Quê hương là chốn cội nguồn,
Với bao kỷ niệm: nỗi buồn, niềm vui.
Với bao kỷ niệm: nỗi buồn, niềm vui.
*
Làng Hương[1] là đất sinh tôi,
Nhưng tôi lớn giữa đất trời biên cương[2].
Mưu sinh khắp mọi nẻo đường,
Lòng luôn hướng nhớ quê hương, nhớ người.
*
Quê tôi lưng tựa núi Voi,
Thủa xưa sú vẹt, bãi sình,
Hoang sơ lau sậy, gập ghềnh bãi bơn.
Tổ tiên[5] phát cỏ, khơi nguồn,
Thau chua, rửa mặn, san cồn tạo nên:
Cốc Tràng[6] là bãi đậu chim,
Tôn Lộc xóm trại lập nên năm nào.
Làng Thượng Mòng điểu bay cao,
Sà xuống làng Hạ liệng nhào tầng không.
Phương Lạp thơm lúa trổ đòng,
Bên đầm Côn Lĩnh cánh đồng tốt tươi.
Kim Côn, đất trổ anh tài.[7]
Mỗi thôn mỗi xã thành người tổng Cao[8].
*
Những năm kháng chiến gian lao,
Gộp thành hai xã[9], xiết bao đoạn trường.
Canh Dần một tối mờ sương,
Đồn Khuể binh biến[10], rợp đường cờ bay.
Mang danh Chiến Thắng từ đây.
Bẩy thôn chung bước từng ngày đi lên.
Bao lần nhập, tách, đổi tên,
Định danh, định giới vững bền từ đây.
*
Giáp Thìn Xuân sớm heo may,
Rời quê vỡ đất, dựng xây biên thuỳ[11].
Nghẹn ngào kẻ ở người đi,
Ngoái trông: đã nửa đường về cõi tiên.
Cố hương đổi mới đi lên,
Tân quê xa cách vẫn nhìn dõi theo.
*
Những khi trèo núi, vượt đèo
Nhớ về bơn nổi, sớm chiều thả trâu.
Dãy tre, bụi chuối, hàng cau,
Mùa rươi, bãi cói, giàn trầu, bờ đê.
Nao nao bến Khuể trưa hè,
Con phà chầm chậm sang bờ huyện Tiên[12].
Chợ Thái[13] nhộn nhịp mọi phiên,
Nghĩa trang trầm mặc bóng nghiêng kênh đào[14].
Cống Hầu cá lội lao xao,
Sáo diều năm ấy thổi vào nhớ thương.
Chùa Lộc[15] trầm mặc mõ buông,
Nhà thờ An Thọ[16] tiếng chuông đổ dồn?
*
Con phà chầm chậm sang bờ huyện Tiên[12].
Chợ Thái[13] nhộn nhịp mọi phiên,
Nghĩa trang trầm mặc bóng nghiêng kênh đào[14].
Cống Hầu cá lội lao xao,
Sáo diều năm ấy thổi vào nhớ thương.
Chùa Lộc[15] trầm mặc mõ buông,
Nhà thờ An Thọ[16] tiếng chuông đổ dồn?
*
Thăm quê lòng dạ bồn chồn,
Đâu cây đa cũ, đâu hồn quán Hương[17]?.
Mắt Rồng ngầu đục ao Tròn[18],
Giếng làng, bậc đá chẳng còn dấu xưa.
Ngôi đình gắn với tuổi thơ,
Giờ đây người nhớ, người lờ mờ quên!
Chùa làng ẩn bóng thâm nghiêm,
Nay trụ sở mọc thênh thang 3 tầng[19]!
Lối xưa phân cách hai làng,
Nay chung nhập một[20], gốc bàng lãng quên.
Miếu thần, Mả Khách thân quen,
Và hàng Duối yểm[21] có còn nữa đâu !.
Biết rằng bãi bể nương dâu,
Mà sao lòng vẫn lưu sầu vấn vương.
*
Đượm tình máu thịt quê hương,
Đất xưa, Mộ Tổ, Từ đường[22], người thân.
Về quê vừa thấy thêm gần,
Đi xa lại thấy bần thần nhớ quê.
*
Dẫu rằng địa lợi bốn mùa,
Mà sao tôi thấy vẫn chưa vươn mình.
Vẫn là nếp cũ độc canh,
Nghề phụ không có, thị thành ít ra.
Bung rồi nhưng mới manh nha,
Mong nhiều trái mọng, thơm hoa, đổi đời.
*
Tình quê xin nhắn một lời,
Người người giữ nếp, người người tiến nhanh.
