[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


27 tháng 12 2010

Tên gọi CÁC THÁNG theo Âm lịch


Tuy có hiện đại đến đâu, trong đời sống tâm linh người Việt vẫn dùng đến Âm lịch. Khác với Dương lịch, việc gọi tên tháng Âm lịch không phải mấy ai cũng rành và mỗi người giải thích một kiểu. Tại sao tháng cuối năm lại gọi là tháng Chạp và người ghi tháng “12”, người bảo phải ghi “Mười Hai”?
1. Khái lược về tên từng tháng của Âm lịch:
1.1. Âm lịch (H: 陰曆. A: The lunar calendar, P: Le calendrier lunaire) mà thực chất lịch đang dùng là Âm Dương lịch 陰陽, còn gọi là Hạ lịch 夏曆, nông lịch (農曆 nónglì) còn gọi nó là "cựu lịch" 舊曆 sau khi "tân lịch" 新曆, tức lịch Gregory được sử dụng là lịch chính thức. Âm lịch tính thời gian dựa theo sự vận chuyển của mặt trăng quanh trái đất còn Dương lịch (H: 陽曆, A: The sun calendar, P: Le calendrier solaire) thì tính thời gian dựa theo sự vận chuyển của trái đất quanh mặt trời. Nhưng giống Dương lịch, Âm lịch hiện tại cũng chia mỗi năm ra thành 12 tháng, ngày đầu tháng của âm lịch (Nguyệt cát月吉) là ngày Sóc (, không trăng); ngày giữa tháng trăng tròn là ngày Vọng , ngày cuối tháng là Nguyệt tận月盡. Trong đó, tháng 30 ngày (đại tận 大盡) gọi là Nguyệt đại 月大 hay tháng đủ, tháng 29 ngày (tiểu tận 小盡) gọi là Nguyệt tiểu 月小 hay tháng thiếu.
1.2. Âm lịch mà ta đang dùng có nguồn gốc từ Trung Quốc mà theo truyền thuyết là do Hoàng Đế (黃帝, 2698 tCn-2599 tCn) phát minh ra và có cơ sở vững chắc từ năm 841 tCn. Nhưng từ đó đến nay đã từng nhiều lần thay đổi mốc định ngày, tháng đầu tiên:
- Nhà Hạ (, 2205-1766 tCn) chọn tháng Dần (tháng thứ nhất hiện nay) làm tháng Giêng. Quẻ Thái ( , , : Tiểu vãn đại lai, cát, hanh tức: là cái nhỏ, đi, cái lớn lại, tốt, hanh thông) ở Dần cung, khí hậu ấm áp trở lại, tiện cho việc nông, nên ngày Tết Nguyên Đán vừa là ngày lễ mừng mùa Xuân trở lại, vừa là ngày lễ bắt đầu năm mới. Đây là Lịch kiến Dần.
- Nhà Thương (, 1766–1122 tCn), chọn tháng Sửu (tháng thứ 12) làm tháng Giêng. Quẻ Lâm (Nội quái làĐoài hay Đầm, Ngoại quái làKhôn hay Đất ; 元亨, 利貞-至于八月有凶: lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi.) ở Sửu, Sửu là trâu, trâu thuộc Thổ là Đất, Đất có thể ngăn nước, chống rét nên trong lễ Lập Xuân người ta làm trâu bằng đất để tống khí lạnh đi.
- Nhà Chu (, Zhou, 1122–256 tCn) chọn tháng (tháng thứ 11) làm tháng Giêng. Quẻ Phục (Nội quái là Chấn hay Sấm , Ngoại quái làKhôn Đất ; tượng ngoài núi lại còn có núi nữa) ở cung, tháng 11 thuộc tiết Đông chí, dương bắt đầu sinh, khôi phục lại nguyên khí. Đấy là Lịch kiến Tý.
- Nhà Tần (, 221 tCn-206 tCn) chọn tháng Hợi (tháng thứ 10) làm tháng Giêng. Theo Kinh Dịch thì quẻ Khôn (Nội quái làKhôn Đất , Nội quái làKhôn Đất ; Đất mẹ, nhu thuận, sinh sản và nâng đỡ muôn vật) ở Hợi cung ( bởi Khôn và Đất, là đầu mối mọi cuộc biến thiên) và tháng 10 thì khí dương đã hàm chứa ở dưới. Đấy là Lịch kiến Hợi.
- Đến đời Hán Vũ đế (漢禹帝, 144 tCn) quay lại lấy tháng Giêng là Dần, Lịch kiến Dần và sử dụng từ thời đó đến ngày nay không thay đổi nữa.
1.3. Có nhiều cách gọi tên tháng:
- Hồi đó, cổ nhân ghi tên các tháng bằng chữ Hán, hay sang Việt ghi cả bằng chữ Nôm chứ không phải bằng các chữ số Ả Rập (1, 2, 3,…12) hay số La Mã (I, II, III,…XII). Tên các tháng được gọi là: Một, Chạp, Giêng Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bẩy, Tám, Chín, Mười. Đây là cách gọi theo lịch kiến Tý từ thời nhà Chu với tháng Tý là tháng đầu năm (tháng thứ 11 nay).
