Hiện nay, khi nói tới âm lịch thì người Việt ta nghĩ tới loại lịch được lập dựa trên các cơ sở và nguyên tắc của lịch Trung Quốc, nhưng có sự chỉnh sửa lại theo múi giờ UTC+7 thay vì UTC+8 áp dùng giờ Bắc Kinh bên Tầu. Nhưng thực chất nó là một loại âm dương lịch chứ không phải âm lịch thuần túy.
Mục đích nguyên thuỷ của phép lịch là họp một số nguyên Ngày thành Tháng luôn phù hợp với Tuần Trăng và đồng thời họp một số nguyên Tháng thành Năm cũng luôn phù hợp với chu kỳ thời tiết. Nếu đạt được mục đích, thì lịch gắn bó với Thái âm (trăng) và Thái dương ( Mặt trời) và được gọi là một Âm dương lịch. Nhưng phiền phức là để đạt được mục đích ấy là khó, vì hai cái số Tuần Trăng và Thời tiết đều là số có phần lẻ:
Tuần Trăng hay Sóc sách : 29,530588 ngày trung bình;
Thời tiết hay Tuế chu : 365,242216 ngày trung bình.
Phép lịch nào bắt đầu cũng gắng đạt mục đích, nhưng thấy không thành, bèn bỏ hoàn toàn hay một nửa, ví như các lịch Tây phương. Lịch xưa Ai Cập đã lấy tháng 30 ngày, dài quá và năm 360 ngày ngắn quá; đành để lỗi cả hai mục tiêu. Lịch Ai Cập lấy tháng lần lượt 30 và 29 ngày và cứ 30 ngày thêm 11 ngày (tháng trung bình thành 29,530588 ngày, rất phù hợp), nhưng lấy năm 354,3667 ngày (sai nhiều mà không chữa) đành bỏ phần Dương. Còn lịch La Công (Rôma và Công lịch) thì lấy tháng lộn xộn 31,30,29,28 ngày (không chế cho hợp Tuần Trăng) và năm 365,2425 ngày thì đành bỏ phần Âm.
Ngoài những loại lịch thuần âm (chỉ dựa vào mặt trăng) và lịch thuần dương (chỉ dựa vào mặt trời - thời tiết) đã xét ở trên, chúng ta còn một loại lịch khá phổ biến đó là kết hợp được cả 2 mục đích khi làm lịch, đó là loại Âm Dương Lịch. Nhớ rằng Âm Dương Lịch không chỉ có Lịch Trung Quốc và một số nước lân cận đang áp dụng (trong đó có Việt Nam) mà mọi dân tộc, khu vực đều mong muốn nghiên cứu lịch riêng của mình. Tùy thuộc và văn hóa và trình độ công nghệ, mà họ áp dụng loại tính toán nào.
Trong Âm Dương lịch ngày tháng của lịch chỉ ra cả pha Mặt Trăng (hay tuần trăng) và thời gian của năm Mặt Trời (dương lịch). Nếu năm Mặt Trời được định nghĩa như là năm chí tuyến thì âm dương lịch sẽ cung cấp chỉ thị về mùa; nếu nó được tính theo năm thiên văn thì lịch sẽ dự báo chòm sao mà gần đó trăng tròn (điểm vọng) có thể xảy ra. Thông thường luôn có yêu cầu bổ sung buộc một năm chỉ chứa một số tự nhiên các tháng, trong phần lớn các năm là 12 tháng nhưng cứ sau mỗi 2 (hay 3) năm lại có một năm với 13 tháng. Nếu như Dương lịch đã qua nhiều lần đổi thay thì Âm lịch cũng trải qua nhiều thay đổi, sửa chữa. Trước hết, gọi là âm lịch để đối chiếu với dương lịch chứ thật ra âm lịch, tuy dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, lại phối hợp với sự vận hành của trái đất quanh mặt trời (và của một số tinh tú trên bầu trời), thành ra tên của lịch phải là Âm dương hiệp lịch (Lunisolar calendar). âm-dương lịch tạo ra bởi sự kết hợp của âm lịch thuần túy với thời điểm xảy ra tiết khí, là những cái được tính theo dương lịch. Lịch này hiện nay chủ yếu được sử dụng để tính toán các ngày lễ hội quan trọng như năm mới (tức Tết Nguyên Đán) hay Tết Trung Thu, cũng như để tính toán ngày tháng cho các công việc trọng đại như cưới xin, khởi công xây dựng nhà cửa, mồ mả hay mua sắm những đồ vật có giá trị lớn v.v. Điều này không chỉ thịnh hành ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn. Các loại âm lịch của người Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore về cơ bản là na ná như lịch của người Trung Quốc. Người Nhật Bản tính theo múi giờ UTC+9 cũng như quy tắc hơi khác, người Việt Nam tính theo UTC+7 cho nên có thể có sai biệt nào đó so với âm lịch Trung Quốc (UTC+8) về thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi tháng (tức số ngày trong tháng) cũng như tháng nhuận. Ngoài ra, trong tên gọi của tháng thì tháng hai âm lịch đối với người Việt Nam là tháng Mão với ý nghĩa là tháng con mèo thay vì tháng con thỏ như lịch Trung Hoa.
