Dòng họ nào khi dựng từ đường đều kèm việc soạn, khắc và cho treo Hoàng phi, Câu đối.
1. Khái quát:
Câu đối còn gọi là Doanh thiếp 楹帖, Doanh liên 楹聯 (một cặp câu dán cột nhà), Đối liên 對聯 (một cặp câu đối xứng). Doanh là cột, thiếp là tờ giấy, liên là liên kết, đối là đi đôi, song song, một cặp đối xứng được treo trong đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở... là một trong những loại hình văn hóa rất phổ biến ở nước ta.
Về nội dung câu đối rất đa dạng, nhiều nhất là câu đối tế, câu đối răn dạy, giáo dục, câu đối ca ngợi sơn thủy hữu tình, câu đối chúc thọ, câu đối phúng viếng, câu đối vui... Câu đối có ở nước ta từ khi nào, thật khó biết cụ thể. Nhưng dựa vào các thể đối trong thơ phú nước ta thì câu đối chí ít có từ thời tiền Lê, thế kỷ thứ X. Đến đời Trần thì câu đối đạt nghệ thuật điêu luyện. Đến đời Lê câu đối Nôm dấy lên rực rỡ, đặc biệt giai thoại đối Nôm của vua Lê Thánh Tông. Đến đời Nguyễn, câu đối đạt đỉnh cao, nhất là câu đối Nôm mà nổi bật có Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Quý Tân, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... trong đó Nguyễn Khuyến xứng đáng được tôn vinh và vua câu đối, nhất là câu đối Nôm.
Phép làm câu đối có 2 yêu cầu:
- Đối thanh: chữ của vế trên bằng thì chữ của vế dưới phải trắc, và ngược lại;
- Đối loại: nếu vế trên sử dụng danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ hay sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, điển cố… tại vị trí nào thì vế dưới nó, ở tại vị trí đó cũng phải sử dụng đúng từ loại như vậy.
Câu đối đúng quy cách thì vế trên (bên phải nếu dán cột) có vần trắc, vế dưới (bên trái nếu dán cột) có vần bằng.
Cách làm câu đối có thể chia thành 3 loại:
- Loại tiểu đối 小對(mỗi vế có bốn chữ trở xuống);
- Loại thi đối 詩對(đối thơ) mỗi vế có trên bốn chữ, nếu là năm hay bẩy chữ thì câu đối giống hai câu thực hoặc hai câu luận (câu 3,4 hoặc 5,6) của thơ Đường luật;
- Loại phú đối 賦對 (đối phú) đặt câu theo thể Đường phú. Mỗi vế có năm chữ trở lên, chín chữ trở xuống đặt liền gọi là phép Song quan (hai cửa).
Một số Câu đối thông dụng treo tại từ đường tôi sưu tầm được đã chép trong Gia phả. Họ Lương nổi tiếng có câu đối do Lương Đắc Bằng viết khi từ Thanh Hoá đến thăm nhà thờ Lương Thế Vinh (là thầy và là bác họ) ở Vụ Bản (Nam Định):
“Trạng nguyên tổ, bảng nhãn tôn, Lương tộc danh đằng lưỡng quốc;
Đô đốc tiền, thượng thư hậu, quốc triều vị liệt tam công.”
2. Một số câu đối dự định khi dựng Từ đường tại Lào Cai:
Câu đối treo tại Cổng:
天其建諸象山根基不拔
世有興者梁門驷蓋能容
Âm: Thiên kỳ kiến chư tượng sơn căn cơ bất bạt,
Thế hữu hưng giả, Lương môn tứ cái năng dung
Nghĩa: Trời sắp đặt sẵn, cơ nghiệp núi Voi chẳng đổi,
Đời có người tài, cửa họ Lương xe ngựa dập dìu.
Câu đối treo tại cửa ra vào:
高密發源長一脈肈培始有今日
老街流澤遠百年引翼曾振前光
Âm: Cao Mật phát nguyên trường nhất mạch triệu bồi thủy hữu kim nhật,
Lão Nhai lưu trạch viễn bách niên dẫn dực tăng chấn tiền quang.
Nghĩa: Nguồn khởi sâu xa từ Cao Mật, một dải đắp bồi mới có ngày nay,
Ơn truyền dài lâu tận Lào Cai, trăm năm phù trợ rạng thêm vẻ trước.
Câu đối tại cột trong gian giữa:
梁世子孫萬代長存名繼盛
祖堂敬拜千年鴴在德留光
Âm: Lương Thế tử tôn, vạn đại trường tồn danh kế thịnh,
Tổ đường kính bái, thiên niên hằng tại đức lưu quang.
Nghĩa: Con cháu Lương tộc lưu danh, thịnh đạt vạn năm còn,
Nhờ ơn tâm đức tổ tiên, soi sáng lưu truyền ngàn năm hậu thế.
Câu đối cột ngoài:
梁德欲同天地老
人基長演子孫賢
Âm: Lương Đức dục đồng, Thiên Địa lão;
Nhân cơ trường diễn, tử tôn hiền.
Nghĩa: Đức độ dòng Lương trường tồn cùng trời đất,
Cơ nghiệp cháu con, mãi thảo hiền.
Câu đối ở gian bên phải:
Tổ tiên tích đức gốc tử phần làng xưa ngàn năm thịnh
Con cháu gắng công chồi lan quế bản mới bốn mùa xuân.
