Trong 12 cái tết dân gian thì tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp là cái tết cuối cùng của năm để chuẩn bị đón tết Cả - Tết Nguyên đán. Dân gian cho rằng 23 tháng Chạp là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu với Ngọc Hoàng việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua nên thường làm lễ "Tống Táo" 送灶. Tuy gọi là "ông Công, ông Táo" nhưng thực sự lại là "hai ông, một bà".
1. "Ông Đầu rau", chỉ còn trong ký ức:
Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau". Đó là 3 hòn đất sét to được gọt đẽo, nặn cẩn thận có hình thù như những con ếch ngồi châu đầu vào nhau tạo thế ba chân để đỡ cái nồi.
Đây chính là biểu trưng của lòng tôn thờ đối với 3 vị táo quân (2 ông 1 bà). Vì quan niệm như thế nên khi đẽo "ông đầu rau", phải có 1 ông to tượng trưng cho bà táo, còn 2 ông thì được nặn nhỏ hơn và đặt trước bà tạo thành lối cho củi vào. Bởi có nhiều loại xoong, nồi có kích cỡ khác nhau nên vị trí của 3 "ông đầu rau" có thể dịch chuyển chụm vào hoặc mở rộng ra. Nhưng nhất thiết không bao giờ được thay đổi vị trí của bà mà chỉ thay đổi vị trí của 2 "ông đầu rau" đứng phía trước chỗ đưa rơm, rạ, củi… vào trong bếp.
Để làm thành 3 "ông đầu rau", thường người ta dùng những tảng đất to để khô từ trước tết rồi gần ngày 23 tháng Chạp, họ mang ra gọt, đẽo. Hoặc họ dùng đất sét nhão, đắp, nặn thành hình 3 "ông đầu rau" và chỉ cần đợi khô là có thể dùng được luôn. Năm 1964 khi lên khai hoang, bác, bố và chú tôi cũng từng nặn đầu ra nhưng đất rừng đồi không nặn hay đẽo được, các cụ phải chọn tìm 3 hòn đá to để kê làm bếp đun.
Ngày xưa, "ông đầu rau" được dùng cả năm, mỗi lần cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm ("lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời") thì mọi người trong gia đình lại mang 3 "ông đầu rau" của năm cũ ra giữa ao để thả (khi ấy các Thần không còn ở trong ông Đầu Rau nữa), không được vứt bậy bạ mà phải tội!. Ngày nay đa phần đã đun bằng bếp ga, bếp điện hay có đun củi cũng dùng kiềng, mà cái "kiềng gang 3 chân" cũng đã được thay bằng kiềng "thép xoắn" 6 chân một lúc bắc được nhiều nồi, chảo. Do vậy "ông đầu rau" chỉ còn trong ký ức lớp người trung cao tuổi. Song tục thờ cúng Thần Bếp và lệ Tiễn ông Táo lên trời vẫn được duy trì. Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc dưới chế độ mẫu hệ, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác.
2. Truyền thuyết về Táo Quân:
Bên Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán. Theo Werner, có ít nhất là 40 truyền thuyết về nguồn gốc của Táo Quân. Truyền thuyết phổ biến nhất liên quan đến Trương Táo Vương và vợ là Quách Đinh Hương. Nhưng theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi... Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời).
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Dưới đồng bằng bếp đã đưa ra khỏi nhà ở từ lâu. Nhưng trên miền núi, cho đến nay có gia đình bếp vẫn để trong nhà vừa tiện sinh hoạt vừa có hơi ấm trong đêm lạnh ở rừng sâu. Trường hợp nhà nửa sàn nửa đất thì vị trí đặt bếp là nửa phần đất còn khi làm nhà sàn hoàn toàn thì tạo một khoảng vuông hơn 2 mét vuông đắt đất đặt bếp. Khi đó lúc nào bếp cũng âm ỉ lửa nên mái nhà ám bồ hóng nhiều. Chính điều kiện đó đã tạo ra món “lạp sườn”, “thịt hun khói” nổi tiếng.
Ý kiến khác cho rằng, ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc: Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân; Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần; Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Theo "Sự tích đất nước Việt" của Nguyễn Đổng Chi thì đoạn cuối có dị bản khác: Sau khi nghe chuyện trên, Diêm vương ngồi nghe rất cảm động. Những người như thế này cũng thật hiếm có. Cần phải làm cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Diêm vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời vua còn phong cho họ chức Táo quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế. Do vậy Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:
1. "Ông Đầu rau", chỉ còn trong ký ức:
Trong bếp ngày xưa, thường có ba "ông đầu rau". Đó là 3 hòn đất sét to được gọt đẽo, nặn cẩn thận có hình thù như những con ếch ngồi châu đầu vào nhau tạo thế ba chân để đỡ cái nồi.
