Trong những tên chỉ tháng âm lịch có 3 tên không có từ chỉ thứ tự là Một (tháng thứ 11), Chạp (tháng thứ 12) và Giêng (tháng đầu). Trong đó, tháng Chạp là tháng lạnh cuối cùng của mùa Đông khi sắp đón cái khí trời ấm của Xuân sang, Tết đến.
Tháng Chạp còn gọi là “tháng củ mật” là từ để chỉ tháng thứ 12 trong âm lịch đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ 13 trong những năm âm lịch nhuận. Tháng âm lịch nào cũng chỉ có thể có từ 29 đến 30 ngày, tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng mới kế tiếp nhau theo giờ địa phương. Tháng đầu năm là tháng Giêng và tháng cuối năm là tháng Chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Tháng Chạp là tháng luôn luôn diễn ra sau ngày Đông chí 冬至 (dōngzhì, Winter solstice, thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm).
Nhớ rằng, Hội nghị quốc tế 1884 họp tại Luân Đôn lấy Kinh tuyến đi qua Greenwich làm múi giờ “số 0” (kinh tuyến Tý-Ngọ) và cứ 15 độ là một múi giờ thì do Hà Nội ở KT 105 độ Đông nên thuộc múi giờ GMT +7:00 . Còn lịch Trung Quốc được xác định theo múi giờ tại đài thiên văn Tử Kim Sơn (紫金山天文台) gần Nam Kinh là GMT+8:00, chênh với ta 1 tiếng. Cũng do chênh múi giờ nên nhiều năm ngày Tết Nguyên đán (kết thúc tháng Chạp) và Tiết khí 2 lịch này khác nhau. Ví dụ, Giao thừa Đinh Hợi 2007 nơi tôi sống đón Tết trước bên Hà Khẩu 1 ngày, dù chỉ cách nhau 1 làn nước của con sông Nậm Thi. Có sự khác biệt đến một ngày là một phần do sự chuyển Tiết khí giữa các múi giờ (Kinh tuyến) và do bán Chu kỳ Mặt trăng chỉ có 14,75 ngày không tròn 15 ngày như khi làm lịch đã tính; đồng thời Hà Nội-Bắc Kinh ở những Vĩ tuyến khác xa nhau nên thời điểm Trăng tròn (ngày Vọng) không trùng nhau. Do vậy Sóc nhật cũng phải điều chỉnh cho hợp con nước. Sự điều chỉnh này đã có từ thời Lê, Nguyễn và vài năm mới xẩy ra một lần được quan Khâm thiên giám đệ trình vào ngày 01 tháng Chạp để Vua ngự chuẩn trong Lễ Ban sóc. Ngày nay do Nha Khí tượng thủy văn tính và Chính phủ quyết định bằng Quyết định số 121/CP ngày 8.8.1967 của Chính phủ do Thủ tương Phạm văn Đồng ký được tái khẳng định trong Quyết định số 134/2002/QĐ-TTg ngày 14/10/2002 do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký.
Dù Việt hay Hoa thì mỗi năm có 12 tháng, cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Theo đó, tháng Chạp là 十二月 shí'èryuè (thập nhị nguyệt) mà kinh độ đường Hoàng đạo là 3000 và thuộc Cung Hoàng đạo Bảo Bình. Chòm sao Bảo Bình, tiếng Latinh Aquarius, biểu tượng là một trong mười hai chòm sao hoàng đạo, nằm phía tây đối với chòm sao Ma Kiết, phía đông nam đối với chòm sao Song Ngư, là một trong 48 chòm sao Ptolemy. Đây là một trong những chòm sao mà người Babylon cổ đã biết đến. Đa số coi đây là hình ảnh thần Diem bay từ trên trời xuống trần để lấy nước. Chòm sao này còn có tên Cái Bình, Bảo Bình tòa.
