Hung” , xác định số nét 笔划, bộ Thủ 部首 của chữ chỉ tộc danh (để đặt tên cho con, dựng vợ gả chồng, chọn đối tác, dự đoán vận số…) phải dùng chữ phồn thể (繁體字, truyền thống) mới có giá trị. Bởi chữ Hán phồn thể, bao hàm văn hóa và tư tưởng truyền thống của Trung Hoa nên mỗi ký tự là một câu chuyện còn chữ giản thể thì không có được ý nghĩa đó.
4. Chúng ta là người Việt Nam:
Kết cấu họ tên (H: 姓名,A: Name and forename, P: Nom et prénom) của người Việt thường cũng gồm 3 thành tố như người Hoa là: họ + chữ đệm + tên. Song trong giao tiếp thì người Việt ít nhắc đến họ mà chỉ gọi tên và thường kèm từ “anh”, “em”, “cô”, “bác”, “chú”, “ông”, “bà”, “cụ”…đứng trước tên chứ không gọi: Phạm tướng quân 范将军, Đặng Giám đốc 鄧经理, Lương Bác sĩ 梁大夫, Nguyễn tiểu đệ 阮小弟...như người Hoa! Đồng thời người Việt dùng chữ “Văn” , “Thị” làm tên đệm để phân biệt nam nữ còn người Hoa thì không. Thời hiện đại, các họ mà người Việt gọi là: Phạm, Ngô, Trần, Trương, Mã, Lưu, Phùng, Hạ, Hoàng, Tôn, Tô, Hàn, Dương, Đàm, Đặng, Trịnh… khi dùng Hán tự 漢字 thì được chép bởi các chữ truyền thống 繁體 là: , , , , , , , , , ,, , , , , thì bên Trung Quốc gọi là: Fàn, Wú, Chén, Zhāng, Mǎ, Jiǎn, Féng, Hè, Huáng, Sūn, Sū, Hán, Yáng, Nóng, Dèng, Zhèng… và được viết bởi chữ 簡體 ít số nét  hơn các chữ tương ứng ở trên: , , , , , , , , , , , , , , , ...
Đồng thời, nên nhắc lại rằng nguồn gốc chữ chỉ tộc danh không đồng thời là nguồn gốc của tất cả những người mang họ đó. Do ảnh hưởng của văn hóa Hoa Hạ nên chữ ghi tộc danh tương ứng bên Hoa và Việt nếu ghi bằng Hán tự 漢字 là như nhau (tất nhiên là đọc bằng tiếng Việt và tiếng Hán là khác nhau) nhưng không phải những người mang họ giống người Hán đều có nguồn gốc từ bên kia dãy Phân Mao 分茅嶺[15].Cho nên không phải e ngại khi nói chữ chỉ tộc danh “Đặng” , “Trần” , “Lý” , “Lương” … xuất phát từ văn hoá Trung Hoa.
Người họ Lương, cũng như một số họ khác đúng là có một bộ phận là từ Trung Quốc đến[16] Việt Nam trong những cuộc di cư vào thời đại đồ đồng (青铜时代, <2100 tCn), khi nhà Tần (秦王, 246 tCn-221 tCn) diệt Bách Việt (249 tCn- 221 tCn), khi nhà Nguyên (, 1271 - 1368) thay nhà Tống (宋朝,  960-1127), nhà Thanh (大清國, 1644-1911) thế nhà Minh (,1368 - 1644), sau phong trào Thái Bình Thiên Quốc (太平天國, 1851–1864)... Ngược lại cũng có 1 số dòng họ Lương Việt Nam (hậu duệ Lương Nhữ Hốt 梁汝笏…) chuyển sang định cư ở Trung Quốc.
Như vậy, nguồn gốc dòng họ là bản địa hay từ đâu đến không hề ảnh hưởng đến bản chất và danh dự của dòng họ và những người mang họ Lương, nhiều đời tổ tiên là người Việt, có quốc tịch Việt Nam là dòng họ Việt đích thực và có một vị trí xứng đáng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được khẳng định!
Đồng thời, trong lịch sử và hiện nay do chuyển cư (có tổ chức hay tự phát), do điều động, do định cư ở quê ngoại… mà ít có làng xã cùng chung một họ và một dòng họ không chỉ còn tụ cư ở nơi “quê cha đất tổ” mà sống rải rác khắp nơi. Do vậy những thành viên xa đời của cùng một Cụ Tổ sinh sống trên nhiều miền và đôi khi nhiều quốc gia khác nhau[17] và ngược lại, trong một vùng có những người mang chung một tộc danh lại không cùng họ hoặc tuy khác tộc danh lại vốn cùng một họ!
