1. Cơ sở tâm linh của việc xem ngày, giờ chết:
Theo quan niệm của dân gian, sự chết được tin là do linh hồn rời khỏi thể xác còn khoa học ngày nay xác định cái chết bằng việc xác định sự ngừng hoạt động của 3 cơ quan là: Phổi, Tim và Não.
Nhưng cổ nhân cho rằng, Con người sống gồm hai phần là Hồn 魂 và Thể Phách 魄. Hồn phách (H: 魂魄, A: The soul and astral body, P: L'âme et corps astra), tức linh hồn và chân thần dùng thể xác làm nơi trú ngụ.
Những người già cả, chết tốt lành đúng số (考終命, khảo chung mệnh) thì hồn rời khỏi xác và không hiện về. Ngược lại một người rơi vào tình trạng hồn rời khỏi xác mà phạm phải năm (tuổi), tháng, ngày hoặc giờ xấu thì linh hồn không siêu thoát được về nơi cực lạc. Khi đó Xác thì trong Mộ mà Hồn của Vong lại lang bang ở ngoài, không nơi không chốn nương nhờ cứ quanh quẩn nơi người thân và bị “ma xui, quỷ khiến”bắt người thân đi.
Phật giáo coi sự chết là Tử (zh. sĭ 死, ja. shi, sa., pi. maraṇa), là sự sinh diệt, thăng trầm của tất cả các hiện tượng, các Pháp. Sự sống và sự chết của con người hay của chúng sinh đều theo luật: Thành (成, hình thành), Trụ (柱, tồn tại duy trì), Hoại (壞, hư hỏng), Không (空, tiêu mất). Đó chính là quy luật tiến hóa của vũ trụ trong cái vòng Trường Sinh.
Trong Tử Vi có ba vòng quan trọng cần để ý là vòng Thái Tuế (an theo Chi năm sinh, Ðịa Chi), vòng Lộc Tồn (an theo Can năm sinh, Thiên Can) và vòng Trường Sinh (an theo Cục, nghĩa là nạp âm của cung an Mệnh). Ở một khía cạnh nào đó, vòng Trường Sinh tiêu biểu cho Mệnh, vòng Lộc Tồn cho Thân và Vòng Thái Tuế cho Hạn.
Theo các sách cũ, vòng Trường Sinh gồm có 12 sao: Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. Khi an vào Địa Bàn, vòng Trường sinh đi liên tục thành một vòng luân hồi phản ánh một đời người bao gồm 12 Kỳ của quá trình sống từ sinh ra đến chết cũng như từ lúc hấp hối đến lúc đầu thai sang kiếp khác:
BẢNG 12 GIAI ĐOẠN VÒNG TRƯỜNG SINH:
GIAI ĐOẠN | CUỘC SỐNG | SỰ CHẾT |
Trường Sinh | Con người được sinh ra | Người sống thành thi xác |
Mộc Dục | Còn bé cần được chăm bẵm | Mới chết cần được tắm rửa |
Quan Đới | Đi học, được dạy dỗ | Được khâm liệm |
Lâm Quan | Đi làm, lập danh vọng | Được nhập vào áo quan |
Đế Vượng | Cực thịnh về công danh, tiền | Được kèn trống nổi lên |
Suy | Chuẩn bị nghỉ việc | Được người nhà khóc thuơng |
Bệnh | Nghỉ hưu, ốm đau | Hồn cỏng vảng vất |
Tử | Tắt thở | Hồn lìa xác |
Mộ | Chôn cất, mồ mả | Hồn, Xác nhập vào lòng đất |
Tuyệt | Dứt cuộc sống trần tục | Phần mền thi xác rữa nát |
Thai | Đầu thai kiếp khác | Hồn đầu thai nơi khác |
Dưỡng | Trong bụng Mẹ | Dưỡng dục thai nhi |
Trong 12 thời nói trên, khi ứng dụng cho tang ma, quan trọng nhất các kỳ:
- Mộc dục với việc Tắm rửa cho người chết trước khi khâm liệm;
- Quan Đới, Lâm Quan: Khâm liệm, đặt vào quan tài mà phát tang;
- Mộ với việc đưa người chết về nơi “cư ngụ” mới của họ.
