[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


09 tháng 8 2009

Vài họ LIÊN QUAN đến gia đình

Việt tộc là dân tộc đầu tiên, cùng với người Trung Hoa và Ðại Hàn, có một hệ thống tên họ đơn giản và hợp lý. Từ truyền thuyết mẹ Tiên sinh ra trăm trứng nở trăm con mới có ý niệm “bách tính” 百姓 nghĩa là trăm họ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu, kể cả sau điều tra dân số, chưa có con số thống kê chính thức về tên họ, chỉ có những con số của một vài tác giả. Năm 1992, Tiến sĩ Lê Trung Hoa, trong sách “Họ và Tên người Việt Nam”, tạm đưa ra danh sách 931 họ.Trong số “trăm họ” hiện được dùng, có chừng 30 họ là gốc Việt hoàn toàn, lúc đầu vốn là họ bộ tộc mang tên các động vật, thực vật.

Rất nhiều họ người Việt giống với người Hán nhưng không có nghĩa những tộc này có nguồn gốc từ Trung Hoa. Sau đây nguồn gốc một vài họ liên quan đến gia tộc mà kê cứu được.

1. Họ Đặng


Là một họ phổ biến ở Việt Nam, đây cũng là một trong các họ của Trung Quốc. Họ này cũng tồn tại ở Triều Tiên nhưng rất hiếm (Deung). Theo “Nguyên Hà Tính Toản”, họ Đặng là chi nhánh của họ Mạn. Đặng là tên nước. Cuối đời Thương, con cháu của Kim Thiên Thị được ban cho đất Đặng để cai trị. Do vậy, cháu chắt đã nhận tên Đặng (邓) làm tên họ. Dòng họ Đặng cư ngụ tại Hà Nam (của TQ) là nơi xưa kia có nước Đặng. Tại Việt Nam, một số vùng người mang họ Đặng lại có cụ tổ vốn gốc họ Trần (họ Đặng Hành Thiện là hậu duệ của Trần Hưng đạo) hay họ Vũ (ở Dạ Trạch do cụ Vũ Trác Oánh chống triều đình bị thất bại)...

Một số nhân vật nổi tiếng củadòng họ này ở Việt Nam là: Cha con Đặng Tất - Đặng Dung, tướng thời Hậu Trần; Đặng Công Chất, trạng nguyên thời nhà Lê; Đặng Xuân Khu, Tổng Bí thư Đảng CSVN; Đặng Văn Ngữ, nhà khoa học Việt Nam; Đặng Thái Sơn, nghệ sĩ piano; Đặng Thùy Trâm, tác giả Nhật ký Đặng Thùy Trâm; Đặng Nhật Minh, đạo diễn điện ảnh, con trai của Đặng Văn Ngữ; Đặng Hữu Phúc, nhạc sĩ; Đặng Vũ Khiêu (Vũ-Khiêu), nhà giáo anh hùng lao động; Đặng Vũ Hiệp, Thượng tướng quân độ nhân dân Việt Nam; Đặng Vũ Minh, nhà khoa học Việt Nam. Viện trưởng viện khoa học Viêt-Nam; Đặng Vũ Phương Nghi, Nữ giáo sư tiến sỹ đầu tiên của Viêt-Nam, tốt nghiệp tiến sỹ quốc gia trường lớn Charles năm 21 tuổi (năm 1962) sau làm giáo sư đại học Sorbonne nổi tiếng của Pháp; Đặng Vũ Chư, nhà khoa học Việt Nam… Tại Trung Quốc có: Đặng Ngải, danh tướng thời Tam Quốc; Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc; Đặng Dĩnh Siêu, chủ tịch Chính hiệp, phu nhân của thủ tướng Chu Ân Lai; Đặng Lệ Quân, danh ca Đài Loan; Đặng Tụy Văn, diễn viên Hồng Kông….

2. Họ Phạm:


Là một họ phổ biến ở Việt Nam. Đây cũng là một trong các họ của Trung Quốc. Theo “Nguyên Hà Tính Toản” và “Lộ Sử”, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra nước Đường nay ở Sơn Tây (TQ) và người ta thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu, Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ Bá. Do vậy, con cháu nhận tên Đỗ (杜) làm tên họ. Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn, được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ (士) . Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội được ban cho đất Phạm, gọi là Phạm Ấp để cai trị, nên đã đổi họ Sĩ ra họ Phạm. Dòng họ Phạm (范) phát triển mạnh tại tỉnh Sơn Tây (TQ).