Ở Trung Quốc, Âm Dương lịch này còn gọi là Hạ lịch (夏曆), "nông lịch" (農曆 nónglì), khác với "công lịch" (公曆 gōnglì), hay "tây lịch" (西曆 xīlì) tức Dương lịch. Ngoài ra người ta còn gọi nó là "cựu lịch" (舊曆) sau khi "tân lịch" (新曆), tức lịch Gregory được sử dụng như là lịch chính thức.
Lịch sử: 陰陽曆 này được áp dụng bởi AL phối theo DL từ thời Minh (明朝,1368 – 1644) và hoàn chỉnh như ngày nay dưới triều Thanh (清朝,1644 - 1911). Đó là hệ lịch giống như âm lịch (tháng theo tuần Trăng) vừa lấy năm theo vòng thời tiết bằng cách đặt thêm tháng nhuận để năm của ÂDL không sai nhiều với chu kì khí hậu. Trung bình cứ 3 năm rồi 2 năm (tam niên nhất nhuận, ngũ niên tái nhuận) ÂDL lại có một tháng nhuận. Với cách đặt nhuận như vậy, cuối một chu kì tổng số ngày theo ÂDL và theo năm Xuân phân xấp xỉ bằng nhau nhưng trong từng năm của chu kì thì ngày tháng vẫn sai nhau. Vì thế ÂDL vẫn không được thật đúng chu kì khí hậu như dương lịch. Năm Mặt Trăng (年 nián) là từ Tết Nguyên Đán này đến Tết Nguyên Đán tiếp theo, được sử dụng để tính ngày. Năm Mặt Trời (歲 suì) có thể là chu kỳ giữa hai Lập xuân liền nhau hay chu kỳ giữa hai Đông chí, dùng để tính tháng.
Cách tính lịch âm tuân theo quy luật nhuận rất phức tạp. Một năm dương lịch đủ 365 ngày nhưng năm âm lịch chỉ có 354 hoặc 355 ngày. Như vậy, mỗi năm Âm lịch sẽ chậm so với Dương lịch 10 hoặc 11 ngày nên sau 3 năm nó sẽ được bù thêm một tháng nhuận để đuổi kịp dương lịch, theo được lịch thời tiết. Trung bình sau 19 năm dương lịch thì sẽ có 19 năm âm lịch cộng với 7 tháng nhuận theo quy luật nhuận là tháng theo tiết khí mà không có trung khí. Những ngày tiết khí là cái cốt cho dương lịch. Do đó âm lịch đã có nhuận để đuổi kịp dương lịch chính là âm dương lịch. Âm dương lịch này phải lấy giờ chuẩn, ngày chuẩn theo phép tính múi giờ. Chính quy luật nhuận này cùng với quy ước pháp định múi giờ (Việt Nam múi giờ 7 còn Trung Quốc là múi giờ 8) đã tạo nên sự khác nhau giữa lịch âm của chúng ta với lịch âm Trung Quốc. Dù Việt hay Hoa thì mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu, 29 ngày. Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng Giêng và tháng cuối năm là tháng Chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Ngày đầu năm, ngày mùng một Tết, là ngày đầu tuần trăng thứ nhì sau ngày tiết Ðông chí (Winter solstice, thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm). Tùy theo tuần trăng ở ngày Ðông chí mà ngày đầu năm sẽ đến trong khoảng 30 đến 59 ngày sau ngày đó. Do đó ngày mùng một Tết chỉ có thể nằm trong khoảng 20 tháng 1 đến 21 tháng 2 dương lịch. Tháng âm lịch thường đi sau tháng dương lịch một hay hai thứ, như tháng ba âm lịch ứng với tháng tư hoặc tháng năm dương lịch.
