Bản đồ sưu tầm trên mạng |
Quá trình tiến hoá, người Việt cổ cũng như các
dân tộc khác từ những cá nhân
riêng lẻ hình thành nên gia đình mẫu hệ, gia đình phụ hệ rồi tiến tới những Thị tộc,
Bộ lạc tức dần đã có khái niệm
“họ” từ sau thời mông muội. Song do chưa
có chữ hoặc có nhưng đã mai một, tư liệu bị ngoại bang xâm chiếm lấy đi hoặc huỷ
hết nên việc đặt họ của người Việt thủa dựng nước ra sao, gồm những họ gì chỉ
là giả thuyết.
1.
Văn minh Việt và sự giao thoa văn hoá:
Theo
các tài liệu tôi đọc được thì trước Công nguyên người Việt cổ sống ở vùng núi
trung du Bắc bộ, cũng như nhiều dân tộc khác không có họ và tục đặt “họ” của
người Việt là do ảnh hưởng của người Hoa Hạ 华夏. Theo đó, việc đặt họ của người Trung Hoa
bắt đầu từ khi vua Phục Hi (宓羲, 2800 – 2737 tCn) ở sơ kỳ
Tam Hoàng Ngũ Đế (三皇五帝, 2852 - 2205 tCn) buộc dân chúng phải có
một “gia tính” hay “tộc tính” để dễ phân biệt các hệ phái và tuân phép tắc hôn
nhân. Khi có chữ 漢字[1] thì họ tên người mới được biên chép lại. Qua đó cho thấy rõ quá
trình từ “Tính” 姓 đến “Thị” 氏 rồi “Tính-Thị hợp nhất” 姓氏 gọi chung là “tộc” 族.
Do
nằm ở nơi giao thoa giữa hai trong 4 nền văn minh của thế giới cổ đại[2] là: Trung Hoa và Ấn Độ[3], người Việt Nam sớm tiếp thu để biến cải thành
bản sắc của mình. Thời sơ sử (các liên
minh bộ lạc được thiết lập) vùng sông Hồng ảnh hưởng chủ yếu đến từ nền văn
minh Ấn Độ cổ đại, khúc xạ qua sắc dân Cổ Mã Lai[4]. Sau này, trong thời kỳ Bắc thuộc (北屬時代, 207
tCn-938) mới ảnh hưởng văn hóa Hoa Hạ 华夏. Do đó có thể nghĩ đến từ thời cổ người Việt
đã có thành tố “họ” trong họ tên đầy đủ!
Cũng
như quá trình thống nhất quốc gia, việc hình thành “họ” ở Việt Nam diễn
ra muộn hơn so với người Hán và quá trình đó gắn với việc dựng nước và đấu
tranh giữ nước, giữ gìn bản sắc dân tộc. Tính ngoan cường của văn hóa làng xã
đã giúp cho người Việt tuy “Sơn Thủy tương liên” 山水相联,
“Văn hóa tương thông” 文化相通 với người Hán, chịu ảnh hưởng của nó nhưng không bị đồng hóa 漢化.
2.
Hình thành quốc gia Việt:
Theo
truyền thuyết và dã sử thì tiền thân nước ta khởi từ thời Hồng Bàng 鴻龐氏, được bắt đầu từ năm 2879 tCn bởi Kinh
Dương Vương 涇陽王祿續, kết thúc
vào năm 258 tCn thời An Dương Vương 安陽王蜀泮 với trung tâm ở Phong Châu 豐州, rồi Cổ Loa.
Theo
một số công trình ngiên cứu gần đây mà tôi tiếp cận được thì đến đầu thời kỳ đồ
đồng[5] (青铜时代, Bronze Age, -2100 tcn) có khoảng 15
nhóm Lạc Việt 貉(駱?)越
trong những nhóm nhỏ lẻ, ít liên kết mà sử cũ gọi là Bách Việt 百越[6] sống
trên vùng núi phía bắc và châu thổ sông Hồng. Đây là giai đoạn “tiền quốc gia”,
cư dân sống tập trung hơn và chuyển dần sang Chế độ phụ quyền với các bộ lạc nhỏ, riêng lẻ như: bộ Rồng, bộ
Chim, bộ Dâu, bộ Rùa...Vào khoảng thế kỷ VII tCn, Hùng Tạo Vương (雄造王, 660
– 569 tCn) thâu tóm phần đất của bộ tộc này vào trong nhà nước sơ khai Văn
Lang , đóng đô ở Phong Châu cùng với hơn 12 nhóm Âu Việt 甌越 sống ở vùng Đông Bắc[7]. Vào năm 257 tCn An Dương Vương (安陽王, 257
tCn – 208 tCn) hợp nhất Lạc Việt 貉越 của Hùng Tuyền Vương (雄璿王, ?- 258 tCn) với Âu Việt 甌越 của mình thành nước Âu Lạc (甌貉, 257 tCn
- 207 tCn). Sau 50 năm tồn tại, Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của ngoại bang bởi
Triệu Đà (趙佗, 257/239 tCn – 137 tCn) và tái độc lập 3
năm thời Hai Bà ( 婆徵, 40-43) rồi lại bị nhà Hán (漢朝, 203
tCn–220) cai trị.
