[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


17 tháng 1 2010

Can Chi ngày

Khái niệm ngày có lẽ có sớm nhất. Từ thuở hoang sơ, muôn loài đều biết chu kỳ ngày và đêm. Có động vật hoạt động ban ngày, động vật hoạt động ban đêm. Lịch sử loài người có nhiều quy ước về cácg fọi ngày. Trong đó gọi theo hệ Can Chi 干支紀日法 có nhiều ứng dụng trong việc xem ngày.

Vậy ngày là khoảng thời gian liên quan đến chu kỳ quay riêng của trái đất. Ban đầu, người ta không hiểu là trái đất tự quay quanh nó, mà chỉ thấy mặt trời hàng sáng xuất hiện ở một phương, buổi chiều biến mất ở phương đối diện. Ban ngày từ khi mặt trời xuất hiện đến khi mặt trời lặn xuống. Ban đêm là thời gian còn lại đến khi mặt trời lại xuất hiện. Một ngày bao gồm ngày và đêm, như vậy khái niệm một ngày đầy đủ phải là một ngày đêm. Ngày là khái niệm cơ bản nhất của Lịch, chính xác phải là Ngày-Đêm là khoảng thời gian trái đất tự xoay quanh trục trong khi quay quanh Mặt trời dẫn đến trên mặt đất chuyển từ bóng tối đến ánh sáng và ngược lại.

Để đánh dấu thời gian một ngày, mỗi dân tộc có một cách đánh dấu mốc ban đầu của ngày khác nhau. Thông thường người ta lấy mốc là khi mặt trời lặn. Nhưng theo quá trình sinh sống, loài người hiểu ra rằng, có những thời điểm ngày dài hơn đêm, có thời điểm đêm dài hơn ngày. Nếu lấy mốc là buổi sáng thì sẽ không chính xác vì thế đa số các dân tộc đều quy ước thời điểm bắt đầu của ngày là giữa đêm. Vì thế khoảng thời gian của ngày sẽ là khá đồng đều trong năm. Thời điểm mặt trời đứng bóng sẽ là thời điểm giữa của ngày. Triết học cổ Trung Hoa nói: “âm dương cát hôn hiểu” (陰 陽 割 昏 曉, âm dương chia sớm tối) hay “nhật dĩ kế dạ” (日以繼夜, ban ngày lại tiếp ban đêm). Do đó mới có: vãng nhật 往日 là ngày hôm qua, lai nhật 來日 là ngày mai. Nhưng cũng có thời điểm, có nơi không theo quy luật ngày-đêm thông thuờng. Ví dụ tháng 12 thì châu Nam cực không bao giờ tắt ánh mặt trời và điều đó cũng xẩy ra ở cực Bắc nhưng vào tháng 6.

Dần dần, người ta dùng các công cụ đo thời gian của ngày như: dùng thùng nước đục lỗ, đùng đồng hồ cát, dùng đốt khúc cây, dùng đống trấu đốt, mồi rơm .... Và đến ngày hôm nay, chúng ta dùng đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử. Đã từ lâu, con người đo được thời gian để hoàn thành một vòng tự quay của trái đất là 23 giờ 56 phút, lấy tròn là 24 giờ. Nhưng một nhóm nhà khoa học Hoa Kỳ đã cho rằng 900 triệu năm trước, một ngày trái đất chỉ có... 18 giờ, ít hơn thời nay tới 6 tiếng và khi đó một năm, trái đất thời đó có tới 481 ngày chứ không phải là 365, 25 ngày như hiện nay! Đồng thời, cứ mỗi thế kỷ, trái đất quay chậm mất 0,0021 giây và mặt trăng lại rời xa thêm khoảng 3,8 mét. Theo TS Jacques Laskar, với đà ly khai trên, đến một ngày nào đó mặt trăng sẽ cách trái đất 420.000 km và hơn nữa. Lúc bấy giờ trục quay nghiêng 23 độ của trái đất bị xáo trộn và một ngày của chúng ta sẽ là 30 giờ! Nhưng thời gian từ nay đến đó được tính bằng tỷ năm. Nhân loại chắc đủ thời gian để chuẩn bị cho một cuộc di cư lên một tinh cầu xa xôi.