Ở Việt Nam, trước kia dùng ÂDL có nguồn gốc từ Trung Quốc (thường được gọi không chính xác là âm lịch) được nhà Vua chuẩn ban đề nghị của Khâm thiên giám. Trong lịch sử do các nguyên nhân khác nhau mà ở Việt Nam nhiều lần đã tồn tại một lịch khác với lịch Trung Quốc. Riêng giờ pháp định ở nước ta (hay ở từng miền) đã bị thay đổi tới 10 lần trong thế kỷ 20 tuỳ theo ý định của nhà cầm quyền, có lúc quy định múi giờ 7 (bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 1906, lúc chính quyền Pháp xây xong Đài Thiên văn Phủ Liễn, và đến ngày 1 tháng 5 năm 1911 thì các nước Đông Dương dùng chung múi giờ 7 sau khi nước Pháp ký hiệp ước quốc tế về múi giờ, từ 02/9/1945 tại vùng tự do và sau 10/1954 trên miền Bắc và trên toàn lãnh thổ từ 13/6/1975); có lúc lấy múi giờ 8 (từ ngày 1/1/1943-14/3/1945, theo Nghị định ngày 23/12/1942 của Chính phủ Pháp và từ ngày 1/4/1947 trong các vùng Pháp tạm chiếm, tại miền Nam); thậm chí còn lấy cả múi giờ 9 (theo múi giờ của Tokyo, Nhật Bản sau khi Nhật đảo chính Pháp, 14/3/1945-01/4/1947).
Từ 1.1.1968, theo Quyết định số 121/CP ngày 8.8.1967 của Chính phủ do Thủ tương Phạm văn Đồng ký thì ÂDL chỉ dùng để xác định các ngày lễ truyền thống (Tết Nguyên đán, Nguyên Tiêu, Giỗ Tổ Hùng vương, các Lễ hội tôn giáo, dân gian, cúng giỗ trong các gia tộc, gia đình…) và kỉ niệm lịch sử (Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa…) và đã tính lại cho phù hợp với giờ chính thức của Việt Nam nên có ngày không trùng với lịch Trung Quốc. Còn trong giao dịch chính thức dùng Dương lịch theo múi giờ +7. Mới đây vấn đề này được tái khẳng định trong Quyết định số 134/2002/QĐ-TTg ngày 14/10/2002 do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký.
Mục đích nguyên thuỷ của phép lịch là họp một số nguyên Ngày thành Tháng luôn phù hợp với Tuần Trăng và đồng thời họp một số nguyên Tháng thành Năm cũng luôn phù hợp với chu kỳ thời tiết. Nếu đạt được mục đích, thì lịch gắn bó với Thái âm (trăng) và Thái dương ( Mặt trời) và được gọi là một Âm dương lịch. Nhưng phiền phức là để đạt được mục đích ấy là khó, vì hai cái số Tuần Trăng và Thời tiết đều là số có phần lẻ:
Tuần Trăng hay Sóc sách : 29,530588 ngày trung bình;
Thời tiết hay Tuế chu : 365,242216 ngày trung bình.
Phép lịch nào bắt đầu cũng gắng đạt mục đích, nhưng thấy không thành, bèn bỏ hoàn toàn hay một nửa, ví như các lịch Tây phương. Lịch xưa Ai Cập đã lấy tháng 30 ngày, dài quá và năm 360 ngày ngắn quá; đành để lỗi cả hai mục tiêu. Lịch Ai Cập lấy tháng lần lượt 30 và 29 ngày và cứ 30 ngày thêm 11 ngày (tháng trung bình thành 29,530588 ngày, rất phù hợp), nhưng lấy năm 354,3667 ngày (sai nhiều mà không chữa) đành bỏ phần Dương. Còn lịch La Công (Rôma và Công lịch) thì lấy tháng lộn xộn 31,30,29,28 ngày (không chế cho hợp Tuần Trăng) và năm 365,2425 ngày thì đành bỏ phần Âm.
Ngoài những loại lịch thuần âm (chỉ dựa vào mặt trăng) và lịch thuần dương (chỉ dựa vào mặt trời - thời tiết) đã xét ở trên, chúng ta còn một loại lịch khá phổ biến đó là kết hợp được cả 2 mục đích khi làm lịch, đó là loại Âm Dương Lịch. Nhớ rằng Âm Dương Lịch không chỉ có Lịch Trung Quốc và một số nước lân cận đang áp dụng (trong đó có Việt Nam) mà mọi dân tộc, khu vực đều mong muốn nghiên cứu lịch riêng của mình. Tùy thuộc và văn hóa và trình độ công nghệ, mà họ áp dụng loại tính toán nào.
