Nhớ lại, năm ngoái 2011, Phật đản là vào ngày thứ Ba
17/5 (Rằm tháng Tư Tân Mão, Phật lịch
2555) nhưng nhiều người vẫn cứ bảo phải là ngày 08/4 âm. Xa hơn cháu tôi hoãn
cưới bởi bên nhà vợ cứ khăng khăng “Mồng
8 tháng Tư là ngày Bụt đẻ, ai đi cưới con”. Nay sắp đến ngày lễ trọng đó
của Phật lịch 2556, vẫn có người còn hỏi. Vậy Phật đản là gì và vì sao có 2 mốc
như vậy?
Đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật chứ không phải là một nhân vật huyền thoại được
tín đồ và quần chúng nhân dân thần thánh hóa. Vì vậy Ngài có sinh, có tử nhưng
nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử, sự kiện trong cuộc đời Đức Phật vẫn còn
những tồn nghi. Song, sự kiện Đức Phật đản sinh, đắc đạo thành Đấng Giác Ngộ
toàn năng đã trở thành một dấu son trong lịch sử nhân loại. Do đó việc tưởng
niệm về Đức Ngài đã thành một lễ trọng ở rất nhiều nước với những xu hướng
chính trị khác nhau.
1. Ngữ
và nghĩa:
Phật đản (H: 佛誕, A: Buddha 's birthday, P: Jour de la naissance du Bouddha) trong
đó có từ “đản” 誕 nghĩa là “nuôi” và gọi ngày sinh là “đản
nhật” 誕日, là ngày sinh của Đức Phật. Từ
đó sinh ra lễ kỷ niệm.
Phật đản hội (H: 佛誕會, A: Buddha's Birthday, P: Anniversaire
de Bouddha) là Nghi lễ cử hành để kỉ niệm ngày sinh của Đức Phật).
2. Về ngày
sinh của Đức Phật:
Đức Phật Thích
ca Mâu ni (H: 释迦牟尼佛, A: Sakyamuni
Buddha, P: Çakyamouni
Bouddha) có tên là Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama, là thái
tử con vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa.
śuddhodana) và hoàng hậu Mada (sa., pi. māyādevī), thuộc bộ tộc Thích Ca (sa.
śākya), nước Ca Tỳ La Vệ (迦毘羅衛, Kapilavastu), một quốc gia cổ đại vùng Ấn Độ nay.
Phật đản nhật 佛誕日 hay ngày đản sinh của đức Phật Thích Ca có nhiều tư liệu nhưng
thuyết ghi năm 624 trước Công nguyên là phổ biến hơn cả.
Hiện nay, có
chỗ nói đức Phật sinh ngày mồng 8 tháng 2 (kinh
Trường a hàm 長阿含 và luận Tát bà
đa 薩婆多), hoặc có chỗ
nói Phật sinh vào ngày mồng 8 tháng 4 (kinh
Thái tử thụy ứng bản); kinh Quán Phật cho rằng chư Phật trong 10 phương đều
sinh vào ngày mồng 8 tháng 4.
Thực ra, trong
kinh sách của Phật giáo đều không nêu rõ Đức Phật sinh vào ngày nào mà chỉ nêu
Ngài đản sinh vào một ngày trăng tròn tháng Vèsaka theo lịch Ấn Độ tại vườn Lâm
Tỳ Ni (嵐毘尼, Lumbini). Trong
đó “Vesak” là tiếng Sinhala có thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng
Pali, là tên gọi của tháng Hai lịch pháp Ấn Độ giáo và cũng theo lịch này thì “ngày
trăng tròn” là ngày 08. Có sự khác nhau đó là do Ấn Độ lấy tháng Tí làm tháng
Giêng, còn Trung Quốc thì lập tháng Dần làm tháng Giêng. Như vậy tháng 4 theo
lịch Ấn tức là tháng 2 theo lịch Trung còn ngày trăng tròn theo lịch Ấn là mồng
Tám nhưng lịch Trung lại là ngày 15. Như vậy rõ ràng mốc 08/2 và 08/4 đều không
chính xác.
