Do những thay đổi của lịch sử mà có những địa danh từng tồn tại trong quá khứ đã đi vào quên lãng mà không phải ai cũng biết, cũng có điều kiện tìm hiểu. Vùng đất nay chúng tôi đang sông nơi phên dậu Tổ quốc đã có thời gian dài mang cái tên khá hay: Hưng Hóa và nó gần như bao hàm cả địa bàn Quân khu II ngày nay.
Đây chính là một tỉnh cũ của Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ 19. Tỉnh Hưng Hóa được thành lập năm 1831. Đây là một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ. Tiền thân của tỉnh Hưng Hóa là đạo thừa tuyên Hưng Hóa, rồi trấn Hưng Hóa.
Tháng 6 âm lịch Năm Quang Thuận thứ bảy (1466), vua Lê Thánh Tông đặt 13 đạo thừa tuyên là Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, phủ Trung Đô và Hưng Hóa.
Đây là lần đầu tiên từ “Hưng Hóa” được nhắc tới trong sử sách Việt Nam ở cấp một đơn vị hành chính (gần như cấp tỉnh ngày nay). Tuy nhiên, từ Hưng Hóa đã được nhắc tới từ những năm 1419 như là một xứ. Đạo thừa tuyên Hưng Hóa có lẽ bao gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai ngày nay. Không biết chính xác ai là người đầu tiên thay mặt vua cai quản đạo thừa tuyên này. Tuy nhiên, sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
"Năm Quang Thuận thứ tám 1467...tháng ba... lấy Hưng Hóa thừa tuyên sứ tham nghị Nguyễn Đức Du làm ngự sử đài thiêm đô ngự sử; tri phủ Quy Hóa Nguyễn Thúc Thông làm Hưng Hóa thừa tuyên sứ tham nghị".
Như vậy, có thể ông Nguyễn Đức Du là người đầu tiên cai quản vùng đất có tên gọi khi đó là thừa tuyên Hưng Hóa. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông chia đạo thừa tuyên Hưng Hóa thành 3 phủ gồm 4 huyện, 17 châu. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết rằng:
• Phủ Quy Hóa quản lĩnh 3 huyện: Trấn Yên, Yên Lập, Văn Chấn và 2 châu: Văn Bàn, Thủy Vĩ.
• Phủ Gia Hưng quản lĩnh 1 huyện: Thanh Xuyên và 5 châu: Phù Hoa, Mộc Châu, Việt Châu, Mai Châu, Thuận Châu.
• Phủ Yên Tây quản lĩnh 10 châu: Lai Châu, Luân Châu, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Hợp Phì, Kiêm Châu, Tuy Phụ, Hoàng Nham, Lễ Toàn và Tung Lăng.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đổi là xứ Hưng Hóa. Đời Hồng Thuận (1509-1516) trở thành trấn Hưng Hóa. Đến năm 1831 là tỉnh Hưng Hóa.
Ngày 8-9-1891, ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.
Ngày 5-6-1893, huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.
Ngày 24-8-1895, phủ Đoan Hùng từ tỉnh Tuyên Quang được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.
Như vậy tỉnh Hưng Hóa gồm 8 huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cấm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì, phủ Đoan Hùng và 2 châu Thanh Sơn, Yên Lập. Tỉnh lỵ là thị xã Hưng Hóa (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1895, vốn là thành Hưng Hóa), đóng tại xã Trúc Khê, huyện Tam Nông (nay là thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).
Tỉnh Hưng Hóa dần dần bị xé lẻ để lập các tỉnh mới: tỉnh Lào Cai (tháng 5 năm 1886, nhưng thực sự thành tỉnh dân sự là tháng 7/1907), tỉnh Chợ Bờ (tức tỉnh Mường, tháng 5 năm 1886, sau đổi thành tỉnh Hòa Bình), tỉnh Yên Bái (1895), tỉnh Vạn Bú (1895, sau đổi thành tỉnh Sơn La) và tỉnh Lai Châu (tháng 6 năm 1909). Ngày 5 tháng 5 năm 1903 phần còn lại của tỉnh Hưng Hóa được đặt tên thành tỉnh Phú Thọ.