-Lương Đức Mến, tháng 11/2013-


           [1] Hoặc có thể đã có nhưng được ghi bằng thứ chữ cổ (chữ Khoa đẩu) đã bị xóa sổ bởi nghìn năm Bắc thuộc.
Trong hàng trăm họ của người Việt thì người họ Ma (vùng Cẩm Khê, Phú Thọ) tự hào là dòng họ cổ nhất, có từ đời Hùng Vương thứ 1ùng Tuyền Vương 雄璿王. Tộc trưởng đầu tiên là Ma Khê (con Hùng Nghị Vương 雄毅王) mất năm 259 trước Công nguyên, thọ 95 tuổi đến 2013 là đời 79 với tộc trưởng đời 77 là Ma Văn Bảo. Cuốn Gia phả quý báu đó được Tổ đời thứ 75 là Ma Văn Thị (1878-1950) tuyền cho con là Ma Văn Thực (1917-2004). Chính cụ Thực chuyển tải tất cả các thông tin sang chữ quốc ngữ.
           [2] Có ý kiến cho rằng gia đình hai Bà làm nghề nuôi tằm nên con gái lớn gọi là "trứng chắc", người em là "trứng nhì". Khi chép sử, người TQ đã dùng chữ  (Trưng) ghi âm trứng”, chữ  (trắc) ghi âm chắcchữ  (nhị) ghi âm nhì”, các sử gia Việt Nam "dịch" lại thành ra Trưng Trắc, Trưng Nhị !.
 Lại có ý kiến cho rằng hai Bà thuộc dòng dõi Quan Lang thứ 18 của Hùng Vương thứ VI Hùng Huy Vương 雄暉王, là Tiết Liêu còn gọi là Lang Liêu. Ông là người dâng Bánh Chưng, Bánh Giầy cho vua cha ngày Tết sau chiến thắng giặc Ân được truyền ngôi thành Hùng Vương thứ VII là Hùng Chiêu vương 雄昭王. Để ghi nhớ công đức tổ tiên hậu duệ của vị Vua tài danh hiếu nghĩa này đã lấy họ mình là “Chưng” ( , trong bánh chưng), được  quan lại nhà Hán phiên thành Trưng.
        [3] Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam từ trước đó, vào khoảng thế kỷ 1 trước công nguyên thời Tây Hán (西漢, 111 tCn-24 sCn), còn gọi là chữ Nho. Trong suốt thời gian Bắc thuộc, tiếng Hán đã được giảng dạy ở đất Việt và người Việt chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở chính quốc. Cách phát âm chữ Hán dựa vào cách đọc của người Hán trước thời Đường (唐朝, 618 – 907) theo âm của người Việt tạo ra âm Hán-Việt.
        Đỉnh cao của Khoa cử người Việt thời Bắc thuộc là Khương Công Phụ (姜公輔, 730-805),người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, châu Ái (nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) đỗ Tiến sĩ 進士 năm Quảng Đức thứ hai (廣德二年, 764) đời Đường Đại Tông (唐代宗,726-779), được bổ làm Hữu thập di Hàn Lâm học sĩ 右拾遺翰林學士, kiêm chức Kinh triệu hộ tào tham quân Kinh triệu hộ tào tham quân về sau thăng tiến tới chức Gián Nghị Đại Phu, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự (諫議大夫同中書門下平章事, như Tể Tướng 宰相).
        [4] Trích “Đại Nam Quốc sử  Diễn ca” 大南國史演歌. Nho lưu: dòng dõi con nhà Nho (儒家, confucianisste); Thù , Tứ tên 2 con sông nơi Khổng Tử thuyết pháp, gộp thành từ chỉ đạo Khổng.