Trong Âm Dương lịch ngày tháng của lịch chỉ ra cả pha Mặt Trăng (hay tuần trăng) và thời gian của năm Mặt Trời (dương lịch). Nếu năm Mặt Trời được định nghĩa như là năm chí tuyến thì âm dương lịch sẽ cung cấp chỉ thị về mùa; nếu nó được tính theo năm thiên văn thì lịch sẽ dự báo chòm sao mà gần đó trăng tròn (điểm vọng) có thể xảy ra. Thông thường luôn có yêu cầu bổ sung buộc một năm chỉ chứa một số tự nhiên các tháng, trong phần lớn các năm là 12 tháng nhưng cứ sau mỗi 2 (hay 3) năm lại có một năm với 13 tháng. Nếu như Dương lịch đã qua nhiều lần đổi thay thì Âm lịch cũng trải qua nhiều thay đổi, sửa chữa. Trước hết, gọi là âm lịch để đối chiếu với dương lịch chứ thật ra âm lịch, tuy dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, lại phối hợp với sự vận hành của trái đất quanh mặt trời (và của một số tinh tú trên bầu trời), thành ra tên của lịch phải là Âm dương hiệp lịch (Lunisolar calendar). âm-dương lịch tạo ra bởi sự kết hợp của âm lịch thuần túy với thời điểm xảy ra tiết khí, là những cái được tính theo dương lịch. Lịch này hiện nay chủ yếu được sử dụng để tính toán các ngày lễ hội quan trọng như năm mới (tức Tết Nguyên Đán) hay Tết Trung Thu, cũng như để tính toán ngày tháng cho các công việc trọng đại như cưới xin, khởi công xây dựng nhà cửa, mồ mả hay mua sắm những đồ vật có giá trị lớn v.v. Điều này không chỉ thịnh hành ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn. Các loại âm lịch của người Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore về cơ bản là na ná như lịch của người Trung Quốc. Người Nhật Bản tính theo múi giờ UTC+9 cũng như quy tắc hơi khác, người Việt Nam tính theo UTC+7 cho nên có thể có sai biệt nào đó so với âm lịch Trung Quốc (UTC+8) về thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi tháng (tức số ngày trong tháng) cũng như tháng nhuận. Ngoài ra, trong tên gọi của tháng thì tháng hai âm lịch đối với người Việt Nam là tháng Mão với ý nghĩa là tháng con mèo thay vì tháng con thỏ như lịch Trung Hoa.
Ở Trung Quốc, Âm Dương lịch này còn gọi là Hạ lịch (夏曆), "nông lịch" (農曆 nónglì), khác với "công lịch" (公曆 gōnglì), hay "tây lịch" (西曆 xīlì) tức Dương lịch. Ngoài ra người ta còn gọi nó là "cựu lịch" (舊曆) sau khi "tân lịch" (新曆), tức lịch Gregory được sử dụng như là lịch chính thức.
Lịch sử: 陰陽曆 này được áp dụng bởi AL phối theo DL từ thời Minh (明朝,1368 – 1644) và hoàn chỉnh như ngày nay dưới triều Thanh (清朝,1644 - 1911). Đó là hệ lịch giống như âm lịch (tháng theo tuần Trăng) vừa lấy năm theo vòng thời tiết bằng cách đặt thêm tháng nhuận để năm của ÂDL không sai nhiều với chu kì khí hậu. Trung bình cứ 3 năm rồi 2 năm (tam niên nhất nhuận, ngũ niên tái nhuận) ÂDL lại có một tháng nhuận. Với cách đặt nhuận như vậy, cuối một chu kì tổng số ngày theo ÂDL và theo năm Xuân phân xấp xỉ bằng nhau nhưng trong từng năm của chu kì thì ngày tháng vẫn sai nhau. Vì thế ÂDL vẫn không được thật đúng chu kì khí hậu như dương lịch. Năm Mặt Trăng (年 nián) là từ Tết Nguyên Đán này đến Tết Nguyên Đán tiếp theo, được sử dụng để tính ngày. Năm Mặt Trời (歲 suì) có thể là chu kỳ giữa hai Lập xuân liền nhau hay chu kỳ giữa hai Đông chí, dùng để tính tháng.