Để tính các ngày khác nhau, người ta dùng nhiều cách: khắc vào thân cây, cột nhà, dùng hệ biểu tượng con vật (hệ can chi), dùng thắt nút dây, dùng hoa văn trên trống Đồng ...

Nếu phải nhớ một tập hợp dài các ngày thì rất khó, vì thế người ta sẽ nhớ một bội số của ngày để thuận tiện. Một số dân tộc dùng tuần, riêng khu vực Á Đông có khái niệm Can Chi, một hoa giáp can chi là 60 ngày. Như vậy ngày trong tháng vừa tính theo số (01, 02...29, 30) vừa theo Can Chi. Khi đó lấy Giáp Tý là ngày đầu tiên, các ngày tiếp theo lấy lần lượt theo vòng tuần hoàn Lục thập hoa Giáp, không chịu sự hạn chế của tháng. Lịch Can chi hiện dùng lấy lúc nửa đêm làm khởi đầu của ngày (giờ Tý, 23 giờ đêm trước đến 1 giờ sau). Cách tính này chính xác hơn là tính từ thời điểm Mặt trời mọc hay lặn, thí dụ như­ ở London Mặt trời mọc thay đổi từ 3g42’ đến 8g06’ sáng, Mặt trời lặn có thể xẩy ra từ 3g51’ đến 8g21’ chiều, trong khi đó thời khác giữa đêm chỉ biến đổi trong vòng nửa giờ.

Ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định. Vì âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu 29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch. Can-Chi của ngày lặp lại theo chu kỳ 60 ngày, như vậy rất khó tính được khoảng thời gian giữa 2 sự kiện nếu không có các yếu tố khác. Khi đó phải dùng đến ngày Julius. Ngày này đ­ược đánh dấu bằng số ngày và phần thập phân của ngày đếm liên tục từ 12 g quốc tế ngày 1 tháng 1 năm 4713 trước Công nguyên (theo ngôn ngữ thiên văn 1.5 tháng 1 năm -4712)[1] được kí hiệu là JD (Julian Day), đôi khi để ám chỉ thang thời gian lịch ng­ười ta còn sử dụng kí hiệu là JDE (Julian Ephemeris Day). Trong các phép tính thiên văn hay lịch pháp ng­ười ta sử dụng đơn vị nữa là thế kỷ Julius (100 năm Julius) bằng 36525 ngày. Ngày Julius giúp chúng ta tính nhanh đ­ược số ngày trôi qua giữa hai thời điểm nào đó và có vai trò đặc biệt trong tính toán lịch, chuyển đổi giữa các loại lịch (nh­ư từ lịch Dương sang lịch Âm d­ương hoặc ngư­ợc lại) thực hiện qua tham số trung gian là ngày Julius sẽ đơn giản hơn dễ dàng hơn là chuyển đổi trực tiếp từ ngày dạng dd/mm/yyyy sang bất cứ dạng nào theo ý muốn.Thí dụ: JD t­ương ứng với ngày 30 tháng 4 năm 1975 là 2442533 và JD tương ứng với ngày 2 tháng 9 năm 1945 là 2431701, như vậy “Ba mươi năm dân chủ cộng hoà” của ta kéo dài : 2.442.533 ngày-2.431.701 ngày = 10.832 ngày! .

