[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


02 tháng 5 2010

Chữ chỉ tên tộc họ

Sau đây là một vài chữ Lương tôi đề xuất dưới dang Thư pháp để dùng làm biểu trưng dòng họ: Chữ Lương 梁, tên dòng họ thuộc dạng chữ “hội ý” (會意文字) mà chữ giản thể gồm 11 nét với 3 cấu thành:

- Bộ Mộc 木 nghĩa là: Cây, cây to dùng làm nhà cửa đồ đạc được gọi là "kiều mộc" 喬木; là Gỗ, như "mộc khí" 木器 tức đồ gỗ; về Ngũ hành bộ Mộc có 4 nét thuộc Hỏa, Cát.

- Kèm chữ Thuỷ 水 được viết dưới dạng bộ 氵, chỉ sông, ngòi, khe, suối và những gì bởi nước mà thành ra đều gọi là

- Và chữ “Sang” 刅 có nghĩa là bị thương, còn đọc là "sáng" tức mới, như "sáng tạo" 創造 mới làm nên, "khai sáng" 開創 mới mở mang gây dựng lên.

Bính âm (拼音,pīnyīn): “liang”; với UTF-8 trong Unicode hoặc với GB2312 của Trung Quốc thì ngũ bút thâu nhập: ivws trịnh mã:VYOF, U : 6881, GBK : C1BA. Có tài liệu nói chữ Lương có mã Unicode-26753 ; BG-B1E7 ; BH-04木07 ; TH-ed=水木 ; BA-liang2 ; HV-lwong.

Thứ tự các nét khi viết chữ 梁 là: chéo phải, chéo phải, ngang, phết, phẩy, chéo phải, chéo phải, ngang, sổ, phẩy, chéo phải như hình bên.

Chữ Lương phồn thể 樑 thuộc bộ Mộc (75) gồm 16 nét, có mã 6A11.
Bạch thoại ghi là “Niû”. Tiếng Nhật ghi là “ Ryō “, Yang 양 , Ryang 량 .

Như vậy theo từ nguyên nó có các nghĩa sau:

1. Nghĩa gốc: Cái cầu 桥 梁 bắc qua chỗ có nước để người đi qua, ví dụ:

- Hà lương 河梁: cầu qua sông, lương đầu 梁头: cầu đầu tiên; lương sạn 梁栈: cầu quán.

- Cũng gọi nghĩa là cầu nhưng không phải bắc qua sông suối để người đi qua mà là cầu nối kết duyên, như: lương duyến 梁缘 (chỉ mọi sự tốt lành),

- Chỗ quan trọng của sự vật gì gọi là "tân lương" 津梁 nghĩa là bờ bến, bến phà tức chỗ có vị trí thiết yếu về giao thông hay “trạch lương” 澤梁 chỉ chỗ be bờ đầm bãi nuôi tôm còn chỗ đắp bờ để đơm cá gọi là "ngư lương" 魚梁.

2. Cái xà nhà 正 梁, kèo nhà 二梁: những bộ phận kết cấu làm nên mái nhà. Từ đó mới có: hoành lương 横梁; huyền lương 悬梁; lương doanh 梁楹; lương ỷ 梁倚; lương mộc kỳ khôi 梁木其坏 trong “Nhạc phủ thi tập thập ngũ tùng quân chinh".

3. Chỗ gồ ghề, phần lồi ra, trước nhất của một vật gì cũng gọi là "lương", như: "tị lương" 鼻梁 sống mũi, "tích lương" 脊梁 xương sống, “sơn lương” 山梁 sườn núi, đồ gì có chuôi để cầm xách cho tiện đều gọi là "lương" cả.

4. Chỉ tên họ Lương : 梁姓 mà khởi nguyên có thuyết cho rằng từ họ quý tộc (Doanh) mà ra, hay từ họ kép của các tộc ngoài Hán tộc được Hán hoá.

5. Nghĩa khác, dùng trong: "Lục lương" 陸梁 chạy tán loạn, nay gọi giặc cỏ là "tiểu xú khiêu lương" 小醜跳梁; "Cường lương" 強梁 quật cường, hùng hổ.

6. Tên một tiểu quốc thời Chu: trong giai đoạn Thất hùng vào năm 352 tCn Nguỵ Huệ Vương dời đô về Đại Lương (nay là Khai Phong), xưng là nước Lương. Người họ Lương vùng Hà Nam bên TQ nay chắc là hậu duệ dòng này. Còn tiểu quốc Lương do cháu đời thứ 16 của Phi Tử lập vào thời Chu Tuyên Vương bị diệt năm 641 tCn thì lịch sử ít nhắc đến. Dòng họ Lương nay ở Thiểm Tây, TQ chắc là hậu duệ của Lương Khang Bá.