Nhưng do hoàn
cảnh lịch sửu, trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản
vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Bắt đầu từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu
tiên, tại Colombo, Sri Lanka, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, 26 nước là
thành viên thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[1]. Đến Đại hội Phật giáo Thế
giới năm 1960 họp tại Phnompênh (Campuchia),
căn cứ vào quyết nghị tại Đại hội Phật giáo Thế giới lần 2 họp tại Đông Kinh (Nhật Bản) năm 1952 đã thống nhất lấy
ngày rằm tháng Tư theo lịch mặt trăng làm ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh của giới
Phật tử toàn thế giới. Từ đó cả thế giới, trong đó có Việt Nam đều lấy
ngày Rằm tháng Tư âm lịch làm ngày Phật đản Hội. Việc nhớ 08/4 là theo lối cũ.
Nhắc đến cuộc
đời Đức Phật người ta thường nhắc đến bốn sự kiện quan trọng, cũng là bốn mốc
son trong quãng thời gian nơi trần thế của Ngài. Đó là ngày Đản sinh 誕生 (Đức Phật ra đời) tại vườn Lâm Tỳ Ni (嵐毘尼, Lumbini);
ngày thành đạo 成道 (tìm ra diệu lý) ở Bồ Đề Đạo Tràng (菩梵道場, Bodh Gaya); thời gian chuyển pháp luân 弘法 (hoằng pháp) ở vườn Lộc Uyển (鹿野苑, Sarnath) và Niết bàn
涅槃 (nhập diệt) tại Câu Thi Na (拘尸那揭羅, Kusinagara) ở
rừng Sa La dưới chân dãy Himalaya 喜马拉雅山脉 hùng vĩ. Trong đó, ngày Đức Phật đản sinh đã trở thành
ngày lễ lớn nhất, quan trọng nhất và thiêng liêng nhất của giới Phật tử toàn
thế giới. Hiện nay, trong kinh điển, tùy phái mà có những điểm khác biệt nhất
định về ngày đản sinh cũng như về những mốc thời gian khác trong cuộc đời Đức
Phật nhưng tựu trung lại đều thể hiện tương đối đầy đủ và cụ thể về bốn sự kiện
trên. Đặc biệt, Phật giáo Nam
truyền và Phật giáo Tây Tạng thì kỷ niệm ngày Tam hiệp (H: 三合禮, A: The
Triple Festival) gồm: cả Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn.
Ngày 15 tháng
12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư
tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc tại
phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại
lễ Vesak (theo tiếng Phạn là वैशाख Vaiśākha hoặc Wesak,
卫 塞 节) là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp
quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung
tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở, tên đầy đủ là Đại lễ Vesak
Liên Hợp quốc[2].
Năm 2008, Việt
Nam
đã đăng cai và tổ chức rất thành công Đại lễ quan trọng này. Năm đó, Đại lễ
Phật Đản Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ ngày 13
đến 17 tháng 5, tức ngày 9 đến 13 tháng 4 âm lịch. Bên cạnh đó các đại biểu
cũng tham gia các hoạt động phật giáo khác như khánh thành chùa Bái Đính (Ninh Bình) và tham quan Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Từ sau Đại lễ
Phật Đản Vesak 2008, ngày lễ này ngày càng được Phật giáo Việt Nam tổ chức long
trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễu hành, rước xe hoa,
văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác, thu hút sự
tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của đông đảo người dân trên mọi miền. Đặc biệt, Ban trị sự Hội Phật giáo địa phương,
các chùa hay Ban Hộ tự các cơ sở thờ cúng Phật còn phối hợp với Uỷ ban MTTQ tại
địa phương tổ chức các hoạt động từ thiện-xã hội như thăm hỏi và tặng quà cho
người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... thể hiện lòng từ bi theo
tinh thần “Phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dường Chư Phật”.
3. Thông điệp Đại lễ Phật đản PL. 2556:
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHỨNG
MINH
Hà Nội, ngày
05 tháng 5 năm 2012
(tức ngày 15
tháng 4 âm lịch)
THÔNG ĐIỆP
CỦA ĐỨC PHÁP
CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-*-
Gửi Tăng Ni,
Cư sỹ, Phật tử nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 dương lịch 2012
Nam mô Bản Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính
gửi: Chư tôn túc Hòa
thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức
Tăng Ni, Cư sỹ, Phật tử Việt Nam
ở trong nước và ở nước ngoài.