Dựa vào việc xác định ngày, giờ nào hợp với Kỳ nào của vòng trường sinh, có thể định giờ khâm liệm, phát tang, chôn cất cho phù hợp. Việc tính Nhập mộ, Trùng tang cũng vậy.
2. Khái niệm về Trùng tang:
Tồng kết kinh nghiệm, cổ nhân cho rằng trong thực tế, với mỗi người chết sẽ xẩy ra các trường hợp như sau:
- Thiên di: nếu ở Cung : Tý - Ngọ - Mão - Dậu: là dấu hiệu có sự di dời hình thức tồn tại do trời định, là lúc "trời" đưa đi. Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng.
- Nhập mộ: khi gặo Cung : Thìn - Tuất - Sửu – Mùi. Là dấu hiệu phải “ra đi”, “nằm xuống” vĩnh viễn, không còn liên quan gì đến trần ai. Dự báo vong chết không phạm trùng tang. mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài , sai lộc.
- Trùng tang: nếu gặp các Cung: Dần - Thân -Tỵ - Hợi, Là dấu hiệu “ra đi” không hợp số phận, không dứt khoát, hãy còn “ảnh hưởng” tới trần ai. Dự báo sẽ có người thân chết theo.
Như vậy, “Trùng tang là tình trạng trong thời gian chưa mãn Đại Tang, hoặc chưa mãn tang bà con gần, lại tiếp theo 1 cái đại tang hoặc 1 cái đại tang gần khác”. Hoặc có thể gọi trùng tang là “tang chủ phải mang ít nhất 2 vòng khăn tang trong cùng một thời điểm.”
Trong nhà, người thân vừa nằm xuống lại có nguy cơ liên táng là đáng lo ngại.
Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải để tránh nguy cơ. Trong đó:
- Trùng tang ngày là nặng nhất (Tam xa-7 người chết theo),
- Trùng tang Tháng là nặng nhì (Nhị xa-5 người chết theo),
- Trùng tang Giờ là nặng thứ ba (Nhất xa-3 người chết theo),
- Trùng tang Năm là nhẹ nhất.
3. Chú ý khi tính Nhập mộ, Trùng tang:
Sách Tam giáo Chính Hội viết: “Nam nhất Thập khởi Dần, thuận liên tiến, Nữ nhất Thập khởi Thân, nghịch liên tiến, Niên hạ sinh Nguyệt, Nguyệt hạ sinh Nhật, Nhật hạ sinh Thời. Ngộ Tý - Ngọ - Mão - Dậu Thiên di. Dần - Thân - Tỵ - Hợi Trùng tang. Thìn - Tuất - Sửu - Mùi Nhập mộ cát dã”. Nếu được Tứ nhập mộ thì tránh được trùng tang.
Điểm khởi đầu và thứ tự bấm Cung của Nam và Nữ khác nhau:
* Nam giới: Từ cung Dần khởi thuận chiều kim đồng hồ tính theo thứ tự Dần - Mão - Thìn - Tỵ - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi - Tý - Sửu. Nghĩa là: 10 tuổi tại cung Dần, tiếp 20 tuổi tại Mão, 30 tại Thìn, 40 tại Tỵ, Ngọ: 50 tuổi, Mùi: 60 tuổi, Thân: 70 tuổi, Dậu: 80 tuổi, Tuất: 90 tuổi... * Nữ giới: Từ cung Thân khởi đi theo chiều ngược kim đồng hồ, theo thứ tự sau: Thân - Mùi - Ngọ - Tỵ - Thìn - Mão - Dần -Sửu - Tý - Hợi - Tuất - Dậu. Nghĩa là : 10 tuổi vào cung Thân, tiếp cung Mùi: 20 tuổi, cung Ngọ: 30 tuổi, cung Tỵ: 40 tuổi, cung Thìn: 50 tuổi, Mão: 60 tuổi, Dần: 70 tuổi, Sửu: 80 tuổi, Tý: 90 tuổi...
