[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


07 tháng 1 2010

Khái luận về âm lịch

Ngày nay dương lịch đã trở thành phổ biến. Nhưng trong Gia phả ngày mất của tiền nhân thường chép theo ngày âm và chắc chắn còn lâu nữa việc cúng giỗ người Việt vẫn tính theo âm lịch (chính xác phải là âm dương lịch).

Mặt trăng quay xung quanh trái đất và thay đổi từ lúc bắt đầu tuần trăng mới (new moon) đến trăng rằm, tròn, rồi khuyết dần cho đến mất hẳn để lại bắt đầu tuần trăng mới kế tiếp. Người Trung Hoa đã dùng chữ Nguyệt 月 là mặt trăng để chỉ tên tháng. Chữ Month trong tiếng Anh cũng do chữ Moon (trăng) mà ra. Phép tính lịch dựa vào chu kỳ mặt Trăng gọi là Âm lịch (陰曆, lunar calendar/ Le calendrier lunaire), bởi MT 月 thuộc âm 陰. Chọn mặt trăng để làm lịch có thể bởi hai lý do: Dễ nhìn vì ánh trăng ban đêm không nóng gay gắt và khó nhìn như mặt trời ban ngày. Thay đổi hình dạng thường xuyên từ khuyết tới tròn dễ thấy hơn là mặt trời hầu như ít khi thay đổi. Hơn nữa, cái nôi văn minh của Hoa Hạ nằm trong vùng ôn đới cách xa trên đường Phân cực (Tropic of Cancer, khoảng 23°27 từ xích đạo) nên không thấy được hiện tượng mặt trời chiếu thẳng trên đỉnh đầu nên không có ấn tượng nhiều về mặt trời nên họ đã dùng mặt trăng để làm lịch.

Khảo cổ học, với bằng chứng rõ rệt, thì nền văn minh Sumerian, phát triển bên cạnh con sông Tigris cách đây hơn 6000 năm (khoảng từ năm 5000-4000 tCn, để sau này thành trung tâm của xứ “Ngàn lẻ một đêm”, hay ngày nay còn gọi là Baghdad, thủ đô của Iraq) đã biết làm lịch dựa vào vận hành của mặt trăng.

Người xưa lập ra lịch thì không có những dụng cụ thiên văn tối tân và đồng hồ chính xác, mà chỉ có cái thước và đôi mắt. Tuy nhiên, với những phương tiện sơ sài đó, họ cũng đánh dấu được rất chính xác những mốc căn bản (reference points) để tính ngày, tháng, năm. Mốc căn bản sử dụng là: Điểm Ngọ hay điểm giữa trưa được đo dễ dàng bằng một cây gậy cắm xuống đất; Điểm Sóc tính từ đêm không trăng và Đông chí là điểm khi mà mặt trời thấp nhất trong năm. Dùng ba cái mốc trên người Trung Hoa xưa đã đặt ra ba nguyên tắc căn bản để làm lịch, cũng có thể coi là định nghĩa của ngày, tháng và năm trong Âm lịch: Mỗi ngày bắt đầu lúc nửa đêm (trung điểm giữa hai ngọ); Mồng 1 mỗi tháng là ngày chứa điểm sóc (không trăng); Tháng 11 Âm lịch là tháng chứa điểm Đông chí.

Lịch mặt trăng, lịch Thái Âm, hiện dùng lấy cơ sở là tháng giao hội.

Năm 753 trước công nguyên, Lịch thời cổ Roma Numa Pompilius, một năm có 10 tháng.Lúc đầu, người ta đặt tên theo thứ tự số học nhưng cuối cùng họ quyết định dùng tên các vị thần để thế vài tháng (Mars, Aperta, Maïus, Junon, quin (5), sex (6), sept(7), oct (8), no (9) dec (10).Tổng cộng 10 tháng trên sẽ được một năm 304 ngày, nên người ta phải thêm ngày vào cho những tháng cuối để đủ một năm dương lịch, nhưng không đặt tên. Cuối cùng người ta thêm hai tháng để đằng sau tháng December là Januarius, tên của vị vua Roma xưa nhất là Janus và là thần hòa bình. Tháng thêm tiếp theo là Februarius. Sau lại thêm một ngày cho tháng cuối cùng là Februarius, được 355 ngày.