Đây chính là một tỉnh cũ của Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ 19. Tỉnh Hưng Hóa được thành lập năm 1831. Đây là một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ. Tiền thân của tỉnh Hưng Hóa là đạo thừa tuyên Hưng Hóa, rồi trấn Hưng Hóa.
Tháng 6 âm lịch Năm Quang Thuận thứ bảy (1466), vua Lê Thánh Tông đặt 13 đạo thừa tuyên là Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, phủ Trung Đô và Hưng Hóa.
Đây là lần đầu tiên từ “Hưng Hóa” được nhắc tới trong sử sách Việt Nam ở cấp một đơn vị hành chính (gần như cấp tỉnh ngày nay). Tuy nhiên, từ Hưng Hóa đã được nhắc tới từ những năm 1419 như là một xứ. Đạo thừa tuyên Hưng Hóa có lẽ bao gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai ngày nay. Không biết chính xác ai là người đầu tiên thay mặt vua cai quản đạo thừa tuyên này. Tuy nhiên, sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
"Năm Quang Thuận thứ tám 1467...tháng ba... lấy Hưng Hóa thừa tuyên sứ tham nghị Nguyễn Đức Du làm ngự sử đài thiêm đô ngự sử; tri phủ Quy Hóa Nguyễn Thúc Thông làm Hưng Hóa thừa tuyên sứ tham nghị".
Như vậy, có thể ông Nguyễn Đức Du là người đầu tiên cai quản vùng đất có tên gọi khi đó là thừa tuyên Hưng Hóa. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông chia đạo thừa tuyên Hưng Hóa thành 3 phủ gồm 4 huyện, 17 châu. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết rằng:
• Phủ Quy Hóa quản lĩnh 3 huyện: Trấn Yên, Yên Lập, Văn Chấn và 2 châu: Văn Bàn, Thủy Vĩ.
• Phủ Gia Hưng quản lĩnh 1 huyện: Thanh Xuyên và 5 châu: Phù Hoa, Mộc Châu, Việt Châu, Mai Châu, Thuận Châu.
• Phủ Yên Tây quản lĩnh 10 châu: Lai Châu, Luân Châu, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Hợp Phì, Kiêm Châu, Tuy Phụ, Hoàng Nham, Lễ Toàn và Tung Lăng.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đổi là xứ Hưng Hóa. Đời Hồng Thuận (1509-1516) trở thành trấn Hưng Hóa. Đến năm 1831 là tỉnh Hưng Hóa.
Ngày 8-9-1891, ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.
Ngày 5-6-1893, huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.
Ngày 24-8-1895, phủ Đoan Hùng từ tỉnh Tuyên Quang được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.
Như vậy tỉnh Hưng Hóa gồm 8 huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cấm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì, phủ Đoan Hùng và 2 châu Thanh Sơn, Yên Lập. Tỉnh lỵ là thị xã Hưng Hóa (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1895, vốn là thành Hưng Hóa), đóng tại xã Trúc Khê, huyện Tam Nông (nay là thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).
Tỉnh Hưng Hóa dần dần bị xé lẻ để lập các tỉnh mới: tỉnh Lào Cai (tháng 5 năm 1886, nhưng thực sự thành tỉnh dân sự là tháng 7/1907), tỉnh Chợ Bờ (tức tỉnh Mường, tháng 5 năm 1886, sau đổi thành tỉnh Hòa Bình), tỉnh Yên Bái (1895), tỉnh Vạn Bú (1895, sau đổi thành tỉnh Sơn La) và tỉnh Lai Châu (tháng 6 năm 1909). Ngày 5 tháng 5 năm 1903 phần còn lại của tỉnh Hưng Hóa được đặt tên thành tỉnh Phú Thọ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!