* Đồng thời cứ được 1 Nhập mộ trở lên là yên tâm, vì “nhất mộ sát tam trùng” (một Nhập mộ xoá được 3 Trùng tang). Hoặc được 2 Thiên di thì cũng không lo vì “nhị thiên di sát nhất trùng” (2 Thiên di xoá được 1 Trùng tang).
4. Cách tính Nhập mộ:
Có 4 bước tính theo thứ tự: Năm-Tháng-Ngày-Giờ:
Niên nhập mộ: khởi đầu 10 tuổi từ Dần với đàn ông theo chiều Thuận chiều kim đồng hồ; đàn bà khởi đầu từ Thân và Ngược chiều kim đồng hồ. Khi hết tuổi tròn chục các năm lẻ tính vào cung tiếp theo đến tuổi năm người đó mất. Nếu vào cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được năm nhập mộ.
Nguyệt nhập mộ: tháng Giêng năm mất được bấm liền vào sau cung tuổi cho đến tháng chết. Nếu gặp cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được tháng nhập mộ.
Nhật nhập mộ: mồng Một tháng mất được bấm liền vào sau cung tháng cho đến ngày chết. Nếu gặp cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được ngày nhập mộ.
Thời nhập mộ: giờ Tý ngày mất được bấm liền vào sau cung ngày cho đến giờ chết. Nếu gặp cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được giờ nhập mộ.
Nếu cả năm, tháng, ngày, giờ đều vào một trong các cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là được “Tứ nhập mộ”, tốt, tránh được lúc chết vướng phải giờ xấu.
5. Cách tính Trùng tang:
Có nhiều cách tính Trùng tang, tùy từng tác giả:
- Thứ Nhất, Trùng tang có thể là thời gian lúc mất, trùng năm (như người tuổi Dần mất năm Dần), trùng ngày (như người tuổi Sửu mất ngày Sửu), trùng giờ (như người tuổi Ngọ mất giờ Ngọ).
- Thứ Hai, là cách tính Trùng tang theo Địa Chi giống như tính Nhập mộ kể trên.
Lập Bảng sau dễ nhớ và theo 4 bước:
* Đầu tiên tính tuổi chết theo chẵn chục (10, 20...) khi hết tuổi chẵn tính tiếp các tuổi lẻ theo thứ tự 1,2,3...đến tuổi mất, tính đến đâu thì ghi lại cung đó;
* Sau đó tính tiếp đến tháng chết vào cung ngay sau cung tính năm, khởi từ tháng Giêng, ghi lại cung đó;
* Rồi tính tiếp đến ngày chết vào cung ngay sau cung tính tháng khởi từ ngày mùng 1, ghi lại cung đó;
* Sau cùng đến giờ chết vào cung ngay sau cung tính ngày khởi từ Tý, ghi lại cung đó. Chú ý giờ âm lịch chỉ chia một ngày ra 12 giờ: Tý (23-01 giờ), Sửu (01-03 giờ)...Hợi (21-23 giờ).
Sau khi tính xong thì kết luận : : Nếu vào các cung: Thìn - Tuất - Sửu - Mùi: Mộ cung (tốt); vào Tý, Ngọ,
Mão, Dậu: Thiên di (xấu); vào Dần, Thân, Tỵ, Hợi: Trùng tang (xấu). Cứ một cái nhập mộ thì trừ được một cái trùng tang.
- Sách “Tam giáo chính hội” 三教正會còn nói đến
cách
tính cổ xưa là phải tính theo Niên, Nguyệt, Nhật, Thời (năm, tháng, ngày, giờ) thì mới biết người
quá cố có “trùng tang” hay không. Theo cách tính đó thì những người mất ở tuổi
(âm lịch): 10, 13, 16, 19, 22, (cứ cộng thêm 3) thì sẽ bị “trùng tang”.
