Bức Tiên bàn do LĐM thiết kế |
Hôm giỗ bà Nội tôi, có cháu hỏi: bạn
cháu có bố mới mất, nhà ở phố chật nên cháu muốn rước ảnh bố cháu lên ban thờ
chung, mà không muốn để ở bàn riêng ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, làm ăn nhưng
chưa biết chọn ngày nào, tiến hành ra sao. Tôi đã giảng giải để cháu về “tham
mưu” cho bạn.
Một sự tình cờ sau ngày giỗ Nội tổ tỷ
lại đúng vào ngày mà thiên hạ đang nhao nhao lên vì cái gọi là ngày Tận thế (H:
盡世, A: The end of world, P: La fin du monde) chợt nghĩ: “ngày Tận thế” mà bàn về “xả tang” 捨喪 là hợp nên
mở máy chép lại suy nghĩ, hiểu biết của mình để nhớ.
Người Việt
coi trọng việc kỉ niệm ngày mất, nhất là cúng cha mẹ. Theo “Thọ mai gia lễ”,
thì cứ đúng ngày quy định trong mà làm, không có sự chuyển dịch tuỳ tiện theo
lời thầy lễ hay thầy bói nào cả.
1. Thông thường người thân sau khi mất
được con cháu rước vong về gia đình tiến hành các
lễ: Lễ ba ngày (三虞, lễ tế ngu); Lễ
cúng cơm (朝夕面,trong vòng 100 ngày); Cúng tuần (旬祭, thực hiện vào các ngày thứ 7, 14, 21, 28, 35, 42 sau mất); Lễ chung
thất (終七, ngày thứ 49 sau mất); Lễ tốt khốc (卒哭, 100 ngày sau mất nghĩa là thôi khóc); Tiểu
tường (小祥, giỗ đầu); Đại tường (大祥, giỗ hết); Trừ phục (除服, bỏ tang); Cải táng (改葬, bốc mộ); Kị nhật (忌日, giỗ từ năm thứ 3 trở đi, còn gọi là Chính kị).
2. Trong
các Lễ, công việc trên thì trừ ngày
làm lễ An táng và
ngày làm lễ Trừ phục, Cải táng cần chọn ngày lành còn Lễ chung thất, Tốt
khốc, Tiều tường, Ðại tường,
Kị nhật cứ theo đúng ngày tính toán theo lịch âm mà làm. Khi đó con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân
nhân ở chỗ khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự. Lưu ý tang tế theo ngày định sẵn nên thân bằng, cố hữu
ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi mời như lễ mừng, lễ cưới và không chuỵện “Hữu
thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo” (有請有來無請不到,mời thì
đến, không thì thôi)
được. Ngoài ra, con thứ, con
gái, cháu phải đến từ ngày hôm trước để “góp giỗ” trong buổi Tiên thường (先嘗, ngay trước hôm Chính kị, gọi là “giỗ nếm”).
3. Con
cái để tang cha mẹ là Đại tang 大喪 phải 3 năm bởi như Đức Khổng Tử từng nói: 子生三年, 然後免于父母之懷, 夫三年之喪, 天下之達喪也 (“Tử sinh tam niên, nhiên hậu miễn vu phụ mẫu
chi hoài, phù tam niên chi táng, thiên hạ chi đạt táng dã”), tức là con người
khi sinh ra phải ba năm sau mới rời khỏi vòng tay bế ẵm của cha mẹ cho nên khi
cha mẹ mất đi con cái phải báo đáp cái ân huệ vất vả của cha mẹ bằng việc để
tang trong ba năm, đấy là lễ thông thường của mọi người trong thiên hạ. Nhưng
còn bao việc chờ con cái nên việc đặt bàn vong thờ người mới mất, việc để tang
không thể kéo dài mãi, nhưng cũng không thể tùy tiện mà phải làm Lễ, chọn ngày.
Theo truyền
thống, 2 tháng sau ngày giỗ hết (chữ là Đại tường, giỗ lần thứ 2), tìm ngày Trực trừ 法除 thực hiện
lễ trừ phục hay bỏ tang. Đây là Lễ ngược với Lễ thành phục (成服, tức lễ phát tang cho con cháu mặc đồ tang để
cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng) khi người thân vừa mất. Như vậy, tuy
trong năm hạng tang phục 五 服 quy định gọi là đại tang 3 năm thực ra chỉ 27 tháng (sau lễ giỗ đại tường 2 năm, thêm 3 tháng dư
ai 余哀).
4. Ngày
trực trừ được tính theo Phép ghi 12 chỉ trực 十二 建除法 (theo vòng: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu,
Khai, Bế) mà hiện nay cuốn lịch nào cũng ghi rõ. Nếu lịch không ghi có thể
nhẩm thế này: theo thứ tự từ tháng Giêng, tháng
Hai…đến tháng Một, tháng Chạp âm lịch thì ngày Trực trừ theo thứ tự
tương ứng là vào các ngày: Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu,
Dần đầu tháng (hết vòng quay lại).