Tháng âm lịch khá gần với các sự kiện trong sự phát triển của thực vật và trong nông nghiệp, vì thế chúng còn có tên gọi khác theo các loài cây. Tháng này mầm nảy, cong queo, đang chờ đội đất để mọc lên. Nhưng cũng là tháng rét đậm với đại hàn, tiểu hàn cây cỏ tàn lụi nên trâu ăn không đủ lại còn phải kéo cày nữa nên sinh bệnh mà chết
Tên tháng cuối cùng của Âm lịch vốn có nguồn gốc từ việc nhà Chu cứ cuối năm tế tất niên gọi là "đại lạp" 大臘 nên tháng cuối năm gọi là "lạp nguyệt" 臘月, sang ta gọi là tháng Chạp, tên theo Thập Nhị Chi là Sửu và mang tinh con Trâu.
Truyền thuyết giải thích trật tự được phân chia cho các con vật: Cả 12 con vật đánh lẫn nhau để tranh giành quyền đứng trước trong chu kỳ các năm của lịch, vì thế Ngọc Hoàng phải tổ chức một cuộc thi để xác định trật tự. Mọi con vật xếp hàng ngang trên bờ sông và phải tìm cách sang bờ sông bên kia. Trật tự trong lịch của chúng sẽ là trật tự khi chúng sang đến bên kia bờ sông. Mèo thì tự hỏi bằng cách nào có thể sang bờ sông bên kia khi mà nó rất sợ nước. Cũng trong thời gian ấy, bò tự hỏi bằng cách nào nó có thể sang đến bờ bên kia với thị lực kém. Con chuột láu lỉnh đề nghị là nó và mèo sẽ ngồi trên lưng bò và hướng dẫn cho nó qua sông. Bò đồng ý và làm việc cật lực mà không để ý đến những sự kiện trên lưng nó. Trong khi ấy, chuột lẻn ra đằng sau mèo và đẩy nó xuống nước. Khi bò đến gần bờ, chuột nhảy lên phía trước và kết thúc cuộc dua ở vị trí thứ nhất. Con lợn lười biếng sang đến bờ bên kia ở vị trí thứ mười hai. Vì thế chuột được đặt tên cho năm đầu tiên, bò ở vị trí thứ hai và lợn ở vị trí thứ 12 trong chu kỳ. Mèo vào đến bờ quá muộn, không còn chỗ cho nó trong lịch và nó thề rằng sẽ là kẻ thù truyền kiếp của chuột.
Đó là chuyện bên Tầu, sang ta con Mèo thế chỗ con Thỏ chỉ tháng Mão, con bò được thay bằng con Trâu nên tháng Chạp là tháng Sửu. Điều này thể hiện quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Ðông phương là: “Thiên khai ư Tý, Ðịa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần”. Bởi là tháng chẵn, nên con vật tượng trưng có số móng chẵn là 2
Tháng Âm lịch bố trí theo tuần trăng, gọi tên bằng Can chi. Tháng Tí, theo quy định từ đời Hán đến nay vẫn còn dùng là tháng có chứa tiết Đông chí, tương ứng với tháng âm lịch hiện dùng là tháng 11. Biết rằng hàng Can của tháng ở mỗi năm khác nhau, tuỳ thuộc vào hàng Thiên Can của năm. Trước tiên cần biết hàng Can của Tháng Giêng rồi theo Luật Ngũ Dần tính hàng Can của tháng. Theo đó, năm nay hàng Can mang chữ Kỷ nên hành Can của tháng Giêng sẽ là Bính (Bính Dần 丙寅) do vậy hàng Can của tháng Chạp sẽ là Đinh (Đinh Sửu 丁丑) còn năm tới Canh Dần thì tháng Giêng sẽ là Mậu Dần 戊寅 và tháng Chạp là Kỷ Sửu 己丑.
Tháng này là tháng chuẩn bị Tết, có ngày 23, tục gọi là Lễ tiễn ông Táo lên trời. Chiểu theo Dương lịch thì thường là tháng 1 và nửa đầu tháng 2 năm sau. Những gia đình có người mất trong táng trước thường cúng tuần Tứ Cửu vào cuối tháng này, dù chưa đủ 49 ngày. Nửa cuối tháng này cũng ít người tiên shành việc hôn lễ. Thế mà chính tôi tổ chức lễ cưới vào 28 tháng Chạp năm Tân Dậu (Thứ Sáu ngày 22/01/1982). Âu cũng là do hoàn cảnh cả!
