Con cháu họ ta, cũng như người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tín ngưỡng: Đạo ông bà. Nhưng do nhiều nguyên do mà việc tưởng niệm này được thực hiện khác nhau. Việc Giỗ Tổ ngành Ba cũng vậy.
Đúng ra việc Giỗ Tổ Ngành Ba là vào ngày 24 (có chỗ viết 29) tháng 5 là ngày kị của Tổ phụ Lương Công Tú và do hậu duệ cụ Hợp (cháu trưởng cụ Tú với bà hai Nguyễn Thị Dụng) đảm trách. Nhưng con cháu cụ Hợp rời bản xã lên Tôn Lộc, lập ra xóm Trại (khoảng 1900) và hậu duệ sau hòa bình 1954 đã đi Nam, tiếp sau 1975 cũng vào Nam nên chẳng còn ai.
Sau quan viên họ họp lại thấy tháng 5 bận thu mùa nên đã chuyển việc giỗ họ từ ngày kị Tổ phụ sang ngày kị Tổ mẫu (19/2) và thực hiện tại nhà Lương Đức Thực (hậu duệệ của em cụ Hợp là cụ Hòa) ở Hạ. Sau khi L.Đ.Thực mất, từ năm 2006 chuyển Lương Đức Bường , nghi lễ thường đơn giản.
Vì sinh kế, con cháu, kể cả trong cùng chi phái, không thể quanh nơi Tổ gốc. Việc lập Bàn thờ Vọng, tiến hành Giỗ Vọng (望拜, tức Vọng bái) vừa đảm bảo giữ được chữ Hiếu 孝 với Tổ Tông và lại giữ được chữ Đễ 悌 với anh em. Trên Lào Cai vì khá đông con cháu đã thực hiện trong các năm 1989, 1993, 2007 tại Phong Niên, nhưng chưa thành phổ biến và một số thành viên chưa tích cực tham gia.
Vì sinh kế, con cháu, kể cả trong cùng chi phái, không thể quanh nơi Tổ gốc. Việc lập Bàn thờ Vọng, tiến hành Giỗ Vọng (望拜, tức Vọng bái) vừa đảm bảo giữ được chữ Hiếu 孝 với Tổ Tông và lại giữ được chữ Đễ 悌 với anh em. Trên Lào Cai vì khá đông con cháu đã thực hiện trong các năm 1989, 1993, 2007 tại Phong Niên, nhưng chưa thành phổ biến và một số thành viên chưa tích cực tham gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!