Thời hiện đại ai cũng hiểu và có ý niệm về giờ, ngày, tuần, tháng, năm. Đặt tên, phân chia ra các đại lượng thời gian này có 2 phép chính với những thuận tiện, trở ngại, tiện ích khác nhau.
Mỗi năm (年) gồm có 12 tháng (月), mỗi tháng có 60 đơn vị (ban ngày kể là một đơn vị, đêm kể là một đơn vị, hai đơn vị góp lại thành một ngày). Mỗi năm còn chia ra mùa , và vì thời gian tính theo hai hệ thống mặt trời (dương lịch) và mặt trăng (âm lịch) bị so le, không theo sát nhau được, nên đã tính phải có một tháng “nhuận”, gọi là “tháng sinh sau” trong hệ thống âm-dương lịch.
Như vậy, dù kiểu gì cũng chỉ có 2 phương pháp tính lịch cơ bản là theo sự dịch chuyển của tuần trăng và theo mặt trời. Tuy cùng để đo thời gian nhưng Âm lịch và Dương lịch khác nhau ở chỗ: Âm lịch có tính chu kỳ (循环,cyclic) còn Dương lịch có tuyến tính (线性, linear).
Âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ dựa trên hệ thống can chi (10 thiên can 天干 và 12 địa chi 地支). Chữ đầu là một trong 10 thiên can 天干 gồm: giáp 甲, ất 乙. bính 丙, đinh 丁, mậu 戊, kỷ 己, canh 庚, tân 辛, nhâm 壬, quý 癸; chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi 地支 là: tý 子, sửu 丑, dần 寅, mão 卯, thìn 辰, tỵ 巳, ngọ 午, mùi 未, thân 申, dậu 酉, tuất 戌, hợi 亥. Thí dụ khởi đầu Giáp Tý và hết chu kỳ 60 năm thì trở lại Giáp Tý, do đó các năm Âm lịch trùng tên thì hơn kém nhau một bội số của 60. Chu kỳ 60 năm được gọi là một Hoa giáp 花甲 (hoặc Hoa Giáp Tý 花甲子).
Tây phương quan niệm thời gian tiến triển theo đường thẳng (linear). Các năm Dương lịch lấy sự kiện Thiên Chúa giáng sinh làm mốc, do đó các năm có thể biểu diễn trên một trục đại số. Từ gốc 0 trở về trước là thời gian trước Công Nguyên (viết tắt B.C. = Before Christ=trước Thiên Chúa). Thời gian từ gốc 0 đến hiện tại (và tương lai) gọi là Công Nguyên (viết tắt A.D. = Anno Domini: of Christian era=thuộc kỷ nguyên của Thiên Chúa) và chúng ta đang sống trong Công Nguyên. Còn người phương Đông quan niệm thời gian tiến triển theo chu kỳ 循环 có tiểu vận (20 năm), đại vận (60 năm), cửu vận (180 năm)...Điều đó thuận cho việc chiêm bói song sẽ khó khăn trong việc ghi chép sự kiện lịch sử.
Ngày nay, ở Việt Nam Dương lịch dùng phổ biến trong giao dịch chính thức. Còn Âm lịch (thực chất là Âm Dương lịch) chỉ dùng để xác định các ngày lễ truyền thống (Tết Nguyên đán, Nguyên Tiêu, Giỗ Tổ Hùng vương, các Lễ hội tôn giáo, dân gian, cúng giỗ trong các gia tộc, gia đình…) và kỉ niệm lịch sử (Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa…) nhưng là lịch đã tính lại cho phù hợp với giờ chính thức của Việt Nam (múi giờ +7 theo giờ Hà Nội) nên có ngày không trùng với lịch Trung Quốc.
Mỗi năm (年) gồm có 12 tháng (月), mỗi tháng có 60 đơn vị (ban ngày kể là một đơn vị, đêm kể là một đơn vị, hai đơn vị góp lại thành một ngày). Mỗi năm còn chia ra mùa , và vì thời gian tính theo hai hệ thống mặt trời (dương lịch) và mặt trăng (âm lịch) bị so le, không theo sát nhau được, nên đã tính phải có một tháng “nhuận”, gọi là “tháng sinh sau” trong hệ thống âm-dương lịch.
Như vậy, dù kiểu gì cũng chỉ có 2 phương pháp tính lịch cơ bản là theo sự dịch chuyển của tuần trăng và theo mặt trời. Tuy cùng để đo thời gian nhưng Âm lịch và Dương lịch khác nhau ở chỗ: Âm lịch có tính chu kỳ (循环,cyclic) còn Dương lịch có tuyến tính (线性, linear).
Âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ dựa trên hệ thống can chi (10 thiên can 天干 và 12 địa chi 地支). Chữ đầu là một trong 10 thiên can 天干 gồm: giáp 甲, ất 乙. bính 丙, đinh 丁, mậu 戊, kỷ 己, canh 庚, tân 辛, nhâm 壬, quý 癸; chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi 地支 là: tý 子, sửu 丑, dần 寅, mão 卯, thìn 辰, tỵ 巳, ngọ 午, mùi 未, thân 申, dậu 酉, tuất 戌, hợi 亥. Thí dụ khởi đầu Giáp Tý và hết chu kỳ 60 năm thì trở lại Giáp Tý, do đó các năm Âm lịch trùng tên thì hơn kém nhau một bội số của 60. Chu kỳ 60 năm được gọi là một Hoa giáp 花甲 (hoặc Hoa Giáp Tý 花甲子).
Tây phương quan niệm thời gian tiến triển theo đường thẳng (linear). Các năm Dương lịch lấy sự kiện Thiên Chúa giáng sinh làm mốc, do đó các năm có thể biểu diễn trên một trục đại số. Từ gốc 0 trở về trước là thời gian trước Công Nguyên (viết tắt B.C. = Before Christ=trước Thiên Chúa). Thời gian từ gốc 0 đến hiện tại (và tương lai) gọi là Công Nguyên (viết tắt A.D. = Anno Domini: of Christian era=thuộc kỷ nguyên của Thiên Chúa) và chúng ta đang sống trong Công Nguyên. Còn người phương Đông quan niệm thời gian tiến triển theo chu kỳ 循环 có tiểu vận (20 năm), đại vận (60 năm), cửu vận (180 năm)...Điều đó thuận cho việc chiêm bói song sẽ khó khăn trong việc ghi chép sự kiện lịch sử.
Ngày nay, ở Việt Nam Dương lịch dùng phổ biến trong giao dịch chính thức. Còn Âm lịch (thực chất là Âm Dương lịch) chỉ dùng để xác định các ngày lễ truyền thống (Tết Nguyên đán, Nguyên Tiêu, Giỗ Tổ Hùng vương, các Lễ hội tôn giáo, dân gian, cúng giỗ trong các gia tộc, gia đình…) và kỉ niệm lịch sử (Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa…) nhưng là lịch đã tính lại cho phù hợp với giờ chính thức của Việt Nam (múi giờ +7 theo giờ Hà Nội) nên có ngày không trùng với lịch Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!