Đây chính là biểu trưng của lòng tôn thờ đối với 3 vị táo quân (2 ông 1 bà). Vì quan niệm như thế nên khi đẽo "ông đầu rau", phải có 1 ông to tượng trưng cho bà táo, còn 2 ông thì được nặn nhỏ hơn và đặt trước bà tạo thành lối cho củi vào. Bởi có nhiều loại xoong, nồi có kích cỡ khác nhau nên vị trí của 3 "ông đầu rau" có thể dịch chuyển chụm vào hoặc mở rộng ra. Nhưng nhất thiết không bao giờ được thay đổi vị trí của bà mà chỉ thay đổi vị trí của 2 "ông đầu rau" đứng phía trước chỗ đưa rơm, rạ, củi… vào trong bếp.
Để làm thành 3 "ông đầu rau", thường người ta dùng những tảng đất to để khô từ trước tết rồi gần ngày 23 tháng Chạp, họ mang ra gọt, đẽo. Hoặc họ dùng đất sét nhão, đắp, nặn thành hình 3 "ông đầu rau" và chỉ cần đợi khô là có thể dùng được luôn. Năm 1964 khi lên khai hoang, bác, bố và chú tôi cũng từng nặn đầu ra nhưng đất rừng đồi không nặn hay đẽo được, các cụ phải chọn tìm 3 hòn đá to để kê làm bếp đun.
Ngày xưa, "ông đầu rau" được dùng cả năm, mỗi lần cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm ("lễ Táo quân", "Tết ông Công ông Táo", "tiễn ông Táo lên chầu Trời") thì mọi người trong gia đình lại mang 3 "ông đầu rau" của năm cũ ra giữa ao để thả (khi ấy các Thần không còn ở trong ông Đầu Rau nữa), không được vứt bậy bạ mà phải tội!. Ngày nay đa phần đã đun bằng bếp ga, bếp điện hay có đun củi cũng dùng kiềng, mà cái "kiềng gang 3 chân" cũng đã được thay bằng kiềng "thép xoắn" 6 chân một lúc bắc được nhiều nồi, chảo. Do vậy "ông đầu rau" chỉ còn trong ký ức lớp người trung cao tuổi. Song tục thờ cúng Thần Bếp và lệ Tiễn ông Táo lên trời vẫn được duy trì. Đây rất có thể là ảnh hưởng của phong tục thờ thần lửa - một phong tục có từ lâu đời của nhiều dân tộc dưới chế độ mẫu hệ, tuy nhiên cách thể hiện ở mỗi nước một khác.
2. Truyền thuyết về Táo Quân:
Bên Trung Quốc, từ thời cổ đại, Táo quân (còn được gọi là "Táo thần", "Táo vương", "ông Táo") đã được coi là một trong bảy vị thần đất được toàn dân cúng lễ. Nhưng nguồn gốc của Táo quân thì không nhất quán. Theo Werner, có ít nhất là 40 truyền thuyết về nguồn gốc của Táo Quân. Truyền thuyết phổ biến nhất liên quan đến Trương Táo Vương và vợ là Quách Đinh Hương. Nhưng theo sách Hoài Nam Tử, Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp. Sách Lã Thị Xuân Thu lại coi Chúc Dung mới là thần quản lý lửa (do Viêm Đế mang tới) nên khi chết người dân thờ làm thần lửa. Còn sách Tây Dương tạp trở thì kể: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi... Chuyện truyền miệng của người Trung Quốc lại cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình (nhất là về những người đàn bà làm điều xấu); sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Đến ngày ấy, người Trung Quốc bày bàn thờ gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo; đặc biệt có thêm cả nước và cỏ khô (cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời - khác với Táo quân của ta thì cưỡi cá chép lên trời).
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Dưới đồng bằng bếp đã đưa ra khỏi nhà ở từ lâu. Nhưng trên miền núi, cho đến nay có gia đình bếp vẫn để trong nhà vừa tiện sinh hoạt vừa có hơi ấm trong đêm lạnh ở rừng sâu. Trường hợp nhà nửa sàn nửa đất thì vị trí đặt bếp là nửa phần đất còn khi làm nhà sàn hoàn toàn thì tạo một khoảng vuông hơn 2 mét vuông đắt đất đặt bếp. Khi đó lúc nào bếp cũng âm ỉ lửa nên mái nhà ám bồ hóng nhiều. Chính điều kiện đó đã tạo ra món “lạp sườn”, “thịt hun khói” nổi tiếng.