Hòa chung
không khí đại hoan hỷ của người con Phật trên khắp hành tinh, kính mừng Đại lễ
Phật đản Phật lịch 2556, dương lịch 2012, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng
Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tôi xin gửi tới chư tôn túc Hòa thượng,
Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sỹ, Phật tử Việt Nam ở trong
nước và ở nước ngoài lời cầu chúc đại hoan hỷ, đại an lạc, thành tựu mọi Phật
sự.
Kính mừng Đại
lễ Phật đản năm nay, đúng vào dịp Tăng Ni, Phật tử cả nước vừa long trọng tổ
chức thành công Đại lễ kỷ niệm 30 năm thống nhất Phật giáo cả nước thành lập
Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong suốt 30 năm xây dựng và phát triển, Tăng Ni,
Cư sỹ, Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
Phật sự trên tất cả các lĩnh vực Đạo pháp và Dân tộc cũng như quan hệ đối ngoại
Phật sự quốc tế; được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng xã
hội đánh giá cao vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhân dịp này, Đảng và Nhà
nước đã quyết định trao tặng Huân Chương Hồ Chí Minh lần thứ hai cho Giáo hội,
cùng một số chư Tôn đức, Cư sỹ, Phật tử có nhiều thành tựu Phật sự ích đời lợi
đạo đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương
Đại đoàn kết Dân tộc, Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ và Chính quyền các cấp.
Đây là minh chứng ghi nhận những đóng góp to lớn của giới Tăng Ni, Cư sỹ, Phật
tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với sự nghiệp Cách mạng của Đảng và của Dân
tộc.
Đặc biệt, các
cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam
đã và đang tiến hành tổ chức Đại hội Đại biểu các cấp địa phương và tiến tới
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII vào cuối năm nay. Đây là Phật
sự trọng yếu có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá khách quan, toàn diện những thành tựu,
hạn chế, yếu kém, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Nghị
quyết và Chương trình hoạt động Phật sự của cả nhiệm kỳ vừa qua. Thông qua đó
củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao chất lượng các hoạt động Phật sự trong nhiệm
kỳ tới, trong đó cần chú trọng và quan tâm bảo đảm yếu tố đoàn kết, hòa hợp,
đúng Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước trong việc suy cử thành phần
nhân sự điều hành các cấp Giáo hội và là nhân tố bảo đảm cho thành tựu mọi Phật
sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai.
Kính mừng ngày
Đản sinh của Đức Từ Phụ, Tăng Ni, Cư sỹ, Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo
Việt Nam thành tâm, tinh tấn nỗ lực thực hiện tốt công tác Phật sự ích đời lợi
đạo, đó chính là đóa hoa vô ưu kính dâng lên Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Bản Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh
ĐỨC PHÁP CHỦ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(đã ấn ký)
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ
4. Phật đản năm nay, DL: 2012, PL: 2556[3],
AL: Nhâm Thìn.
Dương lịch: Thứ Bẩy ngày 05/5/2012 với
Ngày Julius: là 2456053.
Âm lịch: Ngày 15 tháng tư, năm 2012 có Bát
tự: Giờ Mậu Tí 戊子, ngày Bính
Dần 丙寅 (Lô trung Hỏa), tháng Ất Tỵ 乙巳 (Phúc đăng Hỏa), năm Nhâm Thìn 壬辰
(Trường
lưu Thủy).
Ngũ hành Ngày: Chi sinh Can (Mộc, Hỏa), là ngày cát (nghĩa
nhật).
Nạp Âm: Lô trung Hỏa kị tuổi: Canh Thân, Nhâm Thân.
Nạp Âm: Lô trung Hỏa kị tuổi: Canh Thân, Nhâm Thân.
Ngày Dần lục
hợp Hợi, tam hợp Ngọ và Tuất thành Hỏa cục; xung
Thân, hình Tỵ, hại Tỵ, phá Hợi, tuyệt Dậu.
Tiết khí: Lập
Hạ
khởi ngày 5/5/2012; Tiểu Mãn khởi ngày 21/5/2012.
Cát thần: Nguyệt
không, Sinh khí, Thiên quan, Tục thế, Dịch mã, Phúc hậu, Hoàng ân, Tư mệnh,
Trực tinh, Thiên ân.
Hung thần sát: Thiên tặc,
Hỏa tai, Tiểu không vong, Tứ tuyệt.
Tuổi kỵ: Bính Thân, Nhâm
Thân, Ất Hợi, Tân Hợi, Nhâm Tuất, Mậu Tuất.