3.
Người Việt hồi lập quốc gọi nhau thế nào?
Dù
độc lập dưới quyền Hùng-Thục, Hai Bà hay nằm trong Nam Việt 南越, đến thời đó người Việt chắc đã có tên, nhưng
đã có họ chưa thì chưa thấy tài liệu nào viết thoả đáng[8]. Đa số các tác giả vẫn cho rằng: Họ của
người Việt có thể khởi nguồn trong thời Bắc thuộc lần thứ hai (北屬時代, 43-541)
do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa.
Trong
hàng trăm họ của người Việt thì người họ Ma (vùng Cẩm Khê, Phú Thọ) tự hào là dòng họ cổ nhất, có từ đời Hùng
Vương thứ 17 雄璿王. Tộc trưởng đầu
tiên là Ma Khê (con Hùng Nghị Vương 雄毅王) mất năm 259 trước Công nguyên, thọ 95 tuổi
đến 2013 là đời 79 với tộc trưởng đời 77 là Ma Văn Bảo. Cuốn Gia phả quý báu đó
được Tổ đời thứ 75 là Ma Văn Thị (1878-1950)
tuyền cho con là Ma Văn Thực (1917-2004).
Chính cụ Thực chuyển tải tất cả các thông tin sang chữ quốc ngữ.
Ngay
trong Sử Việt vẫn có tộc danh khi chép về các nhân vật lịch sử, các vị Thần. Phải
chăng các tộc danh đó là dùng để chỉ cả một bộ tộc, không nhất thiết có quan hệ
huyết thống gốc. Hồng Bàng là tên bộ tộc 鴻龐氏,các Vua Hùng không phải họ Hùng 雄 hay họ Lạc 雒 và các nhân vật lịch sử như Hai Bà Trưng (徵側 và 徵貳) cùng các Nữ tướng của Bà; Cao Lỗ (高魯, ? – 179) hay Danh thần như Tản Viên Sơn
Thánh 傘圓山聖 (Sơn Tinh 山精) Nguyễn Tuấn 阮俊 mà người Việt đang thờ đủ cả họ, tên có phải
là do các nhà Nho sau này theo sách Tầu mà thêm thành tố “họ” vào không?!
Thực
tế trên, đến nay chưa có lời giải đáp.
4.
Lần lại lịch sử:
Đại
Việt Sử ký Toàn thư chép việc nhà Hán xâm chiếm Nam Việt như sau:…庚 午 元 年 漢 元 六 年 …漢 帝 聞 之 遣 伏 波 將 軍 路 博 德 出 桂 陽 楼 船 將 軍 杨 僕 出 豫 章 戈 船 將 軍 嚴 名 嚴 失 其 姓 史 出 零 陵 下 瀨 將 軍 甲名 甲 史 失 其 姓 下 蒼 梧 馳 義 侯 貴 名 貴 史 失 其 姓 夜 郎 兵 下 牂 牁 江 咸 會 番 禺… 校 尉 司 馬 蘇 弘 得 王 越 郎 都 一 作 孫 都 得 嘉時 下 瀨 戈 船 將 軍 兵 及 馳 義 侯 所 夜 郎 兵 未 下 而 我 越 已 為 路 博 德 楊 僕 所 平 矣.
時 我 越 令 三 使 者 牽 牛 三 百 頭 携 酒 一 千 鐘 持 交 趾 九 真 日 南 三 郡 戶 籍 迎 降 路 博 德 因 拜 三 使 者 為 三 郡 太 守 治 .
Lược
dịch đoạn này: Năm 111 tCn, sau khi chiếm được Nam Việt (南越,207 - 111 tCn) của nhà Triệu 趙氏, Phục ba tướng quân 伏波將軍 nhà Tây Hán (西漢, 206
tCn–9 Cn) là Lộ Bác Đức (路博德, ?-?) đã nhận lễ vật
xin hàng của quan Sứ vùng này gồm: 300 con trâu, 1.000 chung rượu và sổ hộ 戶籍 của 3 quận Giao Chỉ 交趾, Cửu Chân 九真 và Nhật Nam 日南.Sau đó cho ba người ấy làm Thái thú ở 3 quận
để trị dân như cũ đồng thời lấy đất chia làm 9 quận
là: Nam Hải 南 海, Thương Ngô 蒼梧, Uất Lâm 鬱林, Hợp Phố 合浦, Giao
Chỉ 交趾, Cửu Chân 九真, Nhật Nam 日南, Châu Nhai 珠崖, Đam Nhĩ 儋耳 .