- Ban đầu, tháng Âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ dựa trên hệ thống can chi (10 thiên can 天干 và 12 địa chi 地支). Theo đó, chữ đầu là một trong 10 thiên can 天干 gồm: Giáp , Ất , Bính , Đinh , Mậu , K, Canh , Tân , Nhâm , Q; chữ thứ hai là một trong 12 địa chi 地支 là: Tý , Sửu , Dần , Mão , Thìn , T, Ngọ , Mùi , Thân , Dậu , Tuất , Hợi . Mỗi Địa chi được gán cho 1 trong 12 con vật tương ứng với các chi 干支紀月法 . Trong đó có 6 thuộc dương, 6 thuộc âm theo luật "tiêu trưởng": âm tiêu thì dương trưởng, âm trưởng thì dương tiêu ...Bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính,..., Quý) và (Dần,...., Hợi).
Theo đó, lịch kiến Dần: tháng Giêng là Dần, tháng Hai là Mão…tiếp theo thứ tự của 12 Địa chi đến tháng Chạp (tháng thứ 12) là Hợi. Ðiều này thích hợp với quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Ðông phương là: “Thiên khai ư Tý, Ðịa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần 天开於子地夕於丑人生於寅. Do vậy lấy tháng khởi đầu một năm là Dần là hợp lý. Còn việc xác định chữ đầu của tên tháng (hàng Can) theo Luật Ngũ Dần tính ra Can tháng Giêng, từ đó suy ra Can các tháng khác.
- Mười hai tháng âm lịch là khá gần với các sự kiện trong sự phát triển của thực vật và trong nông nghiệp, vì thế chúng còn có tên gọi theo các loài cây.
Do có những quan niệm ấu trĩ về “phong kiến” mà có thời ta ít dùng lịch Âm, nay mới chú ý dùng lại nên nhiều người không biết đến cách gọi của cổ nhân do đó ghi tên tháng âm bằng các con số: 1, 2, 3 và có cả tháng 11, tháng 12!. Song điều này đa phần dân gian không biết nên vẫn dùng cũng như cách nói năm 2010 âm lịch (đúng ra phải gọi là năm Canh Dần)
2. Về tên gọi tháng thứ 1, thứ 11 và 12 trong lịch âm:
2.1. Khoa học phương Tây quan niệm thời gian tiến triển theo đường thẳng (linear) và gọi theo tên riêng của chúng. Thường các tên gọi này có nguồn gốc Hy Lạp - La Mã và chúng cũng có tên gọi khác chỉ số thứ tự của tháng.
Đầu tiên, Lịch La Mã được Romulus tạo ra từ thế kỷ VIII tCn dựa trên hệ thống âm lịch do người Hy Lạp sử dụng bao gồm 10 tháng. Trong đó 4 tháng đầu gọi theo tên các vị thần: tháng đầu tiên tên Martius, tôn vinh vị thần Chiến tranh Mars của người La Mã - tháng thứ hai Aprilis, tôn vinh nữ thần Hy Lạp Aphrodite - tháng thứ ba là Maius, tôn vinh các vị nguyên lão La Mã hoặc tôn vinh nữ thần Maia trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần lớn nhất, đẹp nhất, cũng là nữ thần Đất đai, lấy thần Zeus và sinh ra Hermes, rồi nuôi Arcas, con trai riêng của Zeus, để che mắt bà vợ Hera hay ghen tuông của ông ta - tháng thứ tư gọi là Iunius, tôn vinh nữ thần La Mã Juno. Sáu tháng cuối, theo chữ Latin là Quintilis - tháng thứ 5, Sextilis - tháng thứ 6, September - tháng thứ 7, October - tháng thứ 8, November - tháng thứ 9, December - tháng thứ 10.
Khi Numa Pompillus (715 tCn-673 tCn) sửa lịch, để một năm có đủ số ngày theo vòng quay mặt trời, đã đưa hai tháng “mới” vào đầu năm. Tháng thứ nhất theo tên thần Janus - vị thần gác cổng thời gian, có hai mặt: một mặt quay về quá khứ, một mặt quay về tương lai nên gọi là tháng Januarius, đặt kề sau tháng December. Tháng thứ hai theo tên Tử thần là Februo mà gọi là Februarius, sau tháng Februarius và trước khi quay vòng lại tháng Martius. Người ta còn gọi là tháng Cầu siêu và coi là một tháng xấu vì thường đem tử tù giết vào tháng này. Cũng vì thế đây là một tháng đặc biệt chỉ có ít ngày nhất, chỉ có 28 ngày ở năm thường và 29 ngày ở năm nhuận.
