[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


25 tháng 10 2011

Thời điểm họ Lương đến Nam, Thanh thuộc Đại Việt lập nghiệp

Người kiến lập triều Trần
Theo Gia phả Lương Cao Hương và Lương Hội Triều thì vào thế kỷ XIII, khi người Mông Cổ diệt nhà Tống, cai trị Trung Quốc là thời kỳ mà họ Lương từ Chiết Giang 浙江 bên Bắc quốc chạy lánh nạn sang Đại Việt cư ngụ tại Thiên Trường và Thanh Hoa. Tương ứng giai đoạn đổi triều này của bên Tầu thì bên Đại Việt[1] 大越 cũng có sự đổi ngôi từ họ Lý sang họ Trần.

Thay nhà Tiền Lê (前黎氏, 980 - 1009), nhà (李朝, 1009 - 1225) với người khởi đầu là Lý Công Uẩn (李公蘊, 974–1028) là một Vương triều hiển hách trong Việt sử, tồn tại tổng cộng là 216 năm. Đây là Vương triều đã nhiều lần cất binh sang tận đất Tống thảo phạt (1022, 1059, 1060) đặc biệt là chiến công của Lý Thường Kiệt (李常傑, 1019–1105) từng làm cỏ châu Khâm, Liêm, Ung vào 12/1075, 01/1076 nhằm bảo vệ biên cương phía Bắc. Chính triều đại này từng Nam tiến đánh tan quân Chiêm (1069, 1075 và 1104), kéo dài cương thổ tới sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sát nhập khu vực Hà Giang (1014); vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Bạch (Thái) ở bắc Yên Bái, nam Lào Cai (1159) vào bản đồ Đại Việt. Nhưng do những vị Vua sau, như: Lý Anh Tông (李英宗, 1138-1175), Lý Cao Tông (李高宗, 1173–1210) bất tài nên triều đại này suy tàn dần rồi mất khi vua nữ Lý Chiêu Hoàng, khi đó 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (陳煚; 1218 –1277) vào năm 1225.
Trong loạn Quách Bốc (郭卜, ?-?) năm 1209 - 1210 thời Lý Cao Tông (李高宗, 1173–1210) vì có công dẹp loạn và tôn phò thái tử Lý Sảm 李旵 nên họ Trần (gốc làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) được trọng dụng và tham gia chính trường. Những người thuộc Trần tộc được trọng dụng có: Trần Thừa (陳承, 1184 – 1234), Trần Thủ Độ (陳守度; 1194-1264, Trần Tự Khánh (陳嗣慶, 1175 - 1223), Trần Thị Dung (陳氏庸, ?-1259). Năm 1224, Trần Thủ Độ (em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh) ép Huệ Tông (李惠宗, 1194 – 1226, có vợ là Trần Thị Dung và con gái tên là Phật Kim 佛金) lên làm Thái thượng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim (Công chúa Chiêu Thánh 昭圣公主) khi đó mới lên 7 tuổi lên làm vua, tức Lý Chiêu Hoàng (李昭皇, 1218-1278). Sau đó ông đưa con Trần Thừa là Trần Cảnh 陳煚 8 tuổi, vào hầu Lý Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để chuyển ngai. Trần Cảnh lên ngôi, lập ra triều Trần và ông vua đầu tiên này tại vị 33 năm (1225 – 1258) và 19 năm là Thái Thượng hoàng (1258-1277) sau có Miếu hiệu là Trần Thái Tông 陳太宗. Như vậy, Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý để từ đó Đại Việt có chủ mới là nhà Trần. Đồng thời, nếu không tính đến Hai Bà Trưng thì Chiêu Hoàng là Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam.
Đây là một điển hình về việc “đảo chính Cung đình” thành công mà không đổ máu, mở ra một triều đại mang hào khí mới - "Hào khí Đông A" (東阿 = 陳) rạng danh trong sử Việt!.
