1.Những người mất tích: Chỉ thực hiện sau khi người đựoc coi là mất tích 7, 8 năm không tin tức gì. Thường dùng nghi lễ Chiêu hồn nạp táng 招魂納葬, sau đó dùng cành dâu làm xương, vỏ dừa là sọ để lập mộ và lấy ngày rời nhà làm ngày Giỗ.
2.Với hài nhi vong yểu: Với những trẻ hữu sinh vô dưỡng dân gian cho rằng đây là những trẻ lộn kiếp nên không thực hiện việc cúng giỗ để chúng không đầu thai lại nhà mình. Trường hợp trẻ đã lớn nhưng chưa thành niên mà mất được gọi là Bà Cô Ông Mãnh, thường rất linh thiêng và được gia chủ thờ riêng.
3.Cúng giỗ người có Lập tự: Trường hợp không con hoặc không con trai, thực hiện việc lập cháu, em thừa tự theo nguyên tắc Chiêu mục, Vô nam dụng nữ, vô tử dụng tôn và người được thừa tự có trách nhiệm lo hương khói người đã khuất như cúng cha mẹ. Con rể và con nuôi khác tộc không được thừa tự.
4. Giỗ hậu: Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ “hậu” do nhà chùa hay đình làng đảm nhiệm. Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật. Khi đó, ngoài việc cúng giỗ còn có việc đọc kinh siêu độ cho người đã khuất.
2.Với hài nhi vong yểu: Với những trẻ hữu sinh vô dưỡng dân gian cho rằng đây là những trẻ lộn kiếp nên không thực hiện việc cúng giỗ để chúng không đầu thai lại nhà mình. Trường hợp trẻ đã lớn nhưng chưa thành niên mà mất được gọi là Bà Cô Ông Mãnh, thường rất linh thiêng và được gia chủ thờ riêng.
3.Cúng giỗ người có Lập tự: Trường hợp không con hoặc không con trai, thực hiện việc lập cháu, em thừa tự theo nguyên tắc Chiêu mục, Vô nam dụng nữ, vô tử dụng tôn và người được thừa tự có trách nhiệm lo hương khói người đã khuất như cúng cha mẹ. Con rể và con nuôi khác tộc không được thừa tự.
4. Giỗ hậu: Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ “hậu” do nhà chùa hay đình làng đảm nhiệm. Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật. Khi đó, ngoài việc cúng giỗ còn có việc đọc kinh siêu độ cho người đã khuất.
5. Cầu siêu cho người mới chết: Thế giới tình thức này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác nữa, nếu tính từ dưới lên thì có: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân và thiên. Trong vòng 49 ngày sau khi chết, hồn người quá cố có những biến diễn sẽ chép tại phần “Ba hồn bẩy vía” rồi chuyển sinh vào một trong sáu cõi đó. Việc cầu siêu cho người quá cố thì sớm làm trong 49 ngày thì phúc đức lành đó mới mạnh, không phải nói như thế là qua 49 ngày mà làm thì không có công đức gì, mà công đức đó người quá cố gặt được rất ích, phần còn lại đều là về của người đang làm. Theo Phật Giáo sau khi 49 ngày thì đã phân định, giống như phiên tòa ở nhân gian đã xử xong rồi, người đó sẽ theo nghiệp lực của chính họ mà vào một trong sáu cõi đó. Cho nên làm công đức cầu nguyện cho người thân quá cố thì hãy làm trong vòng 49 ngày.
Còn chuyện giỗ cúng mỗi năm đó là vì nhớ đến công ơn của người đó mà tưởng nhớ thôi chớ thật thì người đó không được gì cả.
Còn chuyện giỗ cúng mỗi năm đó là vì nhớ đến công ơn của người đó mà tưởng nhớ thôi chớ thật thì người đó không được gì cả.
6. Chiêu hồn: dân gian tin rằng những hồn ma chết oan thường không siêu thoát mà chỉ luẩn quẩn tại nơi chốn bị chết. Do đó, có tục lập am miễu ở dọc đường, bờ sông, sau bệnh viện …. Ví dụ như Miễu Âm hồn ở Huế cho dân chạy giặc ngày Thất thủ Kinh đô Huế, Miễu Vợ chàng Trương mà vua Lê Thánh Tông đã vịnh qua câu thơ:
Nghi ngút đầu ghềnh khói toả hương
Miễu ai như miễu vợ chàng Trương .