Nhiều tài liệu đưa ra những công thức khá phức tạp. Tôi thấy, nếu biết sử dụng các hàm ngày tháng trong EXEL cũng có thể tính được dễ dàng. Các sự kiện gia đình hiện cần tính chỉ xẩy ra vào thế kỷ XX trở đi nên không cần để ý đến mốc năm 4713 tCn mà chỉ cần so với mốc 01/01/1900 là đủ. Tốt nhất khi vào EXEL nhập ngay tháng năm bình thường, tuỳ định dạng máy cá nhân (ở Date/ Custeomize Regional Options/ Customise/ Languages/Regional and Languages Options trong Control Panel). Nhưng chú ý trong ô nhập ngày của EXEL thì định dạng lại là: Format/Cells.../Number/Number. Sau, đưa con trỏ đến ô cần ghi kết quả rồi nhập công thức = SUM(B­­x-A­y) sẽ cho kết quả khoảng cách giữa 2 ngày. Ví dụ: tôi sinh ngày 23/02/1955 (JDn= 20.143) khi sinh con gái đầu lòng, ngày 28/02/1983 (JDn= 30.375) là vào
ngày thứ 10.232 của cuộc đời.

Từ nguyên lý đơn giản đó tôi lập Bảng tự tính đổi số ngày Julius ra ngày Can chi
như sau:





1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Giáp

Ất

Bính

Đinh

Mậu

Kỷ

Canh

Tân

Nhâm

Quý

Sửu

Dần

Mão

Thìn

Tỵ

Ngọ

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

Hợi



Trong đó Hàng 1 là số dư của phép chia JDn/10 khi tính hàng Can (Ghi ở Hàng 2) và (JDn+2)/12 khi tính hàng Chi (Ghi ở Hàng 3). Việc tìm các số dư này thực hiện dễ dàng
bằng EXEL bởi hàm MOD(X-1;n), trong đó X là địa chỉ ô ghi ngày cần tính, n là 10 nếu tính hàng Can, là 12 nếu tính hàng Chi.

Mỗi năm dương lịch có 365 ngày, nghĩa là 6 chu kỳ Lục thập hoa Giáp cộng thêm 5 ngày lẻ. Năm nhuận có thêm 1 ngày 29-2 tức 366 ngày, thì công thêm 6 ngày lẻ. Nếu lấy ngày 1-3 là ngày khởi đầu thì các ngày sau đây trong mọi năm cùng can chi giống 1-3 : 1/3, 30/4, 39/6, 28/8, 27/10, 26/12, 24/2 năm sau đó. Nếu biết ngày 1/3 (hay một trong bảy ngày nói trên) là ngày gì, ta dễ dàng tính nhẩm những ngày bất kỳ trong năm. Nếu muốn tính những ngày 1/3 năm sau hay năm sau nữa chỉ cần cộng thêm số dư là 5 đối với năm thường (tức là từ 24-28/2) hoặc là 6 đối với năm nhuận (có thêm ngày 29/2).

Ghi chú:
[1] Mốc 4712 tCN xuất phát từ chu kỳ Julius (7980 năm Julius) do học gỉa ngư­ời Pháp tên là Joseph Scaliger đặt ra vào năm 1582, chu kỳ Julius là bội số chung nhỏ nhất của 3 số là 28, 19, 15 (7980 năm =28x15x19 năm). 28 năm đư­ợc gọi là chu kỳ Mặt trời (sau 28 năm ngày và thứ trong tuần ở lịch Julius trở lại giá trị ban đầu), 19 năm là độ dài chu kỳ Meton (sau mỗi chu kỳ meton Mặt trăng có pha giống nhau vào xấp xỉ cùng một ngày) và 15 năm là chu kỳ thuế của Lamã. Mỗi năm được Joseph Scaliger ký hiệu bằng ba số tương ứng với ba chu kỳ trên là S (chạy từ 1 đến 28), G (từ 1 đến 19) và I (từ 1 đén 15). Ngày sinh của chúa Giê Su (do Dionysius exiguus xác định) t­ương ứng với (9,1,3) do đó Joseph Scaliger chọn năm bắt đầu là (1,1,1) và năm này chính là mốc 4713 tCN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!