Tuổi hợp: Tân Hợi, Canh
Thân, Đinh Dậu.
Giờ hoàng đạo: Tý (23-1),
Sửu (1-3), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Mùi (13-15), Tuất (19-21).
Hứa hẹn một
ngày đẹp trời, đông thiện nam, tín nữ vãng cảnh Chùa, làm nhiều việc thiện.
- Lương
Đức Mến (BS từ nhiều nguồn ST, TK)-
[1] Nghị quyết được thông qua tại Đại Hội như sau: “Đại
Hội Phật Giáo Thế Giới này, trong khi ghi nhận lòng biết ơn về nghĩa cử bao
dung của Ngài, vị vua tối cao của Nepal trong việc chọn ngày lễ hội trăng rằm
Vesakha làm ngày lễ toàn quốc của Nepal, Đại Hội đồng thời thỉnh cầu quốc
trưởng của tất cả các quốc gia trên thế giới có sự hiện diện của Phật tử dù ít
dù nhiều, hãy tiến thêm bước nữa chọn ngày rằm của tháng năm âm lịch làm ngày
lễ công cộng để vinh danh Đức Phật, người đã được thế giới thành tâm kính cẩn
coi là một bậc vĩ nhân của nhân loại.”
[2] Như
vậy lễ Phật đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi
là Vesak, hai lễ kia là lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn.
[3] Chú ý, về Phật
lịch: Đại hội Phật giáo Thế giới diễn ra tại Nhật Bản năm 1952 đã quyết nghị
lấy năm Đức Phật nhập Niết Bàn, tức năm 544 tCn làm năm đầu của Phật lịch. Mà
Đức Phật đã Đản sinh cách đó 80 năm, vào năm 624 tCn. Vậy năm 2012 này, Phật
lịch là năm 2556, tín đồ đạo Phật kỷ niệm 2556 + 80 = 2636 năm ngày Đức Phật
đản sinh chứ không phải kỷ niệm lần thứ 2556 Đức Phật đản sinh.
Năm 2007 trong tháng 5 có 2 ngày trăng tròn. Đó là thứ Ba 01/5/2007 (nhằm ngày Rằm tháng Ba Đinh Hợi) và thứ Năm ngày 31/5/2007 (nhằm ngày Rằm tháng Tư Đinh Hợi). Chính chắc vì vậy mà Liên Hợp Quốc, vốn dùng Dương lịch nhưng ngày Phật đản lại ghi rõ là ngày Rằm tháng Tư theo lịch âm (vào tháng 5 Dương).
Trả lờiXóaNgày hôm qua, 28/4/2012, tức 08/4 Nhâm Thìn, một số cơ sở thờ tự Phật giáo đã bắt đầu “Mùa Phật đản” bằng nghi lễ “Tắm Phật”. Thấy vậy vài gia đình phố tôi đã cúng ngày Phật đản. Họ không chờ đến Rằm như Nghị quyết của Đại hội Phật giáo thế giới.
Thứ bảy, ngày 5 tháng 5 năm 2012 ( 15/4 đ )
Trả lờiXóaNgày Bính Dần tháng Ất Tị năm Nhâm Thìn Sao +Vị trực Thu
Sao tốt: Thiên Đức Hợp, Minh Tinh, Kính Tâm,
Sao xấu: Kiếp Sát, Thiên Cương, Thiên Ôn, Nguyệt Hỏa, Phá Bại, Băng Tiêu Ngõa Hãm, Nhập Tòa Địa Phá, Trùng Tang, Quỷ Khốc,
-------------------------
Thiên Đức Hợp: Tốt mọi việc
Minh Tinh: Tốt mọi việc
Kính Tâm: Tốt cho tang tế
Kiếp Sát: Kiêng xuất hành, an táng, giá thú
Thiên Cương: Xấu mọi việc
Thiên Ôn: Kiêng xây dựng
Nguyệt Hỏa: Kiêng đổ mái, lợp nhà, làm bếp
Phá Bại: Kiêng khởi tạo, xây dựng
Băng Tiêu Ngõa Hãm: Xấu nói chung
Nhập Tòa Địa Phá: Kiêng nộp hồ sơ, xây dựng
Trùng Tang: Kiêng xây dựng, hôn nhân, an táng
Quỷ Khốc: Kiêng tế tự
(Nguồn: Lý số Việt Nam)---
Đêm qua mưa lớn