Ý kiến khác cho rằng, ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin. Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo. Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc: Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân; Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần; Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Theo "Sự tích đất nước Việt" của Nguyễn Đổng Chi thì đoạn cuối có dị bản khác: Sau khi nghe chuyện trên, Diêm vương ngồi nghe rất cảm động. Những người như thế này cũng thật hiếm có. Cần phải làm cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Diêm vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời vua còn phong cho họ chức Táo quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế. Do vậy Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:
Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.
Chữ "Bản gia" đặt lên trên vì mỗi nhà đều thay thế hàng năm vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, tức là vào ngày lễ Táo quân.
Có người lại cho rằng Thổ công và Táo quân là hai thần khác nhau, vì:
- Thổ công (thổ thần, địa thần) là vị thần cai quản đất đai (có thể là nhà của gia chủ, của cơ quan, tổ chức hay nghĩa địa). Lễ cúng Thổ công có thể tiến hành vào thời điểm tốt (giờ hoàng đạo) trước khi động thổ (đào đất) để xây dựng. Riêng ở nghĩa địa thì không gọi là thổ công mà chỉ gọi là thổ thần hay đơn giản là thần linh. Vị thần này, khi cần cầu khấn có thể thắp hương trước khi người ta thắp hương cho tổ tiên của mình vào bất kỳ lúc nào, thông thường là vào tiết Thanh minh hay ngày mất của người quá cố. Tuy nhiên, không có tài liệu nào xác định Thổ công là một hay nhiều thần, nhưng có lẽ chỉ có một vị là nam thần. Thổ công hiện diện ở mọi nơi, trừ nơi có nước (Đất có Thổ công, sông có Hà Bá).
- Thần bếp (Táo quân, ông Táo, vua bếp, ông đầu rau) là 3 thần (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Táo quân chỉ hiện diện trong bếp mà thôi.
Do vậy, Lễ cúng 23/12 âm lịch là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời. Trong ngày này ông Táo được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng ở ban thờ chính trên nhà cùng với gia tiên. Do vậy, cần ít nhất 2 ban thờ + 2 cá chép. Sau khi hóa vàng thì tro của bát hương, chân hương và cá chép sẽ được thả xuống sông, hồ để tiễn đưa các thần về Trời. Hiện nay, ở các thành phố người ta hay tách ra làm 3: Táo quân - trong bếp, tổ tiên - ban thờ chính trong nhà, Thổ công được gộp chung vào ban thờ ngoài trời, gọi là bàn thờ Trời Đất, thông thường là trên sân thượng của các nhà mái bằng.
Như vậy, rõ ràng các thuyết và nghi lễ thờ cúng Táo Quân của Trung Quốc mơ hồ, được nhiều người thêu dệt mạng nặng tính Tôn giáo còn huyền thoại Táo Quân Việt Nam thì là một bộ Tam, mang rõ nét dân gian, nhân bản và đượm đầy bản sắc dân tộc còn cứ như chuyện bên Tầu thì Trương Táo Vương liệu có xứng được thờờ như vậy không? . Vấn đề “Táo Tầu”, “Táo Việt” này tôi nắm được là do đọc bài của Lê Anh Minh phân tích tại: http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/phongtuc/taoquanvn-tq.htm.
3. Việc Thờ cúng Thần bếp:
Người Hoa tin rằng có những vị thần bảo hộ cho dân chúng, trong đó những vị quan trọng nhất là: Thần Xã Tắc (về đất đai, mùa màng), Thần Nông (về nông nghiệp), Thần Hậu Thổ (nữ thần đất), Thành Hoàng (bảo hộ dân làng), Thổ Địa (thần đất địa phương), Táo Quân (Thần Bếp), Thiên Hậu (Nữ thần phù hộ dân đi biển), Tàm Nữ (Nữ thần về dâu tằm), Thần Tam Đa tức là 3 ông Phúc-Lộc-Thọ, Thần Môn Hộ (thần giữ cửa, nhà)...Trong đó, Táo Quân tuy có cội nguồn từ Đạo giáo nhưng cho đến nay hầu hết các gia đình người Hoa đều thờ phụng. Dân gian cho rằng Táo Quân là “Tai mắt” của Ngọc Hoàng chuyên ghi chép những việc làm thiện ác của từng gia đình để rồi cuối năm báo cáo lại cho Ngài biết; Còn Thiên Lôi là “cánh tay” của Ngọc Hoàng để trừng phạt những người có tội do Táo tấu lên. Người Trung Quốc lập bàn thờ Táo quân sát đất và khi cúng thì rót rượu xuống sàn nhà.