Người Việt thường có tục Cúng Chiêu hồn cho những người bị chết đuối hay tự tử ngoài bờ sông như trường hợp Thuý Kiều gieo mình trên sông Tiền Đường được gia đình lập bài vị và cúng vớt hồn:
Chiêu hồn thiết-vị lễ thường,
Giải oan lập một đàn tràng bên sông .
Thông thường trong lễ vớt hồn, thì vị sư cầm một “cành phướn” ra bờ sông làm phép rồi khua khắp phía để thu hồn người chết đuối vô phướn, xong hướng dẫn vào huyệt mộ sẽ chôn. Nếu không làm thế, thì nơi sông này sẽ có “huông” nghĩa là có ma rà rình rập những người ra sông tắm giặt để kéo chân cho chết mà thế mạng cho nó. Để tránh “huông”, có tục quăng hình nộm người giả xuống gọi là “hình nhân thế mạng”.
7. Cầu siêu thường niên: Chuyện ân oán của những kiếp người khi còn sống vốn không bao giờ dứt vì càng tham sống một cách u mê là càng phải cạnh tranh và trừ diệt nhau. Chết dứt khoát không phải là hết! Chính vì vậy mà Phật giáo thường chủ trương là nên hoá giải vì “Lấy ân trả oán thì oán nọ tiêu tan, Lấy oán mà trả oán, oán oán trập trùng” và trong nghi lễ Phật giáo, thường có tụng kinh sám hối cho người sống và cầu siêu giải oan cho người chết:
Nhờ Phật lực siêu linh tịnh độ,
Phóng hào quang, cứu khổ độ u,
Khắp trong Tứ Hải quần chu,
Não phần quét sạch, oán thù rửa trong .
Hằng năm vào dịp Rằm Vu Lan là dịp cầu cho linh hồn cha mẹ, tổ tiên được siêu linh miền Tịnh thổ và cũng là dịp cúng thí thực những cô hồn bằng cháo lỏng bồ đài, cốm nỗ, áo binh và tiền giấy… Đêm giao thừa ở Việt Nam là thời điểm đón linh hồn ông bà tổ tiên về ăn Tết để rồi đến mồng ba thì đưa tiễn các cụ trở về âm giới. Cây nêu trồng trước cửa nhà với chuông khánh leng keng là dấu hiệu chỉ lãnh thổ của nhà Phật để quỉ ma không dám quấy nhiễu.
Miễu ai như miễu vợ chàng Trương
Người Việt thường có tục Cúng Chiêu hồn cho những người bị chết đuối hay tự tử ngoài bờ sông như trường hợp Thuý Kiều gieo mình trên sông Tiền Đường được gia đình lập bài vị và cúng vớt hồn:
Giải oan lập một đàn tràng bên sông
Thông thường trong lễ vớt hồn, thì vị sư cầm một “cành phướn” ra bờ sông làm phép rồi khua khắp phía để thu hồn người chết đuối vô phướn, xong hướng dẫn vào huyệt mộ sẽ chôn. Nếu không làm thế, thì nơi sông này sẽ có “huông” nghĩa là có ma rà rình rập những người ra sông tắm giặt để kéo chân cho chết mà thế mạng cho nó. Để tránh “huông”, có tục quăng hình nộm người giả xuống gọi là “hình nhân thế mạng”.
7. Cầu siêu thường niên: Chuyện ân oán của những kiếp người khi còn sống vốn không bao giờ dứt vì càng tham sống một cách u mê là càng phải cạnh tranh và trừ diệt nhau. Chết dứt khoát không phải là hết! Chính vì vậy mà Phật giáo thường chủ trương là nên hoá giải vì “Lấy ân trả oán thì oán nọ tiêu tan, Lấy oán mà trả oán, oán oán trập trùng” và trong nghi lễ Phật giáo, thường có tụng kinh sám hối cho người sống và cầu siêu giải oan cho người chết:
Phóng hào quang, cứu khổ độ u,
Khắp trong Tứ Hải quần chu,
Não phần quét sạch, oán thù rửa trong
Hằng năm vào dịp Rằm Vu Lan là dịp cầu cho linh hồn cha mẹ, tổ tiên được siêu linh miền Tịnh thổ và cũng là dịp cúng thí thực những cô hồn bằng cháo lỏng bồ đài, cốm nỗ, áo binh và tiền giấy… Đêm giao thừa ở Việt Nam là thời điểm đón linh hồn ông bà tổ tiên về ăn Tết để rồi đến mồng ba thì đưa tiễn các cụ trở về âm giới. Cây nêu trồng trước cửa nhà với chuông khánh leng keng là dấu hiệu chỉ lãnh thổ của nhà Phật để quỉ ma không dám quấy nhiễu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!