Các tháng khác được đẩy lùi về sau thành ra trong nhiều ngôn ngữ phương Tây ta còn thấy nhiều tháng có nguồn gốc là con số trước đó. Chẳng hạn trong Pháp ngữ, “thứ 7” = Septième thành tháng Septembre - tháng thứ 9; “thứ 9” = Neuvième thành tháng Novembre - tháng thứ 11; “thứ 10” = Dixième thành tháng Decembre - tháng thứ 12. Điều này tương tự như ở lịch Âm: tháng Giêng là tháng thứ nhất, tháng Chạp là tháng thứ 12, tháng Một là tháng thứ 11.
Đó cũng là một nét chung trong ngôn ngữ học: các từ ngữ có thể rời khá xa nguồn gốc của chúng... Khi lịch Dương vào nước ta, để đơn giản, các tháng được gọi theo thứ tự và ghi bằng số thứ tự: Tháng 1 - tháng thứ nhất, tháng 2 - tháng thứ 2, tháng 3… tháng 10...mà đã bỏ đi chữ “thứ”.
2.2. Còn người phương Đông quan niệm thời gian tiến triển theo chu kỳ. Tháng thứ nhất, ban đầu được gọi là Chính nguyệt (正月, zhēng yuè, ㄓㄥㄩ ˋ) nhưng vì kị huý tên Hoàng đế nhà Tần là Doanh Chính (嬴政, tức秦始皇, 259 tCn 210 tCn) nên cải thành Đoan nguyệt 端月. Đây là tháng mở đầu một năm, chữ gọi là Khai đoan 开端, tên gọi tháng Dần 寅月 (con Hổ) là tháng đầu Xuân 孟春.
Ngày xưa các triều đại thay nhau lên trị vì lại đổi tên riêng một ngày làm ngày đầu năm, nhà Thương thì dùng ngày Sửu làm ngày đầu năm… gọi là “chính sóc” 正朔. Ta quen đọc là chữ “chính”, tháng đó gọi là Chính nguyệt. Đó là tháng đi chinh chiến và người Việt đọc trệch từ “chiêng” thành “giêng” ra tháng Giêng.
2.3. Trong âm lịch, tháng Tý (tức tháng thứ 11 âm lịch) là tháng bắt buộc phải có ngày Đông chí. Tháng này còn gọi là tháng trọng đông 仲冬, nên gọi là Đông nguyệt 冬月và theo lịch kiến Tý đây là tháng Tý 鼠月 (tháng con chuột). Các nhà lập lịch còn thêm Can vào tên gọi của tháng nên có tháng Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý tùy theo từng năm âm lịch. Tý đứng đầu địa chi nên tháng này gọi là tháng Một.
2.4. Tháng cuối cùng còn gọi là tháng củ mật trong âm lịch là tháng Quý đông 季冬 (cuối mùa Đông) tháng kiến Sửu còn gọi là Ngưu nguyệt 牛月(tháng con Trâu). Đây là tháng thứ 12 theo lịch nhà Chu là tháng vua nghỉ ngơi đi săn bắn, còn đặt lệ: cứ cuối năm tế tất niên gọi là "đại lạp" 大臘, vì thế nên tháng 12 cuối năm gọi là "lạp nguyệt" 臘月.
Với người Việt, đây là tháng cuối cùng của một năm mọi người ngưng các công việc để hướng về Tổ Tiên với sự ghi nhớ công ơn của Tiền nhân (góp Giỗ làm Chạp), và tổ chức đi "chạp mả" tức là dọn sửa lại mồ mả Ông Bà Cha Mẹ. Để mọi người ghi nhớ việc "phải làm" nên gọi là "tháng chạp mả", để rồi từ "tháng chạp mả" thêm từ “Lạp nguyệt” của Hán tự được gọi chệch đi nên tháng này được gọi là "tháng Chạp".
3. Kết luận:
Các tháng Một (chứ không phải 11), Chạp (không phải 12), Giêng (không phải 1) không bao giờ là tháng nhuận trong Âm lịch. Điều này có cơ sở từ sự vận động của chòm sao Thiên Cực Bắc cứ khoảng 6000 năm thay đổi một lần. Chính vì vậy, khi chòm sao Thiên cực Bắc thay đổi thì tháng Tý chính là tháng Giêng hàng năm trong chu kỳ hơn 6000 năm mà chòm sao đó chủ đạo. Đó là lý do mà người Việt trong truyền thống của mình gọi tháng Tý theo Âm lịch là tháng MỘT, tháng Sửu là tháng CHẠP, tháng Dần là tháng GIÊNG..

Việc viết hay gọi các tháng cuôí và đầu năm là 11, 12, 1 là không chính xác, dù có thêm chữ âm lịch vào cũng vậy! Nhiều người chỉ dùng Một, Chạp, Giêng cho các tháng âm lịch này nhưng hiện chưa có văn bản nào quy định việc thống nhất. Do vậy có khi gọi đúng lại bị người khác hiểu sai!

1 nhận xét:

  1. Có bạn đã chép lại tại đây: https://www.facebook.com/DienDanPhongThuyKinhDich/posts/632682670172306:0

    Trả lờiXóa

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!