Đất bồi vượng khí, qua khắp mọi miền-Cặp rèn con cháu: phải vì Nước, vì Dân, danh vẫn lưu truyền.
VI.2.1- Cuộc đời:
梁德溢 (逸) Sinh năm 1925 (Ất Sửu, năm Khải Định thứ 10 hoặc Bảo Đại thứ nhất). Thủa nhỏ được mẹ chiều nên ham chơi hơn học[1]. Nhưng bù lại rất khéo tay, nghề gì cũng tự mày mò, làm được[2].
Tuổi thanh niên ít tham gia công tác. Cuối cuộc kháng chiến từng bốc vác, chèo đò đưa cán bộ, du kích qua sông ở Bến Khuể. Sau hoà bình tích cực tham gia các phong trào văn nghệ ở thôn. Năm 1962, 1963 làm thợ mộc đi xây dựng khu Gang thép Thái Nguyên. Khi ở quê vì đất chật nên 2 anh em chung sân, chung bếp. Anh (Thân) thiên về làm “thầy” (dạy học, văn nghệ) thì em lại chăm chú học làm “thợ”. Hết làm mộc lại tự học làm thợ rèn, thợ cắt tóc, thợ may sau còn thổi cả kèn đám ma nữa[3]! Quanh năm vất vả xoay đủ nghề nhưng không khá giả lên được.
Tháng 2/1964 đi khai hoang ở An Phong, Phong Niên, Bảo Thắng, Lào Cai cùng đợt với anh trai. Gia đình gồm 8 khẩu: 2 vợ chồng và 6 con (An, Dưỡng, Sinh, Tràng, Quang, Vinh). Lúc đầu ở chung dẫy 3 gia đình. Khi L.Đ.Duẩn chuyển Trì Quang thì sang mảnh đất của ông Duẩn ở. Một tay ông dựng bao ngôi nhà, đóng cối xay, cối giã để cho xóm làng dùng. Dụng cụ khai phá buổi ban đầu khi mà chợ búa xa, ít đồ đều do ông sửa chữa, cải tạo. Ông còn là người tự nguyện tổ nấu xôi, tổ chức cho con cháu trong An Phong vui tết Trung thu trong thời khốn khó.
Mất ngày 07-6 năm Đinh Tị (Sáng Thứ Sáu, ngày 22/7/1977) vì bệnh Đái tháo đường[4]. Mộ phần đặt tại khu gốc gạo Km 36 Phong Niên.
梁德溢 (逸) Sinh năm 1925 (Ất Sửu, năm Khải Định thứ 10 hoặc Bảo Đại thứ nhất). Thủa nhỏ được mẹ chiều nên ham chơi hơn học[1]. Nhưng bù lại rất khéo tay, nghề gì cũng tự mày mò, làm được[2].
Tuổi thanh niên ít tham gia công tác. Cuối cuộc kháng chiến từng bốc vác, chèo đò đưa cán bộ, du kích qua sông ở Bến Khuể. Sau hoà bình tích cực tham gia các phong trào văn nghệ ở thôn. Năm 1962, 1963 làm thợ mộc đi xây dựng khu Gang thép Thái Nguyên. Khi ở quê vì đất chật nên 2 anh em chung sân, chung bếp. Anh (Thân) thiên về làm “thầy” (dạy học, văn nghệ) thì em lại chăm chú học làm “thợ”. Hết làm mộc lại tự học làm thợ rèn, thợ cắt tóc, thợ may sau còn thổi cả kèn đám ma nữa[3]! Quanh năm vất vả xoay đủ nghề nhưng không khá giả lên được.
Tháng 2/1964 đi khai hoang ở An Phong, Phong Niên, Bảo Thắng, Lào Cai cùng đợt với anh trai. Gia đình gồm 8 khẩu: 2 vợ chồng và 6 con (An, Dưỡng, Sinh, Tràng, Quang, Vinh). Lúc đầu ở chung dẫy 3 gia đình. Khi L.Đ.Duẩn chuyển Trì Quang thì sang mảnh đất của ông Duẩn ở. Một tay ông dựng bao ngôi nhà, đóng cối xay, cối giã để cho xóm làng dùng. Dụng cụ khai phá buổi ban đầu khi mà chợ búa xa, ít đồ đều do ông sửa chữa, cải tạo. Ông còn là người tự nguyện tổ nấu xôi, tổ chức cho con cháu trong An Phong vui tết Trung thu trong thời khốn khó.
Mất ngày 07-6 năm Đinh Tị (Sáng Thứ Sáu, ngày 22/7/1977) vì bệnh Đái tháo đường[4]. Mộ phần đặt tại khu gốc gạo Km 36 Phong Niên.