          [5] Văn bản ghi lại các họ phổ biến của người Trung Quốc được một văn nhân ở Tiền Đường, Hàng Châu (chưa rõ tên) soạn vào thời Bắc Tống (北宋, 960-1127). Ban đầu danh sách có 411 họ, sau đó tăng lên 504 họ, gồm 444 họ đơn 单姓 (chỉ gồm một chữ, ví dụ Triệu , Hồ ,...) và 60 họ kép 复姓 (gồm hai chữ, ví dụ Tư Mã 司馬, Gia Cát  诸葛, Hạ Hầu 夏侯...). Các họ đầu tiên được nói tới trong danh sách là họ của các hoàng đế, trước hết là Triệu (, họ của Tống Thái Tổ 宋太祖 Triệu Khuông Dẫn 趙匡胤), sau đó là Tiền (, họ của các vua nước Ngô Việt 吳越國, 907-978), Tôn (, họ của chính phi Ngô Việt Vương) và Lý (, họ của các vua nước Đường-Đường Cao Tổ Lý Uyên 高祖李淵, 618- 626). Toàn bộ văn bản được xếp vần điệu và có thể đọc lên như một bài thơ 4 chữ một câu, vì vậy đôi khi trẻ em Trung Quốc sử dụng tác phẩm này để học vỡ lòng bên cạnh cuốn Tam Tự Kinh 三字经. Trong cuốn này họ Lương xếp thứ 128 傳統百家姓排名第 128 và được chép trong câu: “ Hạng, Chúc, Đổng, Lương”.
[6] Chỉ miền Nam Trung Quốc, vùng đất từ sông Hoài  淮河 và dãy Tần Lĩnh 秦嶺 xuống gọi là Hoa Nam. Cũng có trường hợp phân vùng này thành vùng nằm giữa hai sông Hoàng Hà và Trường Giang gọi là vùng Hoa Trung và vùng phía Nam sông Trường Giang gọi là Hoa Nam hoặc Giang Nam. 
[7] Ví như họ Hồ đều là hậu duệ của Trạng nguyên Hồ Hưng Dật 胡興軼. Ông này vốn thuộc tộc Bách Việt ở Chiết Giang sang làm Thái thú Diễn Châu đời Hậu Hán (947-950) rồi định cư ở Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Hay như họ Vũ nhiều nơi nhận là hậu duệ của Vũ Hồn (武渾, 804 – 853). Ông vốn là con quan phủ nhà Đường (唐朝, 618-907) tên là Vũ Huy, ở làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Sau khi từ quan Vũ Huy đã đi du ngoạn phương Nam. Khi dừng chân tren đất Giao Châu đã lấy một người thôn nữ tên là Nguyễn Thị Đức tại làng Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu (sau này là tỉnh Hải Dương). Ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thân bà Đức sinh con trai, đặt tên là Vũ Hồn. Vũ Hồn từng giữ chức An Nam Kinh lược sứ 安南经略使.
            [8] Do nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không có trong Hán tự, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết của mình, đó là chữ Nôm 字喃 với những nguyên lý khá phức tạp. Đây là văn tự ngữ tố, mỗi chữ biểu thị một âm tiết của tiếng Việt. Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Chưa xác định chính xác thời điểm hình thành chữ Nôm chỉ biết rằng chữ Nôm được ghi nhận thành quốc ngữ 國語, chính thức xuất hiện và phát triển khi quan Hình bộ Thượng thư 刑部尚書 Nguyễn Thuyên (阮詮, tức Hàn Thuyên 韓詮, 1229-?) vâng lệnh Trần Nhân Tông (陳仁宗, 1279-1293), làm bài “văn Tế cá sấu”  文祭 𩵜𩽉 bằng chữ Nôm vào mùa thu năm Nhâm Ngọ 壬午 1282, khi quân Nguyên (元朝, 1271 - 1368) đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2. Tuy nhiên, chữ Nôm vì được cấu tạo trên căn bản chữ Hán, nên khi muốn học chữ Nôm thì phải biết chữ Hán nên vẫn không phổ thông và ít được sử dụng rộng rãi.
           [9] Tính, Thị, Tộc có nghĩa giống như Anh ngữ dùng các từ: Surname, Last name, Family name để chỉ tên họ.
          [10] Điều đó có nghĩa không phải tất cả người Việt đều là hậu duệ của “Bách Việt” cổ, mà là người bản địa ở miền núi trung du Bắc bộ, Thanh Nghệ, ven biển miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ.
           [11] Trong những chuyến đi công tác và sống với cán bộ vùng Văn Chấn (trước 1976 thuộc Nghĩa Lộ, từ 1991 thuộc Yên Bái) hồi còn tỉnh Hoàng Liên Sơn tôi thấy người Tầy ở đây tuy cùng họ Hoàng nhưng có “Hoàng chay” (cúng giỗ chỉ dùng rau) và “Hoàng tạp” (cúng giỗ có bày thịt).
