Ngày nay, tục lệ cưới xin đã có phần đơn giản, nhanh gọn và tiết kiệm hơn nhiều, nhưng không vì thế mà mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc...Trong đó có vấn đề Lễ Lại mặt mà nhiều người hay quên.
Theo cổ truyền “Lục Lễ bất chi, trinh nữ bất xuất”, trong đó khi Lễ Thành hôn xong xuôi có việc hai vợ chồng mới cưới trở về nhà gái. Khi về cần mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể.
Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Mặt khác khi xưa việc hôn nhân là do mối lái mà trong đó không hiếm mối lừa. Do vậy thiếu gì trường hợp cười ra nước mắt nên cần lại mặt để cho hàng xóm biết được con gái mình được gả bán đúng nơi, đáng chốn.
Khi xưa bởi quan niệm “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng” và màng trinh sẽ rách, chảy máu trong lần giao hợp đầu tiên nên đêm tân hôn có lót giấy bản (giấy thám trinh) để xem người con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu, nếu không có là người con gái đã mất trinh. Khi đó, trong lễ lại mặt của nhà trai sẽ có cái thủ lợn cắt lỗ tai, ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại và người vợ mới cưới hoặc phải về nhà bố mẹ đẻ hoặc chịu nhiều chê bai xỉ vả. Bởi thế, Mã Giám Sinh sau khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng "Nước vỏ Lựu", "Máu mào gà" hòng lường gạt làng chơi là Kiều vẫn còn trinh.
Ngày nay quan niệm về ‘chữ trinh” thoáng hơn và khoa học đã chứng minh được có khi là giao hợp lần đầu mà vẫn không có chẩy máu màng trinh. Do vậy ý nghĩa lại mặt không còn có ý báo trinh nữa. Song không phải vì vậy mà bỏ Lễ này bởi nó mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:
-Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình.
-Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.
-Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.
- Báo cho làng xóm biết là đám cưới thiệt, không phải đám cưới giả “chạy bầu”, tìm cách sang nước ngoài định cư…
Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới, gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình. Trường hợp đôi uyên ương mới cưới bận việc, xa quá thì có thể miễn hoặc tìm ngày thích hợp khác. Cưới con gái tôi, nhà trai không đả động gì đến chuyện “lại mặt”, khi tôi hỏi thì bác trưởng đoàn và mẹ chồng cháu bảo không biết tục lệ này. Nhưng thực ra một bác của cháu nói với tôi, có biết tục này và ở Thái Bình cũng có nhà tiến hành, nhà không! Thương con ngon rau, mọi chuyện tôi không nhắc lại nữa.
Theo cổ truyền “Lục Lễ bất chi, trinh nữ bất xuất”, trong đó khi Lễ Thành hôn xong xuôi có việc hai vợ chồng mới cưới trở về nhà gái. Khi về cần mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể.
Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Mặt khác khi xưa việc hôn nhân là do mối lái mà trong đó không hiếm mối lừa. Do vậy thiếu gì trường hợp cười ra nước mắt nên cần lại mặt để cho hàng xóm biết được con gái mình được gả bán đúng nơi, đáng chốn.
Khi xưa bởi quan niệm “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng” và màng trinh sẽ rách, chảy máu trong lần giao hợp đầu tiên nên đêm tân hôn có lót giấy bản (giấy thám trinh) để xem người con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu, nếu không có là người con gái đã mất trinh. Khi đó, trong lễ lại mặt của nhà trai sẽ có cái thủ lợn cắt lỗ tai, ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại và người vợ mới cưới hoặc phải về nhà bố mẹ đẻ hoặc chịu nhiều chê bai xỉ vả. Bởi thế, Mã Giám Sinh sau khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng "Nước vỏ Lựu", "Máu mào gà" hòng lường gạt làng chơi là Kiều vẫn còn trinh.
Ngày nay quan niệm về ‘chữ trinh” thoáng hơn và khoa học đã chứng minh được có khi là giao hợp lần đầu mà vẫn không có chẩy máu màng trinh. Do vậy ý nghĩa lại mặt không còn có ý báo trinh nữa. Song không phải vì vậy mà bỏ Lễ này bởi nó mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:
-Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình.
-Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.
-Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.
- Báo cho làng xóm biết là đám cưới thiệt, không phải đám cưới giả “chạy bầu”, tìm cách sang nước ngoài định cư…
Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới, gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình. Trường hợp đôi uyên ương mới cưới bận việc, xa quá thì có thể miễn hoặc tìm ngày thích hợp khác. Cưới con gái tôi, nhà trai không đả động gì đến chuyện “lại mặt”, khi tôi hỏi thì bác trưởng đoàn và mẹ chồng cháu bảo không biết tục lệ này. Nhưng thực ra một bác của cháu nói với tôi, có biết tục này và ở Thái Bình cũng có nhà tiến hành, nhà không! Thương con ngon rau, mọi chuyện tôi không nhắc lại nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!