Hai Tiểu quốc Lương trong thời Thập lục quốc (十六國/ shí liù guó) hay "Ngũ Hồ loạn Hoa" (五胡亂花, năm dân tộc Hồ làm loạn Trung Hoa) từ năm 304 đến 439 sau sự rút lui của Nhà Tấn (265-420) về miền nam Trung Quốc và trước khi Bắc Triều được thành lập, gồm: Hán Triệu, Hậu Triệu, Thành Hán, Tiền Lương, Hậu Lương, Bắc Lương, Tây Lương, Nam Lương, Tiền Yên, Hậu Yên, Bắc Yên, Nam Yên, Tiền Tần, Hậu Tần, Tây Tần và Hạ. Các nước Lương này sử dùng chữ 涼 có chấm Thuỷ 氵và chữ kinh 京 có nghĩa là mỏng, lạnh để ghi tên nên không tính vào đây.

7. Các triều đại 朝代名 thời Nam Bắc triều và Ngũ đế :

Nhà Lương: Lương Vũ Đế 梁武帝, tên thật Tiêu Diễn 蕭衍 (464-549), tự Thúc Đạt 叔達, người làng Trung Đô, lăng Nam Lan (nay là tây bắc huyện Võ Tiến, tỉnh Giang Tô). Ông được vua Tề là Hòa Đế Bảo Dung trao ngôi, lập ra nước Lương (梁朝 hay 南梁, 502 - 549) thời Nam Bắc triều (南北朝, 420-579). Vị vua này rất sùng Phật giáo, đã 4 lần bỏ ngai vàng vào chùa tu (517, 527, 529, 547), từng tổ chức soạn ra bộ kinh Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp, rồi nhờ chư tăng trì tụng kinh Sám Hối cầu siêu cho vợ mình là Hi Thị được thoát lạc. Phép sám hối đó, còn truyền tụng đến ngày nay, gọi tắt là Lương Hoàng Sám. Nhưng ông bị chết đói do phản tướng là Hà Nam Vương Hầu Cảnh vây Đài Thành.

Nhà Tây Lương (西梁,555-587), với kinh đô nằm ở Giang Lăng năm 555 của Lương Tuyên Đế Tiêu Sát, cháu nội của người sáng lập ra nhà Lương (Lương Vũ Đế Tiêu Diễn), được cho là triều đại kế vị hợp pháp của nhà Lương; trên thực tế chỉ là chư hầu của các triều đại kế tiếp nhau như nhà Tây Ngụy, nhà Bắc Chu và nhà Tùy. Cuối cùng, triều đại này bị Tùy Văn Đế xóa bỏ năm 587.

Có tài liệu ghi cả Đại Lương 大梁(618-621) do một hậu duệ của Lương Tuyên Đế lập nên vào thời nhà Tuỳ, đóng đô ở Giang Lăng, có cương vực: phía Đông tới Cửu Giang, Tây tới Tam Hợp, Bắc giáp Hán Thuỷ, Nam giáp Giao Chỉ. Nhà Đại Lương bị diệt năm 621 bởi Vũ Đức Lý Uyên (武德李淵, 618-626) nhà Đường (唐朝,618 – 907).

Nhà Hậu Lương (后梁, 後梁, Hòu Liáng) là một trong Ngũ Đại của thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (五代十國, 907-960) do Chu Ôn (朱溫, còn gọi là Chu Toàn Trung) giết Đường Chiêu Tông rồi phế Đường Ai Đế tự lập. Sau suy tôn thành Lương Thái Tổ (太祖, năm 907), đóng đô ở Biện Lương (Khai Phong) và kết thúc bởi Lương Mạt Đế Chu Hữu Trinh 末帝朱友貞 vào năm 923 bởi tay Lý Tồn Húc, mở ra Hậu Đường.

8. Châu Lương, một châu trong chín châu thời xưa, nay là vùng Thiểm Tây, Tứ Xuyên của Trung Quốc.

9. Ở Việt Nam có các địa danh khởi từ chữ Lương. Đó là những thôn làng do người họ Lương khởi lập hay đông người họ này thì mang tên Lương Xá, như thôn Lương Xá, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; Lương Xá 梁舍 thuộc Gia Lộc 嘉祿, Hải Dương. Xưa ở Thái Bình trong huyện Phụ Dực 附翼 có xã Lương Xá 梁舍 thuộc tổng Lương Xá .

10. Một số nghĩa khác chưa khảo cứu rõ.

Vậy có thơ bình về chữ ghi tên dòng họ rằng:

Tìm cây gỗ mới kê ngang,
Bắc cầu qua lạch đưa nàng về quê.
Ngược lên tìm chốn sơn khê,
Trồng cây lập ấp yên bề tân hương.
Chọn gỗ làm thanh thượng lương,
Tạo lập từ đường thờ cúng Tổ tiên.
Lại tìm kết mối lương duyên,
Cùng đắp hồ cá kiếm tiền nuôi con.
Khi vui ngắm cảnh nước non,
Nhớ về cố quận cội nguồn thủa xưa.
Vẻ vang một chữ tôn thờ:
Có Mộc, có Thuỷ - Sáng cơ bảng vàng!

Lào Cai, ngày 07/5/2010
Lương Đức Mến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!