Đã có Hộ tịch 戶籍để nạp cho quan chiếm đất chứng tỏ ít ra
thời đó người Giao Chỉ, Cửu Chân (thuộc
nước ta nay) đã có tên và chắc cũng đã có họ. Nhưng muốn xác định được thủa quốc sơ dân ta đã
có yếu tố “họ” chưa cần khôi phục cách phát âm từ mà sau này được gọi là “tộc
danh” ở thời đó như thế nào, nghĩa của những từ ra sao, gắn với sự vật hiện tượng
nào, được nếu đã có chữ (Khoả đẩu?) thì
được viết ra sao? song đến nay vẫn chưa hội đủ các điều kiện đó mà sử sách lại không
nói đến. Có thể đặt giả thiết họ của người Giao Chỉ được chép vào Sổ hộ bởi chữ
Khoa đẩu nhưng quân tiếp quản không đọc được chữ Khoa đẩu và nhiều họ của người
Việt vốn không có nghĩa nên quan lại nhà Tây Hán đã dùng chữ Hán có âm tương tự
để ghi chép, dịch, “phiên âm”. Ví như âm “Lường” (chưa rõ chữ Việt cổ viết ra sao) được
chép bởi chữ 梁 (Lương)!
Do vậy ngày nay một số họ chỉ có ở người Việt
mà không hoặc có rất ít ở người Hoa.
Dù
sao, đó chỉ là giả thuyết của tôi trong quá trình đi tìm cội nguồn dòng họ Lương.
Lương Đức Mến,
ngày 01 tháng 9 Quý Tị.
[1] Chữ Hán 漢字
là một dạng chữ viết biểu ý, tượng hình ghi tiếng Hán và đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển.
Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự
甲骨字), xuất hiện vào đời nhà nhà Thương (商, 1766 tCn–1122 tCn), viết trên các mảnh xương thú
vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được. Có nhiều biến thể
và cách viết trong suốt lịch sử Trung Quốc chữ Kim (Kim Văn 金文) thời Chu (周,
1021-256 tCn), chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) thời Chiến Quốc
(戰國, 403-221 tCn) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書) thời nhà Tần (泰,
221-206 tCn), chữ Khải (Khải Thư 楷書) thời Nhà Hán (漢,
Tiền Hán 206 tCn-8 CN, Hậu Hán 25-220), chữ Khải còn có thể được chia
thành chữ Hành (Hành Thư 行書)
và chữ Thảo (Thảo Thư 草書). Ngày nay chữ Hán
ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Đài Loan sử dụng chữ
Phồn thể 繁體字 còn Đại lục thì dùng chữ
Giản thể 簡體字, lập ra hệ pinyin (phiên
âm) bằng chữ Latin vào năm 1950.
[2] Bốn nền văn minh của thế
giới cổ đại là: Nền văn minh thung lũng sông Ấn, nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia),
nền văn minh Ai Cập cổ đại và nền văn minh Trung Hoa.
[3] Nền văn minh Ấn Độ thời cổ
đại (còn được gọi là Văn hóa Harappa, 3.000-1.800 tCn) là một nền văn
minh nổi tiếng bao gồm cả vùng đất ở các nước như: Ấn Độ, Pakistan, Nêpan,
Bangladesh ngày nay. Nền văn minh này sản sinh ra chữ Ấn cổ, chữ Brami, chữ
Sanskrit (là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này) và
sản sinh ra nhiều tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jaina và đạo Sikh.
[4] Theo các nhà nhân chủng
học, hình dáng thì loài người được chia thành bốn đại chủng chính, là: Đại
chủng Âu (Caucasoid, Europoid), Đại chủng Phi (Negroid), Đại
chủng Á (Mongoloid), Đại chủng Úc (Australoid).
Cổ Mã Lai (Proto-Malay,
Indonésien) là tên của chủng tộc sống vào thời kỳ đồ đá giữa (中石器時代, Mesolithic,
14.000-5.000 tCn) có nước da ngăm đen, tóc quăn, tầm vóc thấp, cư trú trên
toàn bộ vùng Đông Nam Á cổ đại trải dài từ sông Dương Tử ở phía bắc đến các hải
đảo Indonesia ở phía nam; từ Ấn Độ ở phía tây đến quần đảo Philippines ở phía
đông. Chủng này là kết quả của sự kết hợp giữa đại chủng Mông Cổ (Mongoloids,
黃色人種) và đại chủng Úc (Austronesian,
棕色人種) khi đại chủng Mông Cổ từ
vùng Tây Tạng thiên di về phía đông nam cách đây 10.000 năm. Đây là là nguồn gốc
của đại bộ phận các dân tộc Việt Nam.
