Bậc trên cưới gả chéo nhau,
Bên Cô, bên Mợ biết đâu câu chào ?
Bên Cô, bên Mợ biết đâu câu chào ?
Các họ Nguyễn, họ Mai vốn có mặt tại làng Hương, tổng Cao Mật, huyện An Lão hồi thế kỉ XV, XVI sau này không còn mấy. Phương Hạ những năm thế kỷ XIX dân cư gồm 2 họ chính là họ Lương xóm ngoài và họ Đặng xóm trong [1] . Từ lâu đã thành lệ: cứ 1 gái họ Lương làm dâu họ Đặng thì lại có 1 gái họ Đặng sang làm dâu họ Lương [2] . Do đó trong làng nhiều nhà có họ hai mang [3] . Sự “đổi dâu” một phần tăng tình thân nhưng nhiều khi cũng gây phiền phức, nhất là khi không thuận vai, rất khó gọi trong các buổi giỗ chạp. Đôi khi vì chuyện vai vế hay vì những chuyện mâu thuẫn giữa các nàng dâu mà xẩy ra xô sát, đặc biệt Lương-Đặng đã có lần 2 “giàn trận” đánh nhau máu thấm ruộng cày [4] !.
-*-
[1] Tôi đã hỏi nhưng không ai rõ lí do. Nhưng đọc kĩ lại Gia phả thấy các cụ xưa đã ghi rõ “y xã duy hữu Nguyễn, Mai nhị tính. Nguyễn vô tự, công ký yên, hậu sinh nam tử lục,..” thì rõ là ngày từ 1740-1750 làng Hương đã không còn họ Nguyễn. Nhưng họ Mai ?. Riêng Làng Cốc (nơi họ Phạm đến 1716) vẫn còn 17 họ.
[2] Chính anh bà tôi lại lấy chị gái ông tôi (bà Huân). Ngoài hai họ Lương-Đặng, ở Chiến Thắng tôi còn thấy có tình trạng họ cặp đôi giữa các dòng họ: Lương-Phạm, Lương-Đào, Đào-Phạm. Sau này ở An Hồ, Phong Niên, Bảo Thắng trên Lào Cai có tình trạng 2 chị em lấy 2 anh em như cặp Thuộc-Nghị, Quang-Loan và cặp Hoàn-Thường, Phúc - Toan nhưng không phải là kết quả của sự “trao đổi cô dâu” giữa các dòng họ, mà do các em tự tìm hiểu trong điều kiện xóm có ít nhà.
[3] Có trường hợp thuận vai như cặp hai bác Đặng Thoả - Lương Thị Huấn. Nhưng cũng có khi nghịch vai vế như bố mẹ Ngoãn (Ngoãn bằng tuổi tôi và học cùng tôi từ Vỡ lòng đến lớp 2, tôi gọi mẹ Ngoãn (Đặng Thị Nguyên) là cô nhưng chỉ gọi bố Ngoãn (Lương Đức Thê) là anh .Gia đình cũng đã lên Lào Cai 1964 nhưng lại về quê ngay. Cư ngụ gần từ đường. Hay như Phạm Thị Bòn, theo họp Phạm là chị con Cậu ruột tôi nhưng chồng là Lương Đức Vương lại gọi tôi bằng chú! .
[4] Tôi chợt nhớ câu ca : “Bịt được miệng chĩnh, miệng vò, Nào ai bịt được miệng Cô, miệng Dì”.
[3] Có trường hợp thuận vai như cặp hai bác Đặng Thoả - Lương Thị Huấn. Nhưng cũng có khi nghịch vai vế như bố mẹ Ngoãn (Ngoãn bằng tuổi tôi và học cùng tôi từ Vỡ lòng đến lớp 2, tôi gọi mẹ Ngoãn (Đặng Thị Nguyên) là cô nhưng chỉ gọi bố Ngoãn (Lương Đức Thê) là anh .Gia đình cũng đã lên Lào Cai 1964 nhưng lại về quê ngay. Cư ngụ gần từ đường. Hay như Phạm Thị Bòn, theo họp Phạm là chị con Cậu ruột tôi nhưng chồng là Lương Đức Vương lại gọi tôi bằng chú! .
[4] Tôi chợt nhớ câu ca : “Bịt được miệng chĩnh, miệng vò, Nào ai bịt được miệng Cô, miệng Dì”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!