[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


09 tháng 1 2010

Tìm hiểu về Phật lịch


Bà con họ ta trước kia đa phần theo Phật giáo, nay trong Lý lịch tuy ghi tôn giáo: “không” nhưng tập tục nghiêng hẳn về nghi lễ nhà Phật nên cần biết Phật lịch.

Phật lịch (H: 佛曆, A: Buddhic calendar, P: Le calendrier bouddhique) là niên lịch của Phật giáo. Nhưng không thể có một niên lịch, hay là nói rộng hơn, là một hệ thống tính thời gian riêng biệt của đạo Phật, mà chỉ khác nhau ở điểm khởi đầu.

Loại lịch này được sử dụng tại Đông Nam Á, tại các quốc gia như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma (hay Burma) và Sri Lanka trong một vài dạng có liên quan. Nó là loại âm dương lịch với các tháng được gán so le là 29 và 30 ngày, với ngày nhuận và tháng 30 ngày bổ sung thêm vào ở các khoảng có chu kỳ. Tất cả các dạng của Phật lịch đều dựa trên Surya Siddhanta nguyên bản có từ thế kỷ 3 tCn, chứ không phải dạng hiện đại của nó (cả hai dạng đều được sủ dụng trong các loại lịch Hindu khác nhau).

Nếu như Dương lịch lấy năm sinh của Chúa Jêsu (H: 耶稣基督, A: Jesus Christ, P: Jésus-Christ, sinh ngày 25/12/01) làm năm khởi đầu thì Phật lịch lại căn cứ trên năm Đức Phật Thích Ca (H: 釋迦牟尼佛, A: Sakyamuni Buddha, P: Çakyamouni Bouddha) nhập Niết bàn (H: 涅槃, A: Nirvana, P: Nirvana) là năm khởi đầu. ("Niết Bàn" là được phiên âm từ tiếng Phạn: Nirvana, hay tiếng Pali: Nibbàna. Theo nghĩa tiếng Phạn: Niết (Nir) là ra khỏi, Bàn (vana) là rừng. Niết Bàn là ra khỏi rừng mê tối, rừng phiền não, rừng sinh tử luân hồi;là cảnh giới hoàn toàn sáng suốt, thanh tịnh, tốt đẹp, là cảnh giới cuối cùng mà người tu hành theo Phật giáo mong muốn đạt được).

Chú ý rằng: Phật đản và Phật lịch là hai vấn đề khác nhau. Đại hội Phật giáo thế giới (ĐHPGTG) họp năm 1952 tại Tokyo (Nhật Bản) đã thống nhất về niên đại Đản sinh đồng thời lấy năm Niết bàn của Phật làm mốc Phật lịch. Niên đại Phật đản là năm Đức Thế Tôn xuất hiện nơi cõi đời, tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ (迦毗罗卫国, 624 tCn) và niên đại Phật lịch được tính từ năm Đức Phật nhập Niết bàn (544 tCn). Phối hợp các quan niệm của kinh luận Nam và Bắc tông, năm 1960 ĐHPGTG họp tại Phnom Penh (CamPuChia) thống nhất lấy ngày rằm tháng Tư Âm lịch là ngày Phật đản.

Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Đức Phật thọ 80 tuổi mà Đức Phật Thích Ca giáng sinh là năm 644 trước Chúa Giáng sinh, như vậy năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn ứng với năm: 644 - 80 = 544 trước Chúa Giáng sinh.

Năm 544 tCn được lấy làm kỷ nguyên Phật lịch. Vậy công thức tính Phật lịch là: Phật lịch = Dương lịch + 544 . Ví dụ: Năm 1945 tương ứng với Phật lịch: 2489, Năm 1975 tương ứng với Phật lịch: 2519, Năm 2010 tương ứng với Phật lịch: 2554.

Nhưng có ý kiến lại cho rằng: “có lẽ phải tính Phật lịch từ lúc Ngài thành đạo (tức năm 593 TCN) thì hợp lý hơn cả. Bởi lẽ, có thành đạo, chúng được quả Vô thượng Bồ đề thì từ đó Ngài mới thuyết pháp độ sanh, mới có cơ duyên gieo những hạt giống đạo pháp tốt đẹp, để con người trên thế giới này có điều kiện sống gần gũi với nhau trong tình thương hòa bình, đầy tình người, đậm chất nhân văn hơn”. Song đó là việc của các bậc cao đạo.

Một vấn đề nữa cần chú ý là: mốc thời gian chuyển năm Phật lịch được bắt đầu từ ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm (ngày Phật đản, khoảng tháng 5 dương lịch). Tức là sau Đại lễ Vesak (Tam hợp, 15-4 âm lịch) thì bước sang năm mới của Phật lịch. Do đó, từ ngày 15-4 âm lịch năm này cho đến 14-4 âm lịch năm sau là khoảng thời gian của một năm Phật lịch. Đơn cử như từ 15/4 Kỷ Hợi (09/5/2009) đến 14/4 Canh Dần (27/5/2010) đều thuộc năm Phật lịch 2554. Vì thế, các văn bản hoặc ấn phẩm văn hóa, kinh sách Phật giáo khi ghi niên đại Phật lịch đều căn cứ vào quy chuẩn này. Cho nên luôn xảy ra trường hợp một năm Phật lịch trải ra giữa hai năm dương lịch (khoảng từ tháng 5 năm này đến tháng 5 năm sau). Và hiện tượng ghi Phật lịch khác nhau trên các ấn phẩm Phật giáo trong cùng một năm dương lịch hoặc ghi Phật lịch giống nhau trong hai năm dương lịch khác nhau là chuyện bình thường.

Tên gọi các tháng là chữ Phạn (trừ lịch Myanma cũ): Caitra, Vaisakha, Jyestha, Ashadha, Sravan, Bhadrapada, Asvina, Karttika, Margasirsha, Pausha, Magha, Phalguna.
Các tên gọi cho tháng trong lịch Myanma cũ là: Tagu, Kason, Nayon, Waso, Wagaung, Tawthalin, Thadingyut, Tarzaungmon, Natdaw, Pyadho, Tabodwe, Tabaung.

Các năm thường có các tháng với số ngày là 29 và 30, xếp xen kẽ nhau với ngày nhuận sẽ được thêm vào tháng Jyestha (Nayon) làm cho nó có 30 ngày. Tháng nhuận thu được bằng cách tính tháng Ashadha (Waso) hai lần. Mỗi tháng có nửa trăng tròn dần dài 15 ngày và nửa trăng khuyết dần dài 14 hoặc 15 ngày.
- ST và BT từ nhiều nguốn -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!