Vị trí nước Văn Lang (ST) |
Vị trí Lào Cai thời 937 (VNSL) |
Việt sử diễn âm viết về thời kỳ Bắc thuộc, chống Bắc thuộc (代時北屬, 111 tCn-939) bằng những dòng như sau:
Nước ta từ thuộc nước người,
Khởi từ Đông Hán đến thời Tề Lương.
Dân ta chịu những chiến trường,
Cấy cày chẳng được, muôn đường khó khăn.
Khởi từ Đông Hán đến thời Tề Lương.
Dân ta chịu những chiến trường,
Cấy cày chẳng được, muôn đường khó khăn.
Năm Canh Ngọ 111 tCn nhà Hán giết Triệu Dương Vương 趙陽王,diệt nhà Triệu đổi Nam Việt thành Giao Chỉ bộ 交趾部, có lúc tách đặt 2 quận Vĩnh Bình và Tân Xương (bao gồm vùng đất Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai nay). Sau đó, năm 203 thời Đông Hán (25-220) Thứ sử Trương Tân và Thái thú Sĩ Nhiếp dâng sớ đổi thành Giao Châu 交州.Sự phân giới cai trị này tồn tại suốt thời Tam Quốc và Ngũ Quý: thuộc Đông Ngô (222-280), nhà Tấn, Đông Tấn (280-420), nhà Tống (420-479), nhà Tề (479-501), nhà Lương (502-589), nhà Tuỳ (589-617) .
Nhà Đường (618-907) nắm quyền đã chia nước ta thành quận huyện và đặt chức An Nam đô hộ phủ[1] 安南都護府 cai trị. Cuối thời Đường, thủ lĩnh Mông Xá vùng Vân Nam 云南 bên Trung Quốc cường thịnh, hợp nhất 6 chiếu vào Nam Chiếu 南詔 được nhà Đường chấp thuận và đặt tên là Quy Nghĩa 歸義. Khi lớn mạnh, Nam Chiếu xưng đế và đặt quốc hiệu Đại Mông 大蒙,rồi Đại Lễ 大禮,từng quấy nhiễu và xâm lấn vùng Tân Hưng suốt 10 năm trời. Đến khi Cao Biền sang (864) mới dẹp được nạn Nam Chiếu quấy phá.
Sau đó nước ta do nhà Lương (907-923), nhà Nam Hán cai trị (931-938). Có thời kì, do sự nổi dậy cát cứ của quan lại Hoa Nam thì vùng Tân Hưng thuộc Lâm Tây Châu 林西, Đức Hóa châu 德貨 thuộc Phong Châu 峰州 hay Giao Châu 交州 và cùng với các Mường, Động vùng Tây Bắc hợp thành Man Châu 蠻州.
Trong thời kì Bắc thuộc, do chính quốc luôn loạn lạc nên Giao Châu cũng không mấy ổn định. Lợi dụng tình hình đó, nước ta có những thời gian ngắn vùng lên, giành quyền tự chủ. Đó là thời: Trưng Vương (徵王, 40-43), Lý Nam Đế (李南帝,544-548), Triệu Việt Vương (趙越王,549-571), Hậu Lý Nam Đế (571-602) với quốc hiệu Vạn Xuân 萬春. Hoặc những thời kì xây nền tự chủ của cha con họ Khúc (905-923), của Đương Đình Nghệ (931-938). Vạn Xuân là quốc hiệu đầu tiên của nước ta được ghi trong chính sử, nhưng không rõ sự phân chia các cấp hành chính thời đó ra sao. Sự tham gia của dân chúng vùng đất Lào Cai nay đối với các cuộc khởi nghĩa kể trên thế nào cũng chưa tìm thấy cứ liệu. Nhưng chắc chắn trong cuộc nổi dậy của Lương Long 梁攏 chống lại nhà Hán (năm 178) xẩy ra tại vùng rừng núi phía Bắc Giao Châu sẽ có dân Tân Hưng.
Nhưng dù là “vùng độn”, tự chủ tạm thời hay Bắc thuộc, thực ra vùng này vẫn do các thổ hào địa phương cai quản và chưa tìm thấy tư liệu thành văn ghi rõ ràng về địa danh, cương vực vùng Lào Cai khi đó gọi là gì, giới hạn đến đâu. Thực ra dưới thời nhà Đường cai trị, đối với những bộ lạc ở miền núi xa xôi, Đường triều không đặt châu, quận để thống trị trực tiếp mà đặt những phủ, châu để cho các tù trưởng cũ cai quản chịu quyền quản lãnh của các Đô đốc đô hộ biên giới, gồm 40 châu ky my (còn đọc là cơ mi 畸眉, ví dụ: Quy Hóa, Cam Đường, Lâm Tây ).
[1] Đây là một chức quan chứ không phải là một chính thể. Đến năm 1164 nhà Tống mới đổi Giao Chỉ quận thành An Nam quốc .
-Kỷ niệm 20 năm ngày tái lập Lào Cai-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!