Cách tính lịch âm tuân theo quy luật nhuận rất phức tạp. Một năm dương lịch đủ 365 ngày nhưng năm âm lịch chỉ có 354 hoặc 355 ngày. Như vậy, mỗi năm Âm lịch sẽ chậm so với Dương lịch 10 hoặc 11 ngày nên sau 3 năm nó sẽ được bù thêm một tháng nhuận để đuổi kịp dương lịch, theo được lịch thời tiết. Trung bình sau 19 năm dương lịch thì sẽ có 19 năm âm lịch cộng với 7 tháng nhuận theo quy luật nhuận là tháng theo tiết khí mà không có trung khí. Những ngày tiết khí là cái cốt cho dương lịch. Do đó âm lịch đã có nhuận để đuổi kịp dương lịch chính là âm dương lịch. Âm dương lịch này phải lấy giờ chuẩn, ngày chuẩn theo phép tính múi giờ. Chính quy luật nhuận này cùng với quy ước pháp định múi giờ (Việt Nam múi giờ 7 còn Trung Quốc là múi giờ 8) đã tạo nên sự khác nhau giữa lịch âm của chúng ta với lịch âm Trung Quốc. Dù Việt hay Hoa thì mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu, 29 ngày. Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng Giêng và tháng cuối năm là tháng Chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Ngày đầu năm, ngày mùng một Tết, là ngày đầu tuần trăng thứ nhì sau ngày tiết Ðông chí (Winter solstice, thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm). Tùy theo tuần trăng ở ngày Ðông chí mà ngày đầu năm sẽ đến trong khoảng 30 đến 59 ngày sau ngày đó. Do đó ngày mùng một Tết chỉ có thể nằm trong khoảng 20 tháng 1 đến 21 tháng 2 dương lịch. Tháng âm lịch thường đi sau tháng dương lịch một hay hai thứ, như tháng ba âm lịch ứng với tháng tư hoặc tháng năm dương lịch.
Ở Việt Nam, trước kia dùng ÂDL có nguồn gốc từ Trung Quốc (thường được gọi không chính xác là âm lịch) được nhà Vua chuẩn ban đề nghị của Khâm thiên giám. Trong lịch sử do các nguyên nhân khác nhau mà ở Việt Nam nhiều lần đã tồn tại một lịch khác với lịch Trung Quốc. Riêng giờ pháp định ở nước ta (hay ở từng miền) đã bị thay đổi tới 10 lần trong thế kỷ 20 tuỳ theo ý định của nhà cầm quyền, có lúc quy định múi giờ 7 (bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 1906, lúc chính quyền Pháp xây xong Đài Thiên văn Phủ Liễn, và đến ngày 1 tháng 5 năm 1911 thì các nước Đông Dương dùng chung múi giờ 7 sau khi nước Pháp ký hiệp ước quốc tế về múi giờ, từ 02/9/1945 tại vùng tự do và sau 10/1954 trên miền Bắc và trên toàn lãnh thổ từ 13/6/1975); có lúc lấy múi giờ 8 (từ ngày 1/1/1943-14/3/1945, theo Nghị định ngày 23/12/1942 của Chính phủ Pháp và từ ngày 1/4/1947 trong các vùng Pháp tạm chiếm, tại miền Nam); thậm chí còn lấy cả múi giờ 9 (theo múi giờ của Tokyo, Nhật Bản sau khi Nhật đảo chính Pháp, 14/3/1945-01/4/1947).
Từ 1.1.1968, theo Quyết định số 121/CP ngày 8.8.1967 của Chính phủ do Thủ tương Phạm văn Đồng ký thì ÂDL chỉ dùng để xác định các ngày lễ truyền thống (Tết Nguyên đán, Nguyên Tiêu, Giỗ Tổ Hùng vương, các Lễ hội tôn giáo, dân gian, cúng giỗ trong các gia tộc, gia đình…) và kỉ niệm lịch sử (Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa…) và đã tính lại cho phù hợp với giờ chính thức của Việt Nam nên có ngày không trùng với lịch Trung Quốc. Còn trong giao dịch chính thức dùng Dương lịch theo múi giờ +7. Mới đây vấn đề này được tái khẳng định trong Quyết định số 134/2002/QĐ-TTg ngày 14/10/2002 do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!