Thuyết khác nói: Khi Vũ Vương 武王 giết vua Trụ cướp được ngôi nhà Thương (商,1766–1122 tCn), có một ông quan nhà Thương không chịu thần phục nhà Chu (周,Zhou, 1122–256 tCn). Ông này nói : “Bất thực Chu cốc” (不食周穀,không thèm ăn gạo nhà Chu), rồi ông cùng gia nhân kéo nhau lên một nơi núi cao rừng sâu, lấy gỗ rừng làm nhà cửa và phát hoang trồng trọt để lấy lương thực nuôi sống gia đình. Bên cạnh chỗ phát hoang trồng trọt của gia đình ông lúc bấy giờ có một con sông gọi là Sông Dĩ cạn khô. Sau khi phát hoang trồng trọt và khơi nguồn nước từ núi cao để trồng trọt và sinh hoạt thì Sông Dĩ có đầy nước. Nhìn dòng sông đầy nước, ông nói: “Dĩ Hữu Thuỷ” (已有水,Sông Dĩ đã có nước), rồi lấy 3 chấm thuỷ 氵đặt cạnh chữ Dĩ 已 trên có bộ thảo 艹, gọi là chữ Phạm 范 để đặt tên cho dòng họ của mình tách ra sinh sống tại đây. Từ đó Trung Quốc có một tộc người lấy tên họ Phạm. Bởi vậy ở Từ đường nếu viết 已有水 thì cũng có nghĩa như: 范族祠堂 “Phạm Tộc Từ Đường”.

Họ này chiếm khoảng 5% dân số Việt Nam. Tại Hoa Kỳ họ này đứng thứ 1455 về mức độ phổ biến (khoảng 0,008% dân số). Ở Pháp họ này đứng thứ 951 (khoảng 5.509 người). Những người Việt Nam họ Phạm nổi tiếng: Phạm Tu, võ tướng nhà Tiền Lý giúp Lý Nam Đế dựng nước Vạn Xuân; Phạm Cự Lạng, danh tướng thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê; Phạm Thị Trân, bà tổ nghề hát chèo Việt Nam; Phạm Ngũ Lão, danh tướng dưới quyền Trần Hưng Đạo; Phạm Công Trứ, tể tướng thời Hậu Lê; Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Việt Nam; Phạm Hùng, Thủ tướng Việt Nam; Phạm Văn Cương, tức Nguyễn Cơ Thạch, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; Phạm Tuân, nhà du hành vũ trụ Việt Nam… Những người Trung Quốc họ Phạm nổi tiếng: Phạm Lãi, mưu thần của Việt Vương Câu Tiễn, giúp Câu Tiễn khôi phục nước Việt, diệt nước Ngô của Phù Sai; Phạm Thư, mưu sĩ thời Chiến Quốc của nước Tần, tác giả của kế sách Viễn giao cận công giúp Tần thêm hùng mạnh; Phạm Tăng, mưu sĩ của Hạng Vũ thời Hán Sở tranh hùng; Phạm Trọng Yêm, nhà cải cách thời nhà Tống; Phạm Chí Nghị, cầu thủ bóng đá
Trung Quốc; Phạm Băng Băng, nữ diễn viên Trung Quốc…

3. Họ Đào (陶)


Là một trong những họ của người Việt Nam và Trung Quốc. Họ Đào bắt nguồn từ chức quan gọi là Đào Chính. Đào Chính là chức quan trông coi việc chế tạo đồ gốm cho cung điện nhà Chu. Người đầu tiên giữ chức quan Đào Chính là ông Ngu, con cháu ông lấy từ Đào làm tên họ. Trong Hán tự, đào có nghĩa là đồ gốm.

Dòng
họ Đào ở Việt Nam có số người không nhiều, những người đỗ đạt nhất phải kể đến họ Đào ở Cổ Am huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng. Chỉ tính riêng từ 1784 đến 1900 dưới triều nhà Nguyễn, họ Đào có tới hơn 10 người đỗ tiến sĩ ở các cương vị khác nhau. Một số người mang họ Đào tiêu biểu như: tiến sĩ (năm 1841) Đào Văn Danh, hoàng giáp Đào Nguyên Phổ lãnh đạo Đông Kinh nghĩa thục, Đào Trọng Thiều làm tới chức hàn lâm viện thị độc học sĩ. Đào Trọng Kinh giữ chức huấn đạo trung thuận đại phu. Đào Trọng Kỳ (cụ nội của đương kim chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vĩnh Bảo - Đào Trọng Giao) Thượng thư bộ lại, hiệp biên đại học sĩ. Thời hiện đại có Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông, Đỗ Trung Tá, giáo sư - tiến sĩ khoa học Đào Trọng Thi - Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, giáo sư Đào Nguyên Cát - Tổng biên tập Thời báo kinh tế Việt Nam, giáo sư Đào Mạnh Thuật Vụ trưởng vụ đào tạo, Đào An nguyên chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng...và hơn 30 giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng đang đảm nhiệm những trọng trách quan trọng khác. Gia tộc họ Đào Duy ở Tĩnh Gia -Thanh Hóa gắn liền với tên tuổi của danh nhân Đào Duy Từ, nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của Việt Nam thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Chi họ Đào ở Đông Anh - Hà Nội được biết đến như: Đào Duy Tùng, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương và con trai ông là giáo sư - tiến sĩ Đào Duy Quát đã nhiều năm liền làm Phó ban Tuyên giáo trung ương.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!