[5] Khoảng 5.000 năm trước đây,
tại khu vực phía nam sông Dương Tử do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với
Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống hình thành một chủng mới là chủng Nam Á (austro-asiatique),
có những nét nổi trội của Đại chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng
Úc.
Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được
chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ sử gọi là Bách Việt sinh sống từ vùng
nam sông Dương Tử . Ban đầu, họ nói một số thứ tiếng như: Môn-Khmer, Việt-Mường,
Tày-Thái, Mèo-Dao,... Sau này quá trình chia tách này tiếp tục để hình thành
nên các dân tộc và các ngôn ngữ như ngày nay. Trong khi đó, dọc theo dải Trường
Sơn vẫn là địa bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến
thành Chủng Nam Đảo. Đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm.
[6] Bách Việt 百越 là một thuật ngữ lỏng
lẻo bao hàm các dân tộc Việt cổ không bị Hán hóa hoặc bị Hán hóa một phần đã từng
sống ở vùng đất mà ngày nay thuộc lãnh thổ phía nam Trung Quốc và miền Bắc Việt
Nam giữa thiên kỷ I tCn và thiên niên kỷ I. Đây cũng là từ cổ chỉ vùng đất mà
các dân tộc này đã sinh sống. Trong tiếng Trung Quốc cổ, các chữ 越, 粵, 鉞 thường được dùng
thay thế nhau cho nghĩa “Việt”. Có nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô 句吳, Ư Việt 於越, Dương Việt 揚越, Mân Việt 閩越, Nam Việt 南越, Đông Việt 東越, Sơn Việt 山越, Lạc Việt 雒越 và Âu Việt 甌越, hay còn gọi là
Tây Âu - 西甌. Đa số những
cái tên này tồn tại đến thời đế chế sơ khai. Về sau Bách Việt bị người Hoa Hạ
tràn xuống xâm lấn lãnh thổ, dần dần bị Hán hóa. Chỉ còn nhóm Lạc Việt ở miền Bắc
Việt Nam là còn tồn tại, thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa vào thế kỷ 10 và
họ chính là tổ tiên của người Việt ngày nay.
[7] Vào đầu thời nhà Hán, Bách Việt được chia
thành các nhóm, trong đó: Đông Âu (東甌, nay
là vùng Ôn Châu, Chiết Giang),
Mân Việt (閩越, tỉnh Phúc Kiến ngày nay), Nam Việt (南越, trong địa bàn tỉnh Quảng Đông ngày nay),
Tây Âu (西甌, trong vùng ngày nay là miền Tây tỉnh Quảng
Đông và miền Nam tỉnh Quảng Tây) của Trung Quốc và Lạc Việt (雒越, 駱越, 貉越, khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay) là các nhóm chính.
[8] Có thể đã có nhưng
được ghi bằng thứ chữ cổ (chữ Khoa đẩu) đã bị xóa sổ bởi nghìn năm Bắc
thuộc.
[9] Những năm gần đây, một số
học giả cho rằng người Việt cổ từng có chữ
viết là bộ chữ tượng thanh, ghép những chữ cái thành từ dùng để ghi
tiếng nói của người Việt, nó giống hình con nòng nọc nên gọi là Khoa đẩu văn 蝌蚪文,được
xếp vào lối chữ Loan hoàng khoa đẩu 鸞凰蝌蚪. Trong nghìn năm Bắc thuộc
(北屬時代, 207 tCn-938), chữ Việt cổ ấy đã bị tuyệt diệt do âm mưu Hán hóa.
Do vậy không thể phổ biến và không còn lưu truyền đến nay.
Kết cấu họ tên (H: 姓名,A: Name and forename, P: Nom et prénom) của người Việt thông thường cũng gồm 3 thành tố giống như người Trung là: họ + chữ đệm + tên.
Trả lờiXóaNhưng đặc biệt khác nhau là:
- Nữ giới thường lót chữ “Thị” 氏 mà bên Hoa không vậy.
- Đồng thời trong giao tiếp thì người Việt ít nhắc đến họ mà chỉ gọi tên và thường kèm từ “anh”, “em”, “cô”, “bác”, “chú”, “ông”, “bà”, “cụ”…đứng trước tên chứ không theo kiểu: Phạm tướng quân 范将军, Đặng Giám đốc 鄧经理, Lương Bác sĩ 梁大夫, Nguyễn tiểu đệ 阮小弟...như người Hoa!.
Thói quen này cuả người Việt phải bắt nguồn từ một nguyên nhân nào đó sâu xa và lâu dài. Rất có thể người Việt có “tên” sớm hơn rất lâu rồi mới có “họ” nên đã tạo nên thói quen này?