Tháng Chạp còn gọi là “tháng củ mật” là từ để chỉ tháng thứ 12 trong âm lịch đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ 13 trong những năm âm lịch nhuận. Tháng âm lịch nào cũng chỉ có thể có từ 29 đến 30 ngày, tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng mới kế tiếp nhau theo giờ địa phương. Tháng đầu năm là tháng Giêng và tháng cuối năm là tháng Chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Tháng Chạp là tháng luôn luôn diễn ra sau ngày Đông chí 冬至 (dōngzhì, Winter solstice, thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm).
Nhớ rằng, Hội nghị quốc tế 1884 họp tại Luân Đôn lấy Kinh tuyến đi qua Greenwich làm múi giờ “số 0” (kinh tuyến Tý-Ngọ) và cứ 15 độ là một múi giờ thì do Hà Nội ở KT 105 độ Đông nên thuộc múi giờ GMT +7:00 . Còn lịch Trung Quốc được xác định theo múi giờ tại đài thiên văn Tử Kim Sơn (紫金山天文台) gần Nam Kinh là GMT+8:00, chênh với ta 1 tiếng. Cũng do chênh múi giờ nên nhiều năm ngày Tết Nguyên đán (kết thúc tháng Chạp) và Tiết khí 2 lịch này khác nhau. Ví dụ, Giao thừa Đinh Hợi 2007 nơi tôi sống đón Tết trước bên Hà Khẩu 1 ngày, dù chỉ cách nhau 1 làn nước của con sông Nậm Thi. Có sự khác biệt đến một ngày là một phần do sự chuyển Tiết khí giữa các múi giờ (Kinh tuyến) và do bán Chu kỳ Mặt trăng chỉ có 14,75 ngày không tròn 15 ngày như khi làm lịch đã tính; đồng thời Hà Nội-Bắc Kinh ở những Vĩ tuyến khác xa nhau nên thời điểm Trăng tròn (ngày Vọng) không trùng nhau. Do vậy Sóc nhật cũng phải điều chỉnh cho hợp con nước. Sự điều chỉnh này đã có từ thời Lê, Nguyễn và vài năm mới xẩy ra một lần được quan Khâm thiên giám đệ trình vào ngày 01 tháng Chạp để Vua ngự chuẩn trong Lễ Ban sóc. Ngày nay do Nha Khí tượng thủy văn tính và Chính phủ quyết định bằng Quyết định số 121/CP ngày 8.8.1967 của Chính phủ do Thủ tương Phạm văn Đồng ký được tái khẳng định trong Quyết định số 134/2002/QĐ-TTg ngày 14/10/2002 do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm ký.
Dù Việt hay Hoa thì mỗi năm có 12 tháng, cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Theo đó, tháng Chạp là 十二月 shí'èryuè (thập nhị nguyệt) mà kinh độ đường Hoàng đạo là 3000 và thuộc Cung Hoàng đạo Bảo Bình. Chòm sao Bảo Bình, tiếng Latinh Aquarius, biểu tượng là một trong mười hai chòm sao hoàng đạo, nằm phía tây đối với chòm sao Ma Kiết, phía đông nam đối với chòm sao Song Ngư, là một trong 48 chòm sao Ptolemy. Đây là một trong những chòm sao mà người Babylon cổ đã biết đến. Đa số coi đây là hình ảnh thần Diem bay từ trên trời xuống trần để lấy nước. Chòm sao này còn có tên Cái Bình, Bảo Bình tòa.
Tháng âm lịch khá gần với các sự kiện trong sự phát triển của thực vật và trong nông nghiệp, vì thế chúng còn có tên gọi khác theo các loài cây. Tháng này mầm nảy, cong queo, đang chờ đội đất để mọc lên. Nhưng cũng là tháng rét đậm với đại hàn, tiểu hàn cây cỏ tàn lụi nên trâu ăn không đủ lại còn phải kéo cày nữa nên sinh bệnh mà chết
Tên tháng cuối cùng của Âm lịch vốn có nguồn gốc từ việc nhà Chu cứ cuối năm tế tất niên gọi là "đại lạp" 大臘 nên tháng cuối năm gọi là "lạp nguyệt" 臘月, sang ta gọi là tháng Chạp, tên theo Thập Nhị Chi là Sửu và mang tinh con Trâu.
