[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


27 tháng 7 2024

Tìm hiểu về Ý NGHĨA CỦA CON SỐ 14

Nghiên cứu tiểu sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù chẳng mê tín vẫn thấy cuộc đời của Ông gắn bó rất nhiều với số 14 và lởn vởn trong đầu suy nghĩ: phải chăng đấy là “yếu tố tâm linh” ?

Về mặt phong thủy, số 14 được cấu thành từ số 1 và số 4. Mà theo dân gian thì số 1 biểu trưng về sự khởi đầu mới, còn số 4 đại diện cho bốn mùa trong một năm (Xuân, Hạ, Thu, Đông).

Do đó, khi kết hợp hai số trên lại sẽ cho ra số 14 mang ý nghĩa về sự khởi đầu mới đầy may mắn, hạnh phúc, đầy đủ, trọn vẹn, tròn trịa, vuông vắn, có sự hỗ trợ khi bắt đầu kế hoạch mới, dự án mới.

Đồng thời tượng trưng cho những người sống tự trọng, chu đáo và xem xét mọi chuyện một cách tỉ mỉ, cẩn thận, có sự cân bằng, hòa hợp.

Xét riêng về trường hợp của Tổng Bí thư:

- Ông sinh vào ngày 14/4/1944 và qua đời vào ngày 19/7/2024 tức là thứ Sáu ngày 14/6/Giáp Thìn và năm ông sinh (1944) là14 năm sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930-1944).

- Ông là người thứ 14 đứng đầu BCHTW Đảng lãnh đạo CMVN, lần lượt sau 13 đồng chí (12, vì Đặng Xuân Khu tức Trường Chính có 2 lần làm TBT):

 1.Trịnh Đình Cửu (1906-1990, là một trong 5 đại biểu chính thức của Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng tham gia trong hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc và trong hội nghị này, ông được bầu làm người đứng đầu lâm thời điều hành Ban Chấp hành Trung ương Đảng khi Đảng được thành lập với cương vị Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1930);

2. Trần Phú (1904-1931, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 26 tuổi);

3. Lê Hồng Phong (1902-2942, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1935–1936);

 4. Hà Huy Tập (1906-1941,  Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1936-1938);

 5. Nguyễn Văn Cừ (1912-194, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1938 đến năm 1940);

6. Trường Chinh (Đặng Xuân Khu, 1907-1988, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1940-1956);

7. Hồ Chí Minh (1890-1969, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1956) -1960);

8.  Lê Duẩn (1907-1986, Bí thư thứ Nhất Đảng Lao động và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1960-1986);

 9. Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986);

10. Nguyễn Văn Linh (1915-1998, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1986-1991);

11. Đỗ Mười (1917-2018, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1991-1997);

12. Lê Khả Phiêu (1931-2020, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1997-2001);

13. Nông Đức Mạnh (SN 1940, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 2001-2011);

14. Nguyễn Phú Trọng (1944-2024, , Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 2011-2024).

- Danh xưng của ông, “Nguyễn Phú Trọng” có 14 chữ cái (N, G, U, Y, E, N, P, H, U, T, R, O, N, G).

- Quê hương xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh, khi chuyển  sang Hà Nội thì nó giữ nguyên tên thôn, chỉ đổi tên xã và huyện. Nhưng dù ở Bắc Ninh hay Hà Nội thì tổng số chữ cái tạo nên tên xã và huyện vẫn là 14. Đó là xã Hội Phụ, huyện Đông Ngàn (Bắc Ninh) nay thành xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội): (H, O, I, P, H, U, Đ, O, N, G, N, G, A, N hay Đ, O, N, G, H, O, I, Đ, O, N, G, A, N. H) .

- Trước khi mất Ông từng bị bị đột quỵ ngày 14/4/2019 khi đang đi công tác tại Phú Quốc thuộc Kiên Giang (do cường độ làm việc cao, thời tiết nắng nống). Khi đó ông kiêm cả chức Chủ tịch nước (895 ngày, là người thứ ba trong lịch sử sau Hồ Chí Minh và Trường Chinh).