VI.2.2- Phu nhân: Lưu Thị Bính:
Sinh năm Mậu Thìn-1928, quê thôn Hạ Lũng[5], An Hải, Hải Phòng. Bà nhanh nhẹ, hoạt bát, hiểu việc đời. Hai người cưới nhau hồi đầu kháng chiến[6]. Đất hẹp, xoay đủ nghề mà không khá lên được.
Khi lên Lào Cai từng làm đội trưởng ĐSX, đại biểu HĐND xã. Năm 1974 đã đưa em gái (Tích-Chập), em trai (Hưng-Túp) và bà con (Chỉ-Hội) lên Lào Cai cùng ở trong An Phong. Khi thôi công tác, buôn hàng vải hỗ trợ con cái.
Năm 1988 ốm do Cao huyết áp. Mất lúc 3 giờ sáng Thứ Tư ngày 15/6 (02-5 Mậu Thân)[7]. Mộ phần đặt cạnh mộ chồng.
VI.2.3- Các con:
Ông bà sinh nhiều bận, nuôi đến trưởng thành có 6 :
2.1- Lương Đức An (1949-1967): Liệt sĩ CMCN
2.2- Lương Thị Dưỡng (1952-2004)
2.3- Lương Thị Sinh (1955-1994)
2.4- Lương Đức Tràng
2.5- Lương Đức Quang
2.6- Lương Thị Vinh.
-*-
[1] Bố và chú tôi cùng học Cụ Hội Khuê (bố cô Khuê, cô Huấn lên Lào Cai 1964). Có lần mải chơi chú không thuộc bài, cụ Hội Khuê bắt bố tôi nằm mà quất 3 roi vào mông vì tội không kèm em.
[2] Thực là đúng như câu đối tôi viết dịp tưởng niệm 20 năm ngày chú mất (1977-1997):
Trời phú khéo tay, trải biết bao nghề-Gây dựng cơ đồ giữ chữ Đức, chữ Nhân , tiếng còn thơm mãi,
Đất bồi vượng khí, qua khắp mọi miền-Cặp rèn con cháu: phải vì Nước, vì Dân, danh vẫn lưu truyền.
[3] Chính đôi kèn ông làm mới sử dụng được vài lần nhượng cho ông Đờn bên Sơn Hải (qua chú Bùi Văn Đồng) là “nhạc cụ” khơi mào cho các Đoàn Nhạc hiếu xã Sơn Hải phát triển mạnh sau này.
[4] Khi đó tôi đang nghỉ hè năm thứ 3 ĐHQY
[5] Là một làng xã ven đô thuộc phường Đằng Hải, quận Hải An từ xưa vốn nổi tiếng về trồng cây trái, hoa tươi, quả ngọt cung cấp cho thị trường. Nơi đây có Miếu Hạ Lũng là một trong hệ thống các công trình kiến trúc cổ mà nhân dân dựng nên để ghi nhớ công lao của Ngô Vương Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
[6] Hồi 9 năm: thím sơ tán về làng Hương buôn bán, trọ ở nhà chị gái bác Ruẩn. Bà muốn làm mối thím cho em trai mình là Trương Tiếp (anh bác Lương Đức Ruẩn).Trong khi đó bên ngành nhà tôi lại muốn cưới cho chú tôi (Để chú khỏi “lêu lổng”).Vì bố tôi và các anh đều tham gia công tác xã, thôn nên đã ra qui định: dân nơi khác đến (trong đó có thím Bính) tối tối phải ra đình ngủ tập trung. Nhờ chú tôi là du kích “bảo lãnh” thím được “chiếu cố” và sau đó đã đồng ý lấy chú. Bà làm mấy mâm mời đội du kích và thành đám cưới. Đổi lại anh Tiếp phải đổi tên thành Thiếp (theo ý gia đình bác Ruẩn). Bác Trương Tiếp sau đó mất, chưa con.
[7] Thực ra bà ốm đã lâu, ở nhà Quang ngoài đường, giấu con cái không chịu uống thuốc. Khi mệt nặng mới đưa vào nhà Tràng. Tôi và Vinh (con út thím) ở Yên Bái lên từ hôm trước nhưng lúc đó thím cũng không còn nói được gì. Lúc truy điệu tôi có đọc bài tế mọi người bảo được. Rất tiếc đã quên, chỉ còn nhớ đôi câu đối viết trên bức trướng:
Thay chồng: nuôi dạy con, tròn đạo Hiếu-Rạng danh dâu Thảo
Thương con:chăm sóc cháu , vẹn nghĩa Tình-xứng tiếng mẹ Hiền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!