[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


06 tháng 8 2009

Khái quát về GIA LỄ, GIA PHONG, GIA PHÁP

Quốc gia có pháp luật, Gia tộc cần có gia pháp, gia lễ, gia phong để duy trì việc họ. Đó là những nội dung thành văn hoặc bất thành văn, nhưng rất quan trọng và mọi thành viên trong họ phải thực hiện.

1. GIA PHÁP
Đặc biệt nhất trong văn hoá gia đình Việt là có một gia pháp 家法 cho từng thành viên của gia đình cần phải gìn giữ.
Gia pháp là phép tắc của một gia đình, phép tắc này không ghi thành bản văn, mỗi gia đình có một gia pháp riêng, nhưng cũng rất chung nhiều cho các gia đình. Gia pháp bao gồm:
Những phép tắc trong hành xử: làm con phải hiếu, làm anh chị phải nhừơng…
Những phép tắc về kính: giỗ chạp, kiêng tên, báo ân, họp mặt chúc tết ông bà…
Những nguyên tắc khi phải sửa dạy.
Gia pháp là một thứ luật lệ không văn bản trong một gia đình, cho nên người Việt được dặn khi đi đến đâu, khi đến ở gia đình nào, cần phải tuỳ cơ ứng biến mà: “Nhập gia tuỳ tục”. Giữ gìn phép tắc của gia đình người khác như gia đình của minh mới là người được đáng tôn trọng trong xã hội Việt Nam chúng ta.
2. GIA LỄ
Lễ (nghi thức) 家禮 của gia đình có thể tóm tắt trong: “quan, hôn, tang, lễ”.
Quan 冠 không có nghĩa là làm quan, quan ở đây chính nghĩa là đội mũ, là hình thức lễ trân trọng chào mừng đứa bé mới ra đời. Ngày xưa, con trai hai mươi tuổi thì làm lễ đội mũ, cho nên con trai mới hai mươi tuổi gọi là “nhược quán” 弱冠, chưa đến hai mươi tuổi gọi là “vị quán” 未冠.
Hôn 婚 có nghĩa là lễ thức hôn nhân của gia đình làm để chúc mừng cho đôi trẻ thành hôn. Lấy vợ hoặc chồng, kết hôn, cưới (已婚,đã kết hôn; 未婚妻, vợ chưa cưới) .Trong Hôn nhân có: 離婚 Li hôn; 結婚 Kết hôn
Tang 喪 là lễ thức tiễn đưa một người về chầu tiên tổ. Nó bao gồm : 居喪 Để tang; 弔喪 Viếng người chết; 治喪委員會 Ban tổ chức lễ tang.
Tế 祭 là những hình thức tế lễ để kinh nhớ ông bà tổ tiên.
Gia pháp - Gia Lễ định hình cho một cấu trúc gia đình, không thành văn, mọi người đều cần được học biết để: “Nhập gia tuỳ tục”, theo đó mà đánh giá được mức độ hiểu biết và lòng tôn trọng của người đến thăm.
Muốn thực thi tốt Gia lễ thì mỗi người phải có Lễ giáo (H: 禮敎,A: Educated, P: Éduqué) tức là có giáo dục về lễ nghĩa. Trong đó Lễ nghĩa (H: 禮義, A: The politeness, P: La politesse) là những phép tắc phải theo để cho việc cư xử tỏ ra được sự tôn kính và đúng theo lẽ phải.
3. GIA PHONG
Từ những gia pháp - gia lễ của các gia đình hình thành nên gia phong 家風 của các gia đình ấy. Gia Phong nghĩa là phong cách sống của một gia đình, nó là danh dự của gia đình ấy, không được phép làm nhục gia phong, người làm nhục có thể bị khai trừ khỏi họ. Ví dụ đời nhà Trần có Trần Ích Tắc, Trần Kiện bán mình cho quân Nguyên đã bị xoá tên trong họ để khỏi làm nhục cho gia phong. Sự phân công phân nhiệm một cách tổng quát trong gia đình theo truyền thống của dân tộc ta : Nam ngoại Nữ nội 男外女內 tức đàn ông thì lo việc bên ngoài gia đình, đàn bà thì lo việc bên trong gia đình. Do vậy, dù có bình đẳng đến đâu thì một gia đình có chồng cương, vợ nhu vẫn tốt hơn là ngược lại.
Để gìn giữ gia phong nên mới có những gia huấn ca. Có rất nhiều sách gia huấn ca dành cho trẻ con cũng như người lớn. Điển hình sách dạy cho trẻ em thì có: Bùi Gia Huấn Hài của Bùi Dương Lịch, Khải Đồng huyết ước của Phạm Vọng, Sở học chỉ nam của Nguyễn Huy Oánh, Sách học vấn tân của Đặng Huy Trứ, về vè thì có Hiếu tự ca, Nữ tắc thường lẽ.. của cụ Sáu Trần Lục.
Những sách cho nhiều người làm sách gối đầu thì có gia huấn ca của Nguyễn Trãi, Huấn Đồng thi tập của phùng Khắc khoan (Hoàng giáp năm 1580), Nữ huấn tân thư của Ngô Thế Vinh (tiến sỹ năm 1829), Ngũ huấn quốc tự âm của Nguyễn Tông Khuê (hoàng giáp năm 1721), Phụ châm tiện lãm của Lý văn Phức (cử nhân năm 1820)… các sách thuộc loại gia huấn ca có chỗ đứng rất cao trong các thể loại sách từ xưa đến nay.
Từ hình thức văn chương đến hình thức kịch nghệ, sân khấu, đến phim ảnh là khoa học hiện đại, chủ đề gia huấn ca vẫn là một đề tài hấp dẫn nhiều người bằng nhiều cách thức diễn tả khác nhau. Các phim ảnh có ảnh hưởng nhiều nhất đối với người Việt là loại phim ảnh tâm lý giáo dục hôn nhân gia đình.Thấy những giá trị của gia huấn ca mới thấy được tầm quan trọng của nét gia phong, chính ở đó hình thành những nhân cách cá nhân tuyệt vời cho xã hội.
Gìn giữ và phát triển gia phong là cách bảo tồn văn hoá gia đình cách thiết thực và chinh phục nhất và cũng là cách thức bảo tồn phong phú nhất cho bản sắc văn hoá gia đình Việt.
Không gì đau lòng bằng phá từ trong phá ra. Thời nay mỗi nhà chỉ 1 cháu dính vào ma túy coi như cả họ bất an. Bởi Gia tặc nan phòng 家賊難防. Do đó phải xây dựng được gia đình hiếu thuận mọi sự sẽ hanh thông, Gia hòa vạn sự hưng 家和萬事興. Nhưng cũng chỉ có qua gian khó mới biết được người trung nghĩa, hiếu hạnh (Gia bần hiển hiếu tử 家貧顯孝子).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!