Cuộc sống nơi rừng núi càng văn minh thì rừng càng thu hẹp dần và dấu tích chủ nhân thực sự của rừng cũng mất dần. Nơi tôi sống thời đi học phổ thông đã từng thấy dấu chân Hổ và biết chuyện Hổ bắt lợn nhà. Chuyện đó xẩy ra từ 40 năm trước.
Những năm đầu cấp II (1967-1969), tôi học tận Km 30 thuộc xã Phong Hải (tách khỏi Phong Niên tháng bằng Quyết định số 307/QĐ-NV ngày 20 tháng 9 năm 1966 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ). Lúc này cuộc Chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ chưa dừng nên Trường sơ tán vào Vĩ Kim cách đường 2 Km. Thầy trò tự chặt cây rừng dựng nhà, làm bàn và ghế. Gọi là Trường nhưng thực ra năm đầu chỉ có 1 lớp 5, năm sau 1 lớp 5, 1 lớp 6. Chúng tôi phải bổ nứa ghép thành bàn, ghế rất vất vả. Từ nhà tới lớp 8 Km, lại chả có đồng hồ nên nhiều lúc tôi đi từ nửa đêm, lúc chưa ai dậy. Nếu hôm nào LĐ chiều tôi ở lại hôm sau học xong mới về (tới nhà nhiều khi đã 3 giờ chiều !).
Hồi đó rừng còn nhiều, từ nhà ra quốc lộ phải qua quả đồi rậm. Có hôm tôi đi trước không gặp gì, chú Rật tôi đi sau thấy con lợn nhỏ nằm bất động ngay ngang đường. Chú tôi soi kỹ thấy có vết cắn ở cổ và vết chân Hổ. Lần xuống dưới dốc mới biết chuồng lợn nhà bà Mẽ bị hất tung và quanh có nhiều vết chân Hổ to. Tối về biết chuyện tôi hoảng hồn nhưng hôm sau vẫn đốt đuốc đi học.
Khi tôi mới vào học Cấp III (cuối năm 1970), Hổ lại về. Có hôm cả xóm hoảng sợ vì tiếng gầm mang mầy âm khí, sáng ra chúng tôi thấy vết chân Hổ đi từ phía sau hồi nhà bà Hội bây giờ cứ dọc đồi phía trước cửa nhà tôi, qua sau nhà chú Rất, chú Diêm và hồi nhà Nhật đến khu rừng cấm rồi mất dấu. Có lẽ con Hổ đó nhận thức được việc Trại Cải tạo K4 Bộ Công an đóng ở Xuân Đâu (xã Xuân Quang) phát quang rừng, hết chô trú nên đã vượt đường QL 4 sang khu rừng cao Cán Hồ. Mỗi tối ở nhà, bọn tôi phải khua nồi, gõ sắt ầm ĩ. Người lớn đi làm, trẻ em đi học đều rất lo. Đó là dấu tích cuổi cùng của “chúa sơn lâm” tại Phong Niên.
Đã 40 năm không ai thấy dấu vết, hình bóng của “Ông Ba mươi” trên vùng đất này nữa.
Những năm đầu cấp II (1967-1969), tôi học tận Km 30 thuộc xã Phong Hải (tách khỏi Phong Niên tháng bằng Quyết định số 307/QĐ-NV ngày 20 tháng 9 năm 1966 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ). Lúc này cuộc Chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ chưa dừng nên Trường sơ tán vào Vĩ Kim cách đường 2 Km. Thầy trò tự chặt cây rừng dựng nhà, làm bàn và ghế. Gọi là Trường nhưng thực ra năm đầu chỉ có 1 lớp 5, năm sau 1 lớp 5, 1 lớp 6. Chúng tôi phải bổ nứa ghép thành bàn, ghế rất vất vả. Từ nhà tới lớp 8 Km, lại chả có đồng hồ nên nhiều lúc tôi đi từ nửa đêm, lúc chưa ai dậy. Nếu hôm nào LĐ chiều tôi ở lại hôm sau học xong mới về (tới nhà nhiều khi đã 3 giờ chiều !).
Hồi đó rừng còn nhiều, từ nhà ra quốc lộ phải qua quả đồi rậm. Có hôm tôi đi trước không gặp gì, chú Rật tôi đi sau thấy con lợn nhỏ nằm bất động ngay ngang đường. Chú tôi soi kỹ thấy có vết cắn ở cổ và vết chân Hổ. Lần xuống dưới dốc mới biết chuồng lợn nhà bà Mẽ bị hất tung và quanh có nhiều vết chân Hổ to. Tối về biết chuyện tôi hoảng hồn nhưng hôm sau vẫn đốt đuốc đi học.
Khi tôi mới vào học Cấp III (cuối năm 1970), Hổ lại về. Có hôm cả xóm hoảng sợ vì tiếng gầm mang mầy âm khí, sáng ra chúng tôi thấy vết chân Hổ đi từ phía sau hồi nhà bà Hội bây giờ cứ dọc đồi phía trước cửa nhà tôi, qua sau nhà chú Rất, chú Diêm và hồi nhà Nhật đến khu rừng cấm rồi mất dấu. Có lẽ con Hổ đó nhận thức được việc Trại Cải tạo K4 Bộ Công an đóng ở Xuân Đâu (xã Xuân Quang) phát quang rừng, hết chô trú nên đã vượt đường QL 4 sang khu rừng cao Cán Hồ. Mỗi tối ở nhà, bọn tôi phải khua nồi, gõ sắt ầm ĩ. Người lớn đi làm, trẻ em đi học đều rất lo. Đó là dấu tích cuổi cùng của “chúa sơn lâm” tại Phong Niên.
Đã 40 năm không ai thấy dấu vết, hình bóng của “Ông Ba mươi” trên vùng đất này nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!