Đến năm 46 tCn (708 Roma), nhận thấy sự sai biệt quá lớn của lịch cũ, danh tướng Roma Julius Caesar phái nhà thiên văn Hy Lạp tên là Sosigene xứ Alexandrie sửa đổi lịch mùa màng cho thích hợp với lịch (nguồn gốc Ai Cập) thiết lập bởi nhà thiên văn Hy Lạp Eudoxe vào thế kỷ thứ 4 tCn. Lịch Julien có 365 ngày, chia thành 12 tháng và cứ 4 năm là thêm 1 ngày. Lịch này vẫn còn dùng cho đến thế kỷ 20 trong một số nước.

Lịch Trung Hoa khởi nguồn từ đời Hoàng Đế, bổ sung dưới đời Chu (thế kỉ 7 tCn) nhưng tháng nhuận được thêm vào một cách tùy tiện, lịch được tính toán đầu tiên là lịch Tứ phân (四分, sìfēn) bắt đầu khoảng năm 484 tCn và cũng chưa có Thiên Can, Địa Chi; chưa chia ngày ra thành giờ. Bắt đầu từ năm 256 tCn của vương quốc Tần, sau này là nhà Tần, tháng nhuận là tháng phụ thứ chín vào cuối năm mà bây giờ bắt đầu bằng tháng thứ mười, và đông chí nằm trong tháng thứ mười một và lịch này ổn định phát triển mạnh ở đời Hán (漢朝,206 tCn. - 220) và dần ổn định ở triều Tấn (280-420). Lịch Thái sơ (太初, Tàichū ), sự khởi đầu vĩ đại, niên hiệu của Hán Vũ đế năm 104 tCn là năm với đông chí nằm trong tháng thứ mười một và được thiết kế để tháng nhuận có thể là bất kỳ tháng nào (tháng 29 hay 30 ngày) mà trong tháng đó Mặt Trời không đi qua các điểm Trung khí mà chỉ nằm trong một cung hoàng đạo. Đây cũng là khoảng thời gian, các Ðạo sĩ hay Chiêm tinh gia làm việc có phương pháp và khoa học hơn, đã khám phá được chu kỳ vận chuyển của các hành tinh trong Thái Dương hệ, phát minh ra Lục thập Hoa giáp, đồng thời xuất hiện các khoa lý số như Kỳ Môn Ðộn Giáp, Thái ất Thần toán, hay Lục Nhâm Ðại Ðộn v.v.

Sau khi thiên văn học của châu Âu được giới thiệu vào Trung Hoa bởi các giáo sĩ dòng Tên, chuyển động của cả Mặt Trời và Mặt Trăng bắt đầu được tính toán bằng các hàm lượng giác trong lịch Thời Hiến (時憲 Shíxiàn) năm 1645 của nhà Thanh, lịch này được lập bởi giáo sĩ Adam Schall, tên Trung Hoa là Thang Nhược Vọng. Chuyển động thật của Mặt Trời (biểu kiến) bấy giờ được sử dụng để tính tiết khí. Lịch Gregory được công nhận bởi Trung Hoa Dân Quốc, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1912 và bắt buộc sử dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1929. So với lịch cũ theo Hiệp ước Nam Kinh 1842 thì có thay đổi thời điểm bắt đầu mỗi ngày+14,3 phút. Lịch cũ và lịch Gregory thông thường sẽ đồng bộ trở lại sau 19 năm (chu kỳ Meton). Như vậy, hiện tại mỗi tháng có 29 ngày (tháng thiếu) hoặc 30 ngày (tháng đủ), ngày đầu tháng bao giờ cũng trùng với ngày không trăng (ngày Sóc, 朔), giữa tháng trăng tròn (Vọng,望). Năm ÂL gồm 12 tháng, 354 - 355 ngày và so với chu kì khí hậu, hụt khoảng 11 ngày, vì vậy ngày tháng không trùng hợp với các mùa và khí hậu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!