Trong các lễ cúng giỗ cúng ngày Rằm, Mồng Một, cúng giỗ của gia
đình, tiễn năm cũ, đón năm mới,… ngoài việc khấn cầu tới Thần, Phật, Bản gia
Táo quân, Thành hoàng bản xứ…còn phải thỉnh các quan Hành khiển và các Đại
tướng quân Thái Tuế Đương niên, Tân niên. Trong đó riêng các vị Thần Thời gian
phải thay đổi từng năm cho phù hợp. Cụ thể:
1. Vòng
Lưu niên Hành khiển là vòng tuần hoàn của các vị Thần Thời gian. Đấy là
Mười hai vị Đại vương, mỗi năm một vị cai quản cõi nhân gian là Thập nhị Hành
Khiển đại vương, tính theo Thập Nhị Địa Chi 十二地支, bắt đầu là năm Tý, cuối cùng là năm Hợi.
Hết năm Hợi cũng quay lại năm Tý với Đại vương Hành Khiển 行譴大王 mười hai năm về trước. Các Đại vương này còn được
gọi là “Đương Niên Chi Thần” 陽年之神, là quan Văn, lo việc thi hành những mệnh
lệnh của Ngọc Hòang Thựơng đế, trình lên Ngọc Hòang những việc đã xảy ra. Mỗi
Đại vương Hành Khiển đều có một vị Hành Binh 行兵尊神 là quan Võ lo giữ an ninh, trật tự địa
phương. Đồng thời còn có một Phán Quan 判官尊神 là Thư ký giúp việc, việc ghi chép công,
tội của mọi người, mọi gia đình, mọi thôn xã, mọi quốc gia.
2. Vòng luân phiên các Thái Tuế tinh quân 太歲神是年歲之神 ứng với vòng Lục thập Hoa giáp tính từ Giáp Tý đến Quý Hợi.
Thái Tuế tinh quân xuất hiện tính từ Lập Xuân (nếu tiết Lập Xuân trước
Nguyên Đán) hoặc Giao Thừa (nếu tiết Lập Xuân sau Nguyên Đán) và hết
hạn làm việc vào ngày Đông Chí.
Do
vậy:
- Không thể lấy bài văn khấn năm trước áp vào năm sau được bởi khác
quan Hành khiển, khác Thái tuế;
- Mỗi gia đình cư trú ở một nơi khác nhau, có Thổ công, thổ địa,
Thành hoàng khác nhau nên không thể dùng chung Văn khấn;
- Bài khấn đời trước cũng không thể lấy nguyên văn dùng cho đời sau
vì khác về chủ lễ nên khác về xưng hô với Tổ tiên: phải nâng lên một bậc.
Nhiều người không tường, lầm là tất yếu!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!