Truyền thuyết giải thích trật tự được phân chia cho các con vật: Cả 12 con vật đánh lẫn nhau để tranh giành quyền đứng trước trong chu kỳ các năm của lịch, vì thế Ngọc Hoàng phải tổ chức một cuộc thi để xác định trật tự. Mọi con vật xếp hàng ngang trên bờ sông và phải tìm cách sang bờ sông bên kia. Trật tự trong lịch của chúng sẽ là trật tự khi chúng sang đến bên kia bờ sông. Mèo thì tự hỏi bằng cách nào có thể sang bờ sông bên kia khi mà nó rất sợ nước. Cũng trong thời gian ấy, bò tự hỏi bằng cách nào nó có thể sang đến bờ bên kia với thị lực kém. Con chuột láu lỉnh đề nghị là nó và mèo sẽ ngồi trên lưng bò và hướng dẫn cho nó qua sông. Bò đồng ý và làm việc cật lực mà không để ý đến những sự kiện trên lưng nó. Trong khi ấy, chuột lẻn ra đằng sau mèo và đẩy nó xuống nước. Khi bò đến gần bờ, chuột nhảy lên phía trước và kết thúc cuộc dua ở vị trí thứ nhất. Con lợn lười biếng sang đến bờ bên kia ở vị trí thứ mười hai. Vì thế chuột được đặt tên cho năm đầu tiên, bò ở vị trí thứ hai và lợn ở vị trí thứ 12 trong chu kỳ. Mèo vào đến bờ quá muộn, không còn chỗ cho nó trong lịch và nó thề rằng sẽ là kẻ thù truyền kiếp của chuột.
Đó là chuyện bên Tầu, sang ta con Mèo thế chỗ con Thỏ chỉ tháng Mão, con bò được thay bằng con Trâu nên tháng Chạp là tháng Sửu. Điều này thể hiện quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Ðông phương là: “Thiên khai ư Tý, Ðịa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần”. Bởi là tháng chẵn, nên con vật tượng trưng có số móng chẵn là 2
Tháng Âm lịch bố trí theo tuần trăng, gọi tên bằng Can chi. Tháng Tí, theo quy định từ đời Hán đến nay vẫn còn dùng là tháng có chứa tiết Đông chí, tương ứng với tháng âm lịch hiện dùng là tháng 11. Biết rằng hàng Can của tháng ở mỗi năm khác nhau, tuỳ thuộc vào hàng Thiên Can của năm. Trước tiên cần biết hàng Can của Tháng Giêng rồi theo Luật Ngũ Dần tính hàng Can của tháng. Theo đó, năm nay hàng Can mang chữ Kỷ nên hành Can của tháng Giêng sẽ là Bính (Bính Dần 丙寅) do vậy hàng Can của tháng Chạp sẽ là Đinh (Đinh Sửu 丁丑) còn năm tới Canh Dần thì tháng Giêng sẽ là Mậu Dần 戊寅 và tháng Chạp là Kỷ Sửu 己丑.
Tháng này là tháng chuẩn bị Tết, có ngày 23, tục gọi là Lễ tiễn ông Táo lên trời. Chiểu theo Dương lịch thì thường là tháng 1 và nửa đầu tháng 2 năm sau. Những gia đình có người mất trong táng trước thường cúng tuần Tứ Cửu vào cuối tháng này, dù chưa đủ 49 ngày. Nửa cuối tháng này cũng ít người tiên shành việc hôn lễ. Thế mà chính tôi tổ chức lễ cưới vào 28 tháng Chạp năm Tân Dậu (Thứ Sáu ngày 22/01/1982). Âu cũng là do hoàn cảnh cả!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!