Câu đối treo gian bên trái:
Công cao mở đất lưu hậu thế (功高開坦留後世)
Đức cả rèn con rạng tổ tông (德哿教昆創組宗)
1. Khái quát:
Câu đối còn gọi là Doanh thiếp 楹帖, Doanh liên 楹聯 (một cặp câu dán cột nhà), Đối liên 對聯 (một cặp câu đối xứng). Doanh là cột, thiếp là tờ giấy, liên là liên kết, đối là đi đôi, song song, một cặp đối xứng được treo trong đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở... là một trong những loại hình văn hóa rất phổ biến ở nước ta.
Về nội dung câu đối rất đa dạng, nhiều nhất là câu đối tế, câu đối răn dạy, giáo dục, câu đối ca ngợi sơn thủy hữu tình, câu đối chúc thọ, câu đối phúng viếng, câu đối vui... Câu đối có ở nước ta từ khi nào, thật khó biết cụ thể. Nhưng dựa vào các thể đối trong thơ phú nước ta thì câu đối chí ít có từ thời tiền Lê, thế kỷ thứ X. Đến đời Trần thì câu đối đạt nghệ thuật điêu luyện. Đến đời Lê câu đối Nôm dấy lên rực rỡ, đặc biệt giai thoại đối Nôm của vua Lê Thánh Tông. Đến đời Nguyễn, câu đối đạt đỉnh cao, nhất là câu đối Nôm mà nổi bật có Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Quý Tân, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... trong đó Nguyễn Khuyến xứng đáng được tôn vinh và vua câu đối, nhất là câu đối Nôm.
Phép làm câu đối có 2 yêu cầu:
- Đối thanh: chữ của vế trên bằng thì chữ của vế dưới phải trắc, và ngược lại;
- Đối loại: nếu vế trên sử dụng danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ hay sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, điển cố… tại vị trí nào thì vế dưới nó, ở tại vị trí đó cũng phải sử dụng đúng từ loại như vậy.
Câu đối đúng quy cách thì vế trên (bên phải nếu dán cột) có vần trắc, vế dưới (bên trái nếu dán cột) có vần bằng.
Cách làm câu đối có thể chia thành 3 loại:
- Loại tiểu đối 小對(mỗi vế có bốn chữ trở xuống);
- Loại thi đối 詩對(đối thơ) mỗi vế có trên bốn chữ, nếu là năm hay bẩy chữ thì câu đối giống hai câu thực hoặc hai câu luận (câu 3,4 hoặc 5,6) của thơ Đường luật;
- Loại phú đối 賦對 (đối phú) đặt câu theo thể Đường phú. Mỗi vế có năm chữ trở lên, chín chữ trở xuống đặt liền gọi là phép Song quan (hai cửa).
Một số Câu đối thông dụng treo tại từ đường tôi sưu tầm được đã chép trong Gia phả. Họ Lương nổi tiếng có câu đối do Lương Đắc Bằng viết khi từ Thanh Hoá đến thăm nhà thờ Lương Thế Vinh (là thầy và là bác họ) ở Vụ Bản (Nam Định):
“Trạng nguyên tổ, bảng nhãn tôn, Lương tộc danh đằng lưỡng quốc;
Đô đốc tiền, thượng thư hậu, quốc triều vị liệt tam công.”
2. Một số câu đối dự định khi dựng Từ đường tại Lào Cai:
Câu đối treo tại Cổng:
天其建諸象山根基不拔
世有興者梁門驷蓋能容
Âm: Thiên kỳ kiến chư tượng sơn căn cơ bất bạt,
Thế hữu hưng giả, Lương môn tứ cái năng dung
Nghĩa: Trời sắp đặt sẵn, cơ nghiệp núi Voi chẳng đổi,
Đời có người tài, cửa họ Lương xe ngựa dập dìu.
Câu đối treo tại cửa ra vào:
高密發源長一脈肈培始有今日
老街流澤遠百年引翼曾振前光
Âm: Cao Mật phát nguyên trường nhất mạch triệu bồi thủy hữu kim nhật,
Lão Nhai lưu trạch viễn bách niên dẫn dực tăng chấn tiền quang.
Nghĩa: Nguồn khởi sâu xa từ Cao Mật, một dải đắp bồi mới có ngày nay,
Ơn truyền dài lâu tận Lào Cai, trăm năm phù trợ rạng thêm vẻ trước.
Câu đối tại cột trong gian giữa:
梁世子孫萬代長存名繼盛
祖堂敬拜千年鴴在德留光
Âm: Lương Thế tử tôn, vạn đại trường tồn danh kế thịnh,
Tổ đường kính bái, thiên niên hằng tại đức lưu quang.
Nghĩa: Con cháu Lương tộc lưu danh, thịnh đạt vạn năm còn,
Nhờ ơn tâm đức tổ tiên, soi sáng lưu truyền ngàn năm hậu thế.
Câu đối cột ngoài:
梁德欲同天地老
人基長演子孫賢
Âm: Lương Đức dục đồng, Thiên Địa lão;
Nhân cơ trường diễn, tử tôn hiền.
Nghĩa: Đức độ dòng Lương trường tồn cùng trời đất,
Cơ nghiệp cháu con, mãi thảo hiền.
Câu đối ở gian bên phải:
Tổ tiên tích đức gốc tử phần làng xưa ngàn năm thịnh
Con cháu gắng công chồi lan quế bản mới bốn mùa xuân.
Câu đối treo gian bên trái:
Công cao mở đất lưu hậu thế (功高開坦留後世)
Đức cả rèn con rạng tổ tông (德哿教昆創組宗)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!