N Trần (陳朝, 1225 - 1400) từng có một thời đại rất hưng thịnh, đã từng đại phá quân Nguyên (, 1227-1368) từng được mệnh danh bách chiến bách thắng tới ba lần (vào các năm 1258, 1285 và 1288) cũng như bình được Chiêm Thành, mở mang bờ cõi (vùng châu Ô, châu Rí ở phía Nam, thiết lập chủ quyền tại các vùng “đệm” ở Tây Bắc); dẹp loạn trong nước (người Mường ở Quốc Oai, Đoàn Thượng ở Đường Hào, Nguyễn Nộn ở Phù Đổng…). Đây cũng là triều đại mà mối bang giao gắn với 3 triều đại kế tiếp và hùng mạnh, hiếu chiến của Trung Quốc là Tống (宋朝,  Song, 960-1127), Nguyên (, Yuan Dynasty, Dai Ön Yeke Mongghul Ulus, 1227 - 1368) và Minh (, Ming, 1368 - 1644). Nhưng sau vương triều này sụp đổ cũng bởi nạn ngoại thích và Đại Việt chuyển thành Đại Ngu do họ Hồ (胡朝,1400 - 1407) cai quản. Để rồi đất nước rơi vào thời kỳ thuộc Minh (明朝屬時代, 1407-1427) và phải 20 năm sau mới giành lại độc lập với Vương triều Hậu Lê (後黎朝, 1428 - 1788).
Chính dưới triều đại Hậu Lê dài nhất lịch sử Việt đã xuất hiện những ngôi sao sáng chói mang tộc danh Lương 梁族, vốn là hậu duệ của anh em nhà họ Lương tới lập nghiệp tại lộ Thiên Trường, trấn Thanh Hóa thời sơ Trần, là: Trực học sĩ Viện Hàn lâm Trạng nguyên Lương Thế Vinh (梁世榮, 1440 - ?), Thượng thư bộ Lại Trình Quốc công Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (梁得朋, 1472 - 1522), Đạt Quận công Lương Hữu Khánh (梁有慶, 1517 – 1590)...Đây là những vị Thủy tổ của nhiều chi phái họ Lương trên toàn cõi Việt Nam ngày nay.
Nước Đại Việt thời Lý-Trần là một quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền. Lãnh thổ Đại Việt về đại thể là vùng Bắc Bộ và một phần Trung Bộ ngày nay. Phía đông có biển và các hải đảo; phía bắc tuy còn có những động mà sự ràng buộc của triều đình chưa chặt chẽ  những đã xác định chủ quyền chung biên giới với Trung Quốc ở vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây), lúc đó thuộc nhà Tống và nhà Nguyên; Tây Bắc giáp với vương quốc Nam Chiếu (Đại Lý) ở vùng Vân Nam; phía tây giáp lãnh thổ các bộ tộc Lão Qua, Chân Lạp; phía nam đã qua Hoành Sơn kéo xuống đến Thạch Hãn (Quảng Trị) sau tới Thu Bồn (Quảng Nam) giáp vương quốc Chăm Pa (Chiêm Thành).
Như thế, nước mất, anh em họ Lương từ vùng ven biển Đại Tống (大宋, 960-1127) di cư xuống phía Nam nương đất Đại Việt ở vùng Thiên Trường và Thanh Hóa cũng là thời kỳ mà Nam quốc “thay triều đổi ngôi” bằng một cuộc "đảo chính cung đình". Một sự trùng hợp và nó có vai trò như thế nào tới sự phát triển của dòng họ?
Đã ai nghiên cứu vấn đề này chưa?

[1] Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý. Nó ra đời năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt. Nó tồn tại không liên tục bởi triều Hồ (1400-1407). Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của Lê Lợi toàn thắng, Bắc Bình vương lên ngôi (1428), lấy lại tên nước là Ðại Việt và lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế. Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1802).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!