           [12] Những năm gần đây, một số học giả cho rằng người Việt cổ từng có chữ  viết là bộ chữ tượng thanh, ghép những chữ cái thành từ dùng để ghi tiếng nói của người Việt, nó giống hình con nòng nọc nên gọi là Khoa đẩu văn 蝌蚪文,được xếp vào lối chữ Loan hoàng khoa đẩu 鸞凰蝌蚪. Trong nghìn năm Bắc thuộc (北屬時代, 207 tCn-938), chữ Việt cổ ấy đã bị tuyệt diệt do âm mưu Hán hóa. Do vậy không thể phổ biến và không còn lưu truyền đến nay.
            [13] Mãi đến khoảng thế kỷ XVIII khi nội bộ Trung Hoa lục đục suy yếu thì người Việt Nam bắt đầu tiếp thu thêm những bản sắc đến từ Âu-Mỹ.
           [14] Giữa thế kỷ 16, khi đến Đại Việt để truyền dạy ĐạoThiên Chúa, các giáo sĩ phương Tây  như Francisco de Pina (1585-1625), Gaspar d’Amaral (1594-1646), Antonio Barbosa, Alexandre De Rhodes (tức Cha Đắc Lộ 神父, 1591-1660)…sau này là Pigneau de Behaine (tức Bá Đa Lộc 百多祿, 1741- 1799) có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt, trước hết là các thầy giảng đã nghiên cứu, và soạn ra bộ chữ dùng chữ La tinh để ghi âm tiếng Việt dùng cho việc giảng đạo bằng ngôn ngữ bản địa. Đây loại chữ lấy âm tố làm đơn vị, có quy tắc khoa học, dễ viết, dễ phát âm, dễ học. Nhưng bị giới hạn chỉ dùng để giúp các Cha giảng, truyền đạo trong lúc cả nhà Trịnh và nhà Nguyễn đều thực thi chính sách cấm đạo nên chữ  Quốc ngữ đã không thể phát triển, truyền bá rộng rãi. Đến khi toàn quyền Đông Dương Martial Merlin (1923-1925) vào ngày 18/9/1924 ký quyết định dạy chữ Quốc ngữ ở ba năm đầu cấp tiểu học thì sự truyền bá chữ Quốc ngữ mới được chính thức, rộng khắp ở mọi nơi trên mọi lĩnh. Sau khi giành chính quyền, tuyên bố độc lập, 08/09/1945 Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà có  Sắc lệnh số 20 về học chữ quốc ngữ bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. Tuy nhiên các văn bản truyền thống (Gia phả, Văn sớ…) và ngay trên văn bản của nhà nước vẫn xen dùng chữ Hán. Ví dụ: Giấy Khai Sinh năm 1938 vẫn còn sử dụng 4 ngôn ngữ (Hán, Nôm, Quốc ngữ và Pháp); tiền Đông Dương (P: Piastre indochinoise, H: 法屬印度支那元) phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954 có dòng chữ Hán 東方滙理銀行 (Đông phương hối lý ngân hàng). Sau này trên tờ tiền giấy do Chính phủ VNDCCH phát hành vào ngày 31/01/1946 và lần đổi tiền ngày 06/5/1951thì tên nước và mệnh giá viết bằng Quốc ngữ (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và chữ Hán (越南民主共和); chỉ từ sau lần đổi tiền ngày 28/02/1959 trở đi thì mới hoàn toàn không còn chữ Hán.
[15] Núi này ở  Cổ Sâm, cách Khâm Châu khoảng 3 dặm về phía tây. Tương truyền trên đỉnh núi có thứ cỏ tranh, do ảnh hưởng của khí hậu và địa thế, ngọn cỏ ngả theo hai hướng Bắc và Nam cho nên mới có tên gọi là núi Phân Mao, nghĩa là núi có thứ cỏ chia ra làm hai hướng. Sách sử cổ thường chép từ miền nam núi Ngũ Lĩnh là miền Hoa Nam từng là đất của Bách Việt mà nhà Hán, Đường đã dần xâm chiếm và đồng hoá thành người Trung Quốc, trừ Lạc Việt! Tương truyền nơi đây có “Cột đồng Mã Viện”.  Năm 1540, Mạc Đăng Dung trả cho Minh triều nên từ đấy núi Phân Mao thuộc về đồ bản nhà Minh. Trong quá trình đàm phán (1885 - 1895) Pháp (đại diện là Ðại tá Servière sau là Ðại tá Galliéni) -Thanh (đại diện là Tổng lý Ðại thần Thái Hy Bân 蔡希邠) để cắm mốc biên giới An Nam-Đại Thanh, người Pháp đã để tổng Kiến Duyên (4 xã: Kiến Duyên, Ðồng Tâm, Ðồng Tông, Hoành Mô), Bát Trang (8 xã và 1 xóm: Bắc Nham, Thượng Lại, Mông Sơn, Cổ Hoằng, Vũ Khê, Tiêu Sơn, Tuy Lai, Hoằng Mông và xóm Ðông Sơn thuộc xã Tiêu Sơn) cho Trung Quốc, núi Phân Mao thành vào sâu trong nội địa Trung Quốc.