- Nếu tính từ thời điểm nước Việt Nam mới ra đời (ngày 2/9/1945), có 14 vị từng đảm trách chức vụ Tổng thống Mỹ là: Harry S. Truman (1884–1972), Dwight D. Eisenhower (1890–1969), John F. Kennedy (1917–1963), Lyndon B. Johnson (1908–1973), Richard Nixon (1913–1994), Gerald Ford (1913–2006), Jimmy Carter (sinh 1924), Ronald Reagan (1911–2004),  George H. W. Bush (1924–2018), Bill Clinton (sinh 1946), George W. Bush (sinh 1946), Barack Obama (sinh 1961), Donald Trump (sinh 1946) , Joe Biden (sinh 1942)  người thứ 14 là Joe Biden (trúng cử ngày 20 tháng 1 năm 2021, thuộc đảng Dân chủ với PTT là bà Kamala Harris,  tổng thống thứ 46 và đương nhiệm của Hoa Kỳ)  bắt tay ông Trọng, diễn ra ở thời điểm 14 tháng trước kỳ bầu cử 2024 tiến hành. Chú ý rằng: vào ngày 10/9/2023, Tổng thống Joe Biden đã có chuyến thăm Việt Nam theo lời mời của Nguyễn Phú Trọng đúng vào dịp kỷ niệm tròn 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện của hai nước. Đồng thời Ban Đối ngoại Trung ương cũng tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đây là trường hợp đặc biệt vì hai nước đã bỏ qua mức Đối tác Chiến lược. Sau sự kiện này, Hoa Kỳ đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện thứ 5 của Việt Nam.

- Ông vào Đảng ngày 19/12/1967 sau khi hoàn thành 14 năm học, bao gồm 10 năm phổ thông (cấp một tại quê nhà, cấp hai và cấp ba Nguyễn Gia Thiều tại huyện Gia Lâm) và 4 năm Đại học (Văn K8 Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội).

- Thời gian học nghiên cứu sinh của ông là 56 tháng (=14x4) trong đó ở Việt Nam là 32 tháng (8/1973- 4/1976), ở Liên Xô là 24 tháng (9/1981-8/1983).

- Làm việc tại Tạp chí tạp chí Học tập (tiền thân Tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 12/1967 với tư cách cán bộ bình thường trong 14 năm thì được lựa chọn vào nhóm hạt giống đỏ và sang Liên Xô học tập vào 9/1981.

- Sau 2 năm học tại Liên Xô,  Nguyễn Phú Trọng từ Liên Xô về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản. Sau đó ông được đề bạt làm Phó trưởng ban vào tháng 10 năm 1983 rồi Trưởng ban vào tháng 9 năm 1987, Ủy viên Ban biên tập tháng 3 năm 1989, Phó tổng biên tập tháng 5 năm 1990 và Tổng biên tập tháng 8 năm 1991.

- 14 năm sau, kể từ 1983 khi bước vào “quan trường”, vào tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII.

- Trong nhiệm kỳ Chủ tịch Quốc hội khóa XII của Ông, Quốc hội đã thông qua 67 luật và 14 pháp lệnh. Tại kỳ họp thứ 3 khóa XII, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan và giải thể tỉnh Hà Tây (tỉnh có 14 đơn vị cấp huyện: Hà Đông, Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa) sáp nhâp vào Thủ đô Hà Nội.

- Ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, Ông đắc cử chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kế nhiệm Nông Đức Mạnh, sau 14 năm trong Bộ Chính trị (từ 12/1997).

- Tính đến khi qua đời (19/7/2024) là năm thứ 14 ông đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tối cao của Đảng (từ 2011).

- Năm 2018, Quốc hội khóa XIV đã bầu ông giữ chức Chủ tịch nước thay Trần Đại Quang vừa từ trần ngày 21/9/2018 bị nhiễm bệnh virus máu, hưởng thọ 61 tuổi (1956-2018).

- Ngày 26 tháng 6 năm 2006, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XI, bước vào hàng “Tứ trụ” của Việt Nam và cho đến nay, có 14 người từng đảm nhiệm các vị trí này (bao gồm: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Tô Lâm, Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Minh Chính, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Vương Đình Huệ, Trần Thanh Mẫn).