- Thứ Tư : Dân gian
cho rằng chỉ những người chết vào năm, tháng, ngày, giờ Dần, Thân, Tị, Hợi mới
bị Trùng tang hay chết bất kỳ năm, tháng nào mà gặp 4 ngày Dần, Thân, Tị, Hợi cũng bị Trùng tang; thời
gian khác khỏi tính. Nếu người có tuổi ở hàng trên chết vào năm, tháng, ngày,
giờ ghi ở hàng dưới sẽ bị Trùng tang (năm,
tháng, ngày, giờ); nếu trùng cả năm, tháng, ngày, giờ thì bị Trùng tang
liên táng.
Chết ngày giờ trên gọi là ngày giờ
kiếp sát 劫殺 (theo Tứ trụ)
mà dân gian gọi là Cướp sát. Bảng kì ngày giờ chết theo Địa chi như sau :
6. Tổng hợp lại:
Nếu căn cứ vào phép tính Trùng tang như trên thì cả nam và nữ những người chết mà có tuổi âm lịch (=năm Dương lịch hiện tại - năm sinh theo Dương lịch + 1) bằng: 10, 13, 16, 19, 22, 25, 28, 31, 34, 37, 40, 43, 46, 49, 52, 55, 58, 61, 64, 67, 70, 73, 76, 79, 82, 85, 88, 91... sẽ rơi vào trùng tang. Từ đó quy nạp ngược lại theo hệ Can Chi thì những người có tuổi:
- Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU thì rơi vào trùng tang;
- Hoặc: Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm DẦN, THÂN , TỴ, HỢI thì rơi vào trùng tang;
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm THÌN - TUẤT - SỬU - MÙI có nghĩa là chết vào các năm “xung” (tứ hình xung) sẽ bị trùng tang.
7. Cách hoá giải Trùng tang:
Dân gian cho rằng trùng tang là người qua đời gặp ngày giờ xấu, cần hoá giải, làm cho người "ra đi" không còn "khả năng" gây "ảnh hưởng" xấu đến người thân thiết đang sống.
Tìm 1 bộ bài Tổ tôm cũ (tức là đã chơi cũ rồi) bỏ mấy con Bát sách đi, số còn lại lấy rải đều ở 4 góc quan tài trong lúc đang liệm.
* Dùng bộ bài Chắn gồm 120 quân bỏ 20 quân Yêu đi, tức là bỏ bộ Nhất và bộ Nhị, chứ không bỏ Bát sách. Kèm theo là 1 cuốn lịch Tàu hoặc bộ sách Trương Thiên Sư, và bộ Bùa trùng tang.
* Sau khi tính ra người mất bị phạm trùng tang thì những người thuộc tam hợp chi cùng với chi trùng tang phải tránh mặt lúc liệm xác. VD: trùng tang tại Tị, vậy tam hợp của Tị là Dậu và Sửu bị phạm. Những người thuộc tam hợp tuổi với người mất bị trùng tang phải tránh . VD: người mất tuổi Hợi thì tam hợp Mão Mùi bị phạm. Ngoài tránh mặt lúc "liệm" thì còn cần phải tránh cả lúc "nhập quan", "đóng cá" và đặc biệt là cả tránh lúc "hạ huyệt, lấp đất".
* Trước khi liệm: Dùng 6 lá Linh phù Lục tự Đại minh (OM MANY PADME HUM) có kích thước 31 x 10.5 cm viết theo chiều dọc từ trên xuống dán vào thành trong của quan tài tại đầu, chân, hai bên vai, hai bên hông. Những Linh phù này có tác dụng trấn tà khí của Linh hồn. Khi chôn: Vong Nam 7, Vong Nữ 9 quả trứng vịt đã luộc chín, để trên nắp quan tài trên vùng bụng, dùng một cái niêu đất úp lên trứng, sau đó lấp đất. Cách này dùng để thu nốt những Tà khì còn sót lại. Lưu ý Linh phù được viết trên giấy vàng chữ đỏ.