            [16] Chuyện này trên thế giới không phải là hiếm. Trong nhiều trường hợp dân di cư trở thành lãnh tụ của dân bản địa. Điển hình liên quan đến Hoa-Việt là :
           Thủ tướng  đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore (từ năm 1959 đến năm 1990) là Lý Quang Diệu (李光耀, sinh năm 1923) vốn tổ tiên là người Khách Gia 客家 ở huyện Đại Bộ 大埔, tỉnh Quảng Đông 廣東 đến Singapore vào năm 1862 bởi Tổ phụ 祖父 là Lý Mộc Văn (李沐文, Lee Bok Boon, sinh năm 1846). Ông đã lãnh đạo hòn đảo Sư tử này rất thành công trên mọi mặt, trong đó có việc độc lập về chính sách ngoại giao với Trung Hoa.
           Hay như Lý Thừa Vãn (Rhee Syngman hay Lee Seungman hay Yee Sung-man hoặc I/Ri Seung-man, H: 李承晩, Hàn: 이승만), 1875 – 1965) là vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc (1948-1960, 대한민국 대통령/ 大韓民國 大統領.) vào ngày 6 tháng 11 năm 1958, trong dịp viếng thăm Việt Nam Cộng hòa (06/11/1948) từng nói rằng tổ tiên ông là người Việt. Có tài liệu nói ông là hậu duệ đời thứ 25 của Kiến Bình Vương Lý Long Tường (李龍祥, 이용상 , sinh năm 1174) mà Long Tường là con thứ bảy của vua Lý Anh Tông (李英宗, trị vì 1138-1175) của Đại Việt và ông đến tị nạn tại Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải, trên bờ biển phía tây Cao Ly 고려, 高麗 từ  1226.
          [17] Ví dụ : - Nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa thời cổ là Khổng Tử (孔子, tức Khổng Phu Tử 孔夫子, 551- 479 tCn) ngày nay tính lên đến vài triệu hậu duệ, dù nhiều người không còn là người Hán hoặc không có quốc tịch Trung Hoa.
         -  Khả Hãn sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ là Thành Cát tư hãn” (成吉思汗, 1162-1227) không chỉ là  một nhà lãnh đạo lỗi lạc, quan trọng của lịch sử thế giới, mà còn được mệnh danh là “người truyền giống thành công nhất trong lịch sử”. Do vậy đến thời hiện tại có khoảng 16 triệu hậu duệ của ông đang sống rải rác khắp nơi trên toàn thế giới.

1 nhận xét:

  1. Song song với việc xác lập chủ quyền tại các vùng đệm” ở biên viễn, nhà Nguyễn ráo riết thực thi chính sách cải hoá dân bản địa, trong đó có việc đặt “họ” cho những nhóm người chưa có họ hoặc mang những họ khác phong hoá Đại Nam (大南, 1820 (CT: 1839)-1945).
    Ví dụ năm 1832, Minh Mạng (明命阮聖祖, 1791- 1841) ban cho Thổ ti Trấn Ninh là Phòng ngự sứ Chiêu Huống họ Kiều đồng thời ban cho chúng dân vùng này những tên họ: Cáo, Cát, Cầm, Cần, Cổ, Chuyên, Dụ, Đa, Định, Đôn, Hào, Hảo, Hâm, Kiện, Kiệu, Khả, Khâm, Lang, Lương, Mỹ, Nham, Sầm, Sơn, Tạo, Thành, Thiệt, Trác, Tri, Trình, Triển, Uất.

    Trả lờiXóa

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!