Người Việt Nam thờ nhiều vị thần tại gia như Thổ Công, Thần Tài, Tiên Sư ,Tiền Chủ, Đức Thánh Quan,Thần Hổ v,v...nhưng Thổ công là vị thần quan trọng nhất. Bởi ba vị Thần Táo định đoạt phúc đức cho gia đình do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Thổ Công là vị Đệ nhất gia chi chủ trên cả mọi các vị thần khác .
Theo đó, trên nhà thì có Thủ Công, dưới bếp có Táo Quân mà tượng trưng là 3 "ông đầu rau". Trong dân gian có câu: “Thổ Công là cha, chúa nhà là con” để mang hàm ý đó. Bàn thờ Thổ Công người Việt được đặt ngay gian bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Những gia đình không có bàn thờ gia tiên thì đặt ở gian chính giữa nhà. Bàn thờ Thổ Công đơn giản hơn bàn thờ gia tiên, gồm một chiếc hương án kê liền sát tường nhà. Trên hương án có chiếc mâm nhỏ, giống chiếc bàn đặt trên bàn thờ gia tiên, ở trên cũng có ba đài rượu có nắp đậy. Đằng sau chiêc mâm nhỏ bài vị Thổ Công được kê cao hơn, hoặc có khi thay bằng cỗ mũ gồm ba chiếc ,mũ đàn bà đặt giữa hai mũ đàn ông. Có nhà chỉ thờ một chiếc mũ. Ở gia đình túng thiếu bàn thờ Thổ Công lại càng đơn giản hơn, có khi chỉ là một chiếc bàn, trên đó có một bình hương và một cỗ mũ. Bàn thờ Thần Táo thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" với ý nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc. Hai bên bài vị thường có một câu đối như sau :
Hữu đức năng ty hoả
Vô tư khả đạt thiên.
Nghĩa là :
Có đức trong coi việc lửa
Vô tư có thể lên trời.
Hình ảnh Táo Quân - vua bếp cũng trở nên gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn với quan niệm gia đình nào được Táo Quân phù hộ nhiều thì hạnh phúc, yên ổn, thành đạt, bếp đỏ lửa mỗi ngày. Những gia đình không có điều kiện đỏ lửa mỗi ngày để ông vua bếp làm nhiệm vụ thì ngầm hiểu là Táo Quân chưa hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn tổ ẩm gia đình một cách trọn vẹn.
Trong ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….
Táo quân được tôn là "Đệ nhất gia chi chủ" nghĩa là vị chủ thứ nhất tại một nhà. Chính vì vậy mỗi khi trong nhà muốn cúng lễ đều phải cúng Táo quân trước và xin phép để những vị được cúng có thể tới phối hưởng. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.
Cũng bởi ý nghĩa này mà dân gian cho rằng bếp tuy nhỏ nhưng lại có vị trí rất quan trọng. Bếp được coi là nguồn tài lộc, là nguồn tạo ra thức ăn nên mọi bệnh tật cũng từ bếp mà ra. Phong thuỷ học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu "tàng phong tụ khí". Bếp đun tối kỵ đặt ngoảnh lưng với hướng nhà mà nên để lò nấu "tọa hung hướng cát", có nghĩa nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành. Vị trí của bếp cũng rất quan trọng trong Phong Thuỷ, phụ thuộc vào tâm nhà bếp hoặc tâm nhà mà xác định cung đặt bếp.
- Mệnh Cung là Càn, Đoài, Cấn, Khôn đặt bếp Toạ Đông Nam, hướng Tây Bắc hoặc Toạ Đông, hướng Tây.
- Mệnh cung Khảm, Ly, Chấn, Tốn đặt bếp Toạ Tây hướng Đông hoặc Toạ Tây Bắc hướng Đông Nam.