Dẫu đời còn lắm khúc quanh,
Giầu, nghèo vẫn sáng, ấm tình quê hương.
Dấu chân in mọi nẻo đường,
Thân thương vẫn nhớ Hạ Hương quê nhà.
Ngày 29/10/2009 thăm quê sau khi đưa con gái về nhà chồng ở Thái Bình.
[1] Tên Nôm 廊香, còn tên chữ là Phương Lạp 方粒.
[2] Năm Giáp Thìn 1964, khi theo gia đình lên Lào Cai khai hoang tôi mới 9 tuổi, học dở lớp 2.
[3] Quê tôi “có núi ông Voi, Có sông văn Úc, có Đài Thiên văn”.
[4] Sông Văn Úc là ranh giới với Tiên Lãng; sông Đa Độ giáp xã Tân Viên; kênh và đầm giáp xã Mỹ Đức, An Thọ thuộc huyện An Lão.
[5] Trong đó có Thượng Tổ Lương Công Trạch và Đệ Nhật đại tổ Lương Công Nghệ họ tôi và Đệ Nhật đại Tổ Phạm Công Khanh họ mẹ tôi hồi giữa thế kỷ XVIII.
[6] Về nguồn gốc các tên làng: Cốc Tràng được sinh ra từ nghĩa là “bãi chim Cốc 鵒(��)”; Mông Tràng là bãi chim mòng 鸏. Xin bổ sung: sinh thời phụ thân tôi kể rằng “làng ta là Làng Hương 廊香, với nghĩa là “thơm, tốt đẹp” nơi “đất lành chim đậu” còn làng Hạ là nơi chim xà xuống 下, làng Thượng chim no bay lên 上”. Người còn giảng “tên chữ của làng là Phương Lạp 方粒, với nghĩa là nơi nhiều gạo tốt”.
[7] Quê của Tiến sĩ Phạm Đoàn Mậu (đỗ năm 1475).
[8] Khi xưa đất xa Chiến Thắng cơ bản thuộc về tổng Cao Mật và gồm các xã (tương đương các thôn nay) Cao Mật, Kim Côn, Côn Lĩnh, Mông Tràng Thượng, Mông Tràng Hạ, Phương Lạp, Tôn Lộc và Cốc Tràng (chữ Hán là: 高密, 今崑,崑嶺, 蒙場上, 蒙場下, 方粒,尊祿, 谷場).
[9] Cảnh Hưng và Kim Lĩnh Thượng.
[10] Trận binh biến đồn Khuể năm Canh Dần (cuối tháng 9/1950) là một trận đánh hay cả về cách thức cũng như hiệu quả, nó tạo bước ngoặt quan trọng trong việc huyện quyết định thành lập xã và mang tên “Chiến Thắng” như ngày nay.
[11] Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960), ngày 12/11/1961 Hội nghị đại biểu BCH tỉnh Đảng bộ 2 tỉnh Kiến An, Lào Cai đã ra Nghị quyết về việc kết nghĩa toàn diện giữa 2 tỉnh, trong đó có việc vận động nhân dân Kiến An lên Lào Cai khai hoang nhằm “phối hợp điều hòa nhân lực và phát triển kinh tế giữa hai tỉnh” với 5 năm 1961-1965 vận động 8-9 vạn nhân dân Kiến An lên Lào Cai. Đây là một chủ trương lớn. An Lão là một trong những huyện đi đầu của Kiến An (từ 10/1962 là Hải Phòng). Xã Chiến Thắng có đợt 02/1964 (tháng Giêng Giáp Thìn) với 9 hộ, 56 khẩu đi khai hoang theo chủ trương này, trong đó có gia đình tôi.
[12] Tức huyện Tiên Lãng bên kia sông Văn Úc.
[13] Thuộc xã Mỹ Đức, giáp ngay Phương Hạ.
[14] Con kênh đào giờ nay bé tí, Nghĩa trang liệt sĩ vẫn còn nguyên bởi khuôn viên chắc chắn. Còn mộ phần của cha ông, tổ tiên dân trong xã chôn ở 3 bên Nghĩa trang (trừ mặt trước trông ra đường cái đi Bến Khuể) thì ngày càng phình to, trang nghiêm nhưng không kém phần lòe loẹt hơn.
[15] Chùa Tôn Lộc đã được xếp hạng Di tích bởi Quyết định số 3025 /QĐ - UB ngày 30 / 10 / 2001 của UBND thành phố Hải Phòng.
[16] Nhà thờ làng Văn Khê, thuộc xã An Thọ (Đại Phương Lang cũ) là nhà thờ lớn trong vùng.