* Sau khi chôn người ta lại dùng 108 cọc tre đực dóng trên mộ, 36 cọc tre hoá đóng ở nhà. Trên mộ cột thêm 1 con quạ hoặc gà mái đen.
* Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, Bát quái trận đồ trấn âm trạch để hoá giải…
* Trùng nặng thì người ta dùng con cóc màu vàng đang chửa để luyện thành thần tướng hộ vong.
* Trường hợp nặng hơn thì người ta dùng bộ gạo nếp nặn thành 12 ông thần trùng, sau khi làm phép thì dùng dao chặt đầu rồi nặn thành 1 hình nhân, dùng quan tài bằng lúc lác tẩm liệm rồi dùng 1 quả trứng vịt cắm 13 cây kim, đoạn dùng bè chuối; chọn giờ thiên giải thì thả xuôi ra sông.
Nhưng thực ra, “sống” và “chết” chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Vì thế, về “trùng tang” có lẽ là do tâm tưởng. Nên chuyện hoá giải trùng tang cũng là gỡ đi sự lo lắng trong tâm tưởng của con người.
Nhưng tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên không một ai dám coi nhẹ. Do vậy nếu việc xem, trấn yểm, hóa giải không qua phiền phức, tốn kém, vi phạm pháp luật thì cũng không nên gạt bỏ và để yên bụng cả nhà cũng như toàn gia tộc có thể nhờ thầy quanh vùng
hay lên Chùa...tùy nơi, tùy gia cảnh.
Âu cũng là một việc tích đức, tu thiện và càng hay!.
(Biên soạn từ nhiều nguồn để dùng trong gia tộc)
Trên trang http://www.dichly.tk/ đã có bảng tính sẵn sử dụng khá dễ, khỏi mất công
Trả lờiXóaThời gian vừa qua tôi nhận được điện thoại, tin nhắn, email của một số bạn nhờ tính hộ việc "trung tang". Về việc này, xin nói rõ tôi không phải và chưa từng làm "Thầy" bao giờ.
Trả lờiXóaTôi là một Sĩ quan Công an, vẫn đương chức. Những điều viết trên đây là do lượm lặt từ sách báo, do phụ thân dặn lại và có chiêm nghiệm thực tế để bản thân nhớ và dùng trong nội bộ Gia tộc. Không nhằm tuyên truyền mê tín hay hướng dẫn gì cả!
Vậy thôi!
Tôi cũng đọc khá nhiều sách phong thủy, kể cả diễn cầm. Tôi thấy bài viết này khá phù hợp về chiết và cổ kim xưa nay. Chân thành cám ơn.
Trả lờiXóaBa tôi tuổi bính dần, sinh tháng dần (Âl), nghĩa là tháng giêng năm bính dần 1926. Mất tháng 10 (kỷ hợi năm tân mão (2011), ngày 25 ÂL (kỷ mão), tắt hơi giờ dậu (18:10 phú). Vậy cu6 mất như vậy có YÊN không? gặp chữ gì (ví dụ chữ PHÚC, Chữ TRƯỜNG, TỀ hay chữ gì khác v.v.... Xin cho biết cụ thể và cách tính chữ về năm mất.
Tôi chân thành cám ơn và tỏ lòng thành kính.
Gửi về qua email: huynhme@viettel.vn
Trân trọng.
Cám ơn, tác giả có bài viết rất gọn và hay
Trả lờiXóaBài viết rất cụ thể, đọc dễ hiểu. Tùy cách nghĩ của mỗi người để chiêm nghiệm và áp dụng. cám ơn người viết
Trả lờiXóaTôi thấy cũng hay. Goi thang giêng là chuẩn rồi chứ gọi tháng 1 như một số chỗ biết thì khó hiểu quá. vì dân gian âm làm gì có tháng một rồi đến tháng hai.
Trả lờiXóa