- Từ khi lập nưóc Việt Nam mói (02/9/1945) đã có 18 lần tổ chức Quốc tang (chưa tính QT đối với cụ Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức trong Kháng chiến 9 năm, ngày 29/4/1947 và QT đối với PCN Nguyễn Lương Bằng tiến hành ngày 23/7/2979) trong đó có 16 lần thời gian quốc tang kéo dài hơn 01 ngày  Quốc tang TBT Nguyễn Phú Trọng là Quốc tang của TBT () thứ 7  cũng là CTN (') thứ 7 , 7x2=14, là: 

1. (1) (1’) Hồ Chí Minh trước khi mất từng là Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam thời gian QT 7 ngày (03/09/1969-09/09/1969);

2. (2’) Tôn Đức Thắng trước khi mất từng là Chủ tịch nước thời gian QT 4 ngày (31/03/1980-03/04/1980);

3. (2) Lê Duẩn trước khi mất từng là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thời gian QT 4 ngày (11/07/1986-15/07/1986);

4. (3) (3’)Trường Chinh  trước khi mất từng là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Quốc hội thời gian QT 5 ngày (02/10/1988-06/10/1988);

5. Lê Đức Thọ trước khi mất từng là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thường trực Ban Bí thư thời gian QT 2 ngày (16/10/1990-17/10/1990);

6 .Luật sư Nguyễn Hữu Thọ trước khi mất từng là  Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội thời gian QT 2 ngày (29/12/1996-30/12/1996);

7. (4) Nguyễn Văn Linh trước khi mất từng là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thời gian QT 1 ngày (29/04/1998);

8. Lê Quang Đạo trước khi mất từng là Chủ tịch Quốc hội thời gian QT 1  ngày (28/07/1999);

9.  Phạm Văn Đồng trước khi mất từng là Thủ tướng Chính phủ thời gian QT 2 ngày (05/05/2000-06/05/2000);

10.  Võ Văn Kiệt trước khi mất từng là Thủ tướng Chính phủ thời gian QT 2 ngày (14/06/2008-15/06/2008);

11. (4’) Võ Chí Công trước khi mất từng là Chủ tịch Hội đồng nhà nước thời gian QT 3 ngày (10/09/2011-12/09/2011);

12.  Võ Nguyên Giáp trước khi mất từng là Đại tướng QĐND, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam thời gian QT 2 ngày (11/10/2013-13/10/2013);

13,  Phan Văn Khải trước khi mất từng là Thủ tướng Chính phủ thời gian QT 2 ngày (20/03/2018-22/03/2018);

14. (5’) Trần Đại Quang trước khi mất từng là Chủ tịch nước  thời gian QT 2 ngày (26/09/2018–27/09/2018);

15. (5) Đỗ Mười trước khi mất từng là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ thời gian QT 2 ngày (06/10/2018–07/10/2018);

16.  (6’) Lê Đức Anh trước khi mất từng là Đại tướng QĐND, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời gian QT 2 ngày (03/05/2019-04/05/2019);

17. (6) Lê Khả Phiêu trước khi mất từng là Tổng bí thư thời gian QT 2 ngày (14/08/2020–15/08/2020);

18. (7) (7’) Nguyễn Phú Trọng trước khi mất từng là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội thời gian QT 2 ngày (25/07/2024-26/07/2024).

Thực sự quốc tang mà được toàn dân đau thương, nhớ nhung là quốc tang  đối với  Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và xa hơn là Quốc tang của Phan Chu Trinh (潘周楨, 1872-1926) diễn ra ngày 04/4/1926 khi Việt Nam còn thuộc Pháp.

-Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (địa điểm chính diễn ra Lễ Quốc tang) từ 7 giờ đến 24 giờ ngày 25/7; từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 26/7/2024 có 434 Đoàn (= 14x31) là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng.

-Ngày hạ huyệt là 26/7/2024 nếu cộng các con số sẽ là 26+7+2+0+2+4= 42 (=14x3).

- Lương Đức Mến (BS có TK từ nhiều nguồn), sau ngày Quốc tang-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!