Trước kia
(ngay bây giờ một vài nơi vẫn dùng) ở
bàn Vong (dùng thắp hương, cúng cơm trong
những tuần lễ đầu) có treo bức vải trắng lớn, viết chữ đen với hàng trên là
4 chữ lớn: 表致其哀 (Biểu trí kỳ ai), hàng dưới ở giữa là chữ cực lớn 奠 (Điện, nghĩa là: định yên, tiến cúng) ,
hai bên là đôi câu đối:
Bên phải:
守孝不知红日落 (Thủ hiếu bất tri hồng nhật lạc);
Hàng bên
trái: 思亲常望白鹤飞 (Tư thân thường vọng bạch hạc phi).
Do vậy việc
đưa bát hương, bài vị người mới mất lên bàn thờ Gia tiên chung được tiến hành
sau Lễ Chung thất (có nhà làm sau Bách nhật).
Nhưng nếu giữa khoảng 49 ngày gặp Tết Nguyên đán thì nên thực hiện nghi lễ này
trước ngày 23 tháng Chạp để trong những ngày Năm mới không có không khí tang
tóc nơi phòng khách.
Việc này
cũng cần chọn ngày và việc đó được tính theo tháng âm lịch: nếu là tháng đủ khởi
đầu ngày Mồng Một ở “Phụ” ngược chiều kim đồng hồ còn tháng thiếu ở ô “Mẫu”, thuận
chiều kim đồng hồ theo bảng sau khi gặp ô có chữ “VONG” ứng với ngày chuyển được.
BẢNG TÍNH
NGÀY BỎ BÀN VONG
VONG
|
Nam
|
VONG
|
< Phụ
|
VONG
|
Tôn
|
- Đủ khởi
từ “Phụ”, ngược chiều kim đồng hồ.
- Thiếu
từ “Mẫu”, thuận chiều kim đồng hồ.
|
Nữ
|
||
VONG
|
VONG
|
|||
Mẫu ^
|
Khách
|
|||
VONG
|
Nữ
|
VONG
|
Nữ phu
|
VONG
|
5. Lễ Trừ phục gồm 3 lễ nhỏ:
5.1. Lễ sửa mộ: Ðắp sửa mộ thành mộ
tròn, thực tế nhiều nơi nay đã bỏ.
5.2. Lễ đàm tế 談祭: Cất khăn
tang. Huỷ đốt các thứ thuộc phần lễ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính. Bỏ
bàn thờ tang. Thu cất các bức trướng, câu đối viếng. Từ đó mọi hoạt động gia
đình trở lại bình thường (cưới xin, đi dự
các cuộc vui..).
5.3. Lễ rước linh vị (H:簰位, A: The tablet of the deceased, P: La tablette du défunt) vào chính điện và
yết cáo tổ tiên: Chép sẵn linh vị mới, phủ giấy hay vải đỏ, khi đàm tế ở bàn thờ
tang xong thì đốt linh vị cũ cùng với băng đen phủ quanh khung ảnh và văn tế.
Sau đó rước linh vị, bát hương và chân dung đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng
dưới theo nguyên
tắc “Chiêu mục” 昭穆 法制. Trường hợp nhà con thứ không thờ gia tiên bậc cao hơn
thì vẫn để nguyên bàn thờ như cũ, không phải chuyển bàn thờ mà chỉ cần yết cáo
gia thần và yết cáo tổ ở nhà thờ tổ. Có gia đình tiến hành nghi thức này sau cát táng hoặc tùy theo bàn bạc thống nhất giữa các thành viên trong gia tang.
Trên đây là lời bàn của tôi từ những
điều thu lượm qua sách vở và thực tế gia tộc. Để tăng độ “ám thị” tốt nhất khi
đông anh em nên nhờ một người đang hành nghề có uy tín ở địa phương để “xin
ngày”. Nhưng cốt nhất ở cái Tâm, bởi “Linh tại ngã, bất linh tại ngã” 靈在我不靈在我 hiểu nôm na là “linh thiêng là do mình mà không linh
thiêng cũng do mình” mà!
-Lương Đức Mến, ngày cuối năm 2012-
Mặc mọi người lo ngày Tận thế
Trả lờiXóaTa lo sao Tận hưởng Thế gian này
Trên bàn phím ta ngao du sơn thủy
Thả hồn vào hoa, lá, cỏ, cây
Mỗi ngày ta sống lãi một ngày
không lo âu, thù hận bỏ lại sau
Tăng tình bạn, thêm tình Lương tộc
Cuộc đời này, còn mãi bền lâu
Có nơi thay: “表致其哀” (Biểu trí kỳ ai) bằng “喪致其哀”: Tang trí kỳ ai, nghĩa là: Tang gây ra nỗi đau khôn cùng
Trả lờiXóa