[17] Ngay đầu Phương Lạp, mỗi khi có tiền chúng tôi hay mua xôi quán bà Ốc. Nay đã tập hợp rất nhiều người, làm đủ nghề, lộn xộn.
[18] Khi Tam Tổ sinh nam tử (Cụ Hinh) có thày địa lí đi qua coi thế đất và phán rằng: Gia trang Cụ Lý đặt trên đầu rồng, với 2 mắt rồng là ao tròn và ao trước nhà thờ Tổ, do đó cụ tuy giầu, đông con (4 nam) nhưng có nguy cơ tuyệt tự, con cháu dễ vào vòng lao lý, cần phải trấn yểm. Đầu tiên là cần trồng đủ 100 bụi duối dọc phía mi mắt rồng, khi nào cố bà sinh đủ 4 nam thầy sẽ sang giải bùa tiếp thì con cháu mới hưng vượng được. Các bụi duối đã được Cụ Lý cho trồng dọc đường qua giữa xóm.
[19] Đình 亭 và Chùa 寺 làng tôi nhỏ, ít đồ tế khí, nằm gần 2 bên con đường nhìn ra cánh đồng giáp đê. Cạnh Đình có giếng tròn, có bậc đá dẫn xuống cả làng dùng nước, quanh giếng trồng dứa dại. Góc sân Đình, cạnh lối vào làng có cây bàng lớn. Đình xây trên bậc tam cấp được xếp bởi những phiến đá xanh to và là nơi tôi từng học Vỡ lòng, lớp 1 khi ở quê. Chùa cũ bên sông đào bị đổ, Chùa mới lập những năm 1930 ở xóm trại ngoài làng, trong một khuôn viên nhỏ. Sau khi hoàn thành cải tạo XHCN, đồ tế khí ở Đình được chuyển vào Hậu cung, gian ngoài giành cho lớp Vỡ lòng. Đó cũng là thời kỳ làng được biết dưới cái tên HTX Tân Trào. Các làng khác cùng xã như làng Hầu, Hạ, Thượng, Cốc, Lộc, Kim Côn đều có cả Chùa lẫn Nhà thờ, riêng làng Hương không có ai theo Đạo Thiên Chúa. Cuối những năm 1960 Chùa, Đình làng đều đã dỡ bỏ, chuyển mục đích sử dụng đất: đất Đình chia cho dân, đất chùa làm trụ sở xã.
[20] Năm 1966 Mông Tràng Hạ và Phương Lạp hợp nhất thành Phương Hạ.
[21] Đúng dịp Tổ Tỉ sinh nam tử thứ tư (cụ Thành) thì có 2 thày trò người Tầu sang buộc ngựa ở gốc duối to. Lúc này Cụ Hanh đã là phó Tổng và vừa cưới bà bé. Tổ không có nhà, Bà cả không tiếp vì cho đó là khách nhờ vả việc quan, sai con dâu ra nói là cụ Tổng đi vắng. Có bà hai mời nước, lén tiếp. Người khách trước khi bỏ đi có nguyền là: con gái cụ Tổng nói năng chỏng lỏn (thực ra đó là con dâu) nên đời sau gái sẽ khổ. Thương tình bà hai, người ấy đã nói gì đó với bà cố hai rồi bỏ đi. Khi Tổ về nghe chuyện, biết thày Tầu sang giải bùa theo hẹn, cho người tìm nhưng không thấy, cụ buồn ốm rồi mất.
Mấy năm sau có người bán thuốc đột tử phía sau nhà, quan về thẩm tra và làm khó dễ mãi. Gia đình phải chịu mai táng xác đó tại vùng đất giữa 2 ao “mắt rồng”.Về sau có lập Miếu thờ mả Khách, trồng hàng duối để chấn yểm. Nhưng nay chỉ còn Miếu trong vườn Trưởng tộc còn mả Khách và hàng duối không còn dấu tích và lớp trẻ cũng không hay biết chuyện này.
[22] Nằm cạnh khu mộ chi phái nhà tôi còn Từ đường mới dựng lại gần nhà Trưởng họ.
Tôi đã đọc bài này vào dịp Giỗ Tổ tiết Nguyên tiêu Nhâm Thìn (06/02/2012) tại Từ đường Lương tộc ở thôn Phương Hạ, xã Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.
Trả lờiXóaĐây cũng là lần đầu phái Lào Cai có người về dự giỗ Tổ. Đoàn gồm 2 vợ chồng, con trai tôi, các em tôi là Lương Đức Luân, Lương Đức Tràng và cháu Lương Đức Hiếu.