Các kiêng kị khi đặt bếp là: ngược với hướng nhà, ngược hướng bàn thờ gia tiên; bếp có đường đi đâm thẳng vào bếp. Kim quang đẩu lâm kinh viết: "Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc". Hướng của bếp được xác định là hướng của cửa bếp, nếu là bếp ga thì hướng bếp chính là hướng của núm vặn lửa. Nói cách khác hướng bếp là hướng ngược với hướng người đứng nấu. Không để bếp đun đối diện ngay với cửa bếp, đối diện ngay với cửa nhà tắm nhà vệ sinh, sát ngay với giường ngủ, đằng sau bếp kín không có khoảng không, xà ngang treo ngay trên bếp, nắng chiếu xiên vào hoặc có những goc nhọn đâm vào bếp. Mặt khác, bếp thuộc hỏa, kỵ nhất với khí mát lạnh của nước. Do vậy, thứ nhất nên kiêng để bếp quay về hướng bắc (hướng thuỷ vượng), thứ hai không đặt bàn nấu trên rãnh, mương, đường nước, và cuối cùng tránh để bếp đun kẹt giữa hai đồ đạc có mang theo "thủy" như tủ lạnh, bồn rửa, máy giặt....
4. Lễ cúng tiễn Táo quân:
Lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp được coi là mang tính cách chuyển giao năm cũ, đón chào năm mới. Đây là dịp lễ long trọng nhất dành riêng cho Táo Quân.
Theo tín ngưỡng cổ truyền, đây là ngày Táo Quân lên trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình trong năm một cách khách quan, trung thực. Tết ông Công ông Táo làm to nhỏ, chay mặn tùy khả năng mỗi gia đình, nhưng dứt khoát phải có bộ mã Táo Quân mới.
Người ta chuẩn bị chu đáo cho chiều 30 là thời điểm đón ông Công ông Táo trở về trần gian làm nhiệm vụ năm mới. Lễ vật cúng Táo Quân gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Cỗ mũ hoặc chiếc mũ được đặt trên chiếc bệ bằng giấy. Dưới mỗi chiếc mũ thường kê một vài trăm vàng thoi. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) thay đổi hàng năm theo ngũ hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ):
+ Năm hành kim (2000, 2001, 2014, 2015 ) thì dùng màu vàng
+ Năm hành mộc (2002, 2003, 2010, 2011) thì dùng màu trắng
+ Năm hành thủy (2004, 2005, 2012, 2013) thì dùng màu xanh
+ Năm hành thổ (2006, 2007, ) thì dùng màu đen
+ Năm hành hỏa (2008, 2009, 2016, 2017) thì dùng màu đỏ.
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân. Bài vị ở bàn thờ thổ Công thường ghi: “Đông trù tư mệnh, Táo phủ thần quân, Thổ Địa long mạch tôn thần, Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần”. Khi sửa lễ cúng ông Công, người ta đều đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.
Trong dân gian truyền rằng ngày xưa, cúng ông Công, ông Táo phải dùng cá chép kho hay rán. Thế nhưng tục này đã được "chuyển thể": từ con cá chép nấu chín đến cá chép sống và bây giờ là cá giấy để đốt hoá vàng - một cách giản tiện hóa tập tục cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Cá chép vàng chính là phương tiện để Táo Quân lên trời. Việc này chưa thấy sách nào chép chi tiết.
Sau khi lễ xong thì hoá vàng, hoá luôn cả cỗ mũ năm trước và thả một con cá chép còn sống xuống ao, cá sẽ hoá rồng để ông công cưỡi lên chầu trời. Có người giải thích lệ này là do cá Chép Vàng hay còn gọi là Cá Chép Tiên là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình nhưng do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian tu hành, để chuộc lại tội lỗi. Sau khi Tu Hành có chính quả, cá Chép hóa thân thành rồng và bay lên Trời. Còn Ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người Thiện, người Ác. Sau đó Ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Thượng Đế những việc ở dưới trần gian. Nhưng mà muốn bay lên Trời , thì Ông Táo phải nhờ đến cá Chép mới lên được
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngày xưa người Trung Quốc có tục hối lộ ông Công bằng cách khi hoá vàng đốt thêm gói kẹo để khi lên trời ông toàn tâu những lời dịu ngọt, che bớt tội lỗi đi cho
Thông thường vào ngày này gia đình tôi cũng có mua bộ mũ ông Táo, quét dọn ban thờ, dùng gừng tươi giã hòa với rượu vẩy lên bàn thờ. Khấn cúng xong khi hóa vàng đốt cả chân hương (để lại 3 chân), chồng tiền cũ. Sau đó thay chống tiền mới và bát hương cứ thế để nguyên.
5. Bài văn khấn cúng 23 tháng chạp:
Văn khấn Thổ Công sau đây (sưu tầm) được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Tín chủ là………………………………………………………………
Cư trú tại………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!