[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


20 tháng 2 2010

Lễ Tịch Điền


Nếu như Lễ Khai Hạ phổ biến ở thành thị để sau đó những người buôn bán bắt đầu đi chợ, mở cửa hàng thì ở nông thôn và gắn với người nông dân là Lễ Tịch Điền.

Tết Lễ là sinh hoạt văn hoá đã có từ lâu đời. Ngày nay có nhiều lễ, tục đã bị mất đi do tính không cần thiết hoặc phức tạp phiền hà. Nhưng cũng có những lễ sẽ không bao giờ mất đi. Xu hướng mấy năm gần đây nhân dân ta đang từng bước khôi phục lại những lễ xưa, tục cũ. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy những vốn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Lễ Tịch Điền 籍田礼 hay còn gọi là lễ Hạ Điền do vua Thần Nông đặt ra. Thủa ấy cứ mỗi khi Xuân về, nhà Vua lại tự thân cày mấy đường làm gương cho dân chúng và để làm khai lễ Tịch Điền.

Lễ Tịch Điền được cử hành trong một ngày đầu Xuân. Nhà Vua ngự trên một cỗ xe, đem theo cày, bừa đi thẳng tới sở Tịch Điền, có văn võ bá quan, quân lính và nhân dân theo hầu. Nhà Vua xuống ruộng cày ba đường, các Công khai Đại phu cày bảy đường, Sĩ cày chín đường và cuối cùng những lão nông sẽ tiếp tục cày tại thửa ruộng đó, đó là thửa ruộng dành riêng lấy hoa màu dùng trong việc cúng lễ. Trong lịch sử Việt Nam có nhắc đến Kim Ngân Điền là ruộng dùng để làm lễ Tịch Điền.

Các tỉnh miền núi phía Bắc có một Lễ Hội tương tự Lễ Tịch Điền là Lễ Hội Lồng Tồng.

Lễ hội Lồng Tồng cũng thường gọi là Hội Xuống đồng, là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày, khởi nguồn được sinh ra từ khi họ đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng. Sau này cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ.... Đây được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

Tùy theo từng nơi mà diễn ra vào những ngày khác nhau, các địa phương gần nhau thì có thể thỏa thuận chọn ngày khác nhau để có điều kiện giao lưu, trao đổi. Nhưng phải vào mùa Xuân, đúng như Tố Hữu đã viết: "Áo em thêu chỉ biếc hồng, Mùa xuân ngày hội lồng tồng thêm vui"

Người ta thường chọn nơi diễn ra phù hợp với địa hình, thường là tại những ruộng tốt nhất, to nhất.

Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của Bản, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng. Mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng... Trên mỗi mâm đều có một chiếc bánh hình bông hoa nhiều mầu sắc. Mỗi mâm cỗ còn có thêm hai đôi quả còn được làm bằng vải mầu, trong nhồi cát, bông, có tua rua nhiều mầu sắc sặc sỡ. Lễ khấn cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt được thực hiện do các Thầy Tào tiến hành. Thầy Tào là người thầy cúng tại các tỉnh miền núi phía Bắc có đông người dân tộc thiểu số sinh sống. Họ là người hiểu biết nhiều về văn hóa của dân tộc, biết chữ nho, ghi lại được những câu chuyện cổ dân gian, các câu tục ngữ, các làn điệu dân ca của cư dân và truyền lại văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng bào tin rằng các ông thầy Tào có khả năng dùng phép thuật trừ được ma cứu người.

Ðể chuẩn bị cho hội tung còn, ở giữa đám ruộng lớn được chọn làm địa điểm lễ hội, người ta dựng một cây mai cao từ 20-30cm làm cột. Trên đỉnh cột có uốn vòng tròn đường kính 50 - 60 cm dán giấy hai bên, đề chữ Nhật- Nguyệt tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Tung còn đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo léo. Nếu ở lễ hội nào không có ai tung còn trúng vòng tròn thì dân bản không vui, vì theo quan niệm của họ, phải có người tung còn trúng vòng tròn làm rách giấy thì năm đó làm ăn mới thuận lợi, mưa thuận gió hòa. Trong trò chơi này, nam nữ thanh niên còn thi tung còn cho nhau.

Ngoài ra còn có các hoạt động đều có nét rất riêng từng vùng như: Rước cờ , Múa sư tử, Đi cà kheo, Múa rối, Chọi gà, Đánh đu, Múa võ, Kéo co, Đẩy gậy, Hát then. Đêm về, nam nữ thanh niên thi, hát lượn đối đáp suốt canh dài...

50 năm nay, ở Việt Nam có một tục lệ rất hay đó là “Tết Trồng cây”. Khởi nguồn là từ bài viết “Tết trồng cây”, đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 28/11/1959, nhân dịp toàn dân ta đang sôi nổi thi đua để lập thành tích chúc mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Bên đợt thi đua ấy, chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. Và yêu cầu ban đầu Bác đưa ra cũng nhẹ nhàng và thiết thực: “Mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt”. Sau phát động Tết trồng cây năm ấy, Bác đã là người đầu tiên và gương mẫu thực hiện, trồng cây đa tại công viên Thống Nhất (nay là công viên Lê-Nin) vào ngày 11/01/1960, mở đầu cho phong tục mới vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Ngay trong những năm chiến tranh ác liệt, Hồ Chủ tịch vẫn cho rằng: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. “Tết trồng cây” đưa đến cho mỗi người, mỗi gia đình niềm vui để đón Tết cổ truyền: “Vui Tết trồng cây, nơi nơi phấn khởi, người người thi đua”. Việc làm đó mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế và bảo vệ môi trường.

Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì việc trồng cây gây rừng càng có ý nghĩa biết bao. Nhận thức được vấn đề đó nên nhiều địa phương, đơn vị trong cả nước đã ra quân tổ chức phát động Tết trồng cây ngay trong những ngày đầu Tết Nguyên đán. Nhưng xem ra hiệu quả không cao, nhất là tại các cơ quan, khi lãnh đạo tham gia, đa phần mang yếu tố hình thức mà lại tốn kém. Đặc biệt nạn phá, cháy rừng chưa được ngăn chặn. Trận cháy rừng Hoàng Liên ở Lào Cai và Lai Châu dịp Tết Canh Dần vừa qua thật là quá sức tưởng tượng. Trận cháy này để lại nhiều bài học có giá trị về nhiều mặt.
(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!