THỜI GIAN (A:Time, P: Temps, H: 時間) là yếu tố vô cực, nó có như vốn có và sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng vũ trụ. Một đơn vị đo thời gian là một thời gian chuẩn (thường không đổi theo thời gian) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi thời gian khác. Đó là khái niệm vật lý chỉ trình tự xảy ra của các sự kiện và đo lượng (nhiều hay ít) mà sự kiện này xảy ra trước hoặc sau sự kiện kia . Thời gian chỉ có một chiều duy nhất (cho đến nay được biết đến) đó là từ quá khứ 過去, qua hiện tại 現在 và tới tương lai 未来.
Tuy
có quan niệm, có cảm thức về thời gian, nhưng không phải dân tộc nào, nước nào, thời đại nào cũng biết chia ra những mốc thời gian một cách chuẩn mực, giống nhau.
Ban đầu PHÉP ĐO THỜI GIAN còn đơn
giản, không có những dụng cụ thiên văn tối tân và đồng hồ chính xác, mà chủ yếu dùng bóng nắng bởi mặt trời tự nó là cái đồng hồ.
Để nhận
thức thời gian, qua tích lũy kinh nghiệm
cổ nhân từ khái niệm ngày (日, có mặt trời), đêm (夜, không có ánh mặt trời) ban đầu dần đến nhận xét đêm có trăng, đêm không trăng (Sóc, 朔), trăng tròn (Vọng,望) trăng khuyết hình thành nên khái niệm tháng
(月). Nhiều ngày, tháng chung một đặc trưng thời tiết hình thành nên mùa.
Các mùa tuân theo một quy luật nhất định và vòng đó gọi là năm (Niên,年). Khi cần chia nhỏ đơn vị thời
gian dưới ngày người ta chia ra giờ. Trên năm hợp thành Giáp, Hội giáp, Thập kỉ, Thế kỉ,
Thiên niên kỉ. Như vậy, chính vẻ đẹp hùng vĩ của bầu trời ban
đêm và sự chuyển dịch của Mặt trời, Mặt trăng và các hành tính đã
góp phần quan trọng cho tư thế của con người mãi mãi đứng thẳng, giúp
con người dần hoàn thiện mình và phát minh ra phép đo thời gian và cách tính Lịch.
Để nhận thức thời gian trong ngày, xưa kia cổ nhân dùng: Bóng nắng (Khuê biểu), Thủy triều, Tiếng Gà gáy,…Đồng hồ nhang (Hương triện), Đồng hồ cát (Lậu khắc), Đồng hồ nước (Lậu hồ), Đồng hồ mặt trời (Nhật quỹ), Đồng hồ sao, Bóng nắng, Thủy triều,…Từ đó hình thành nên khái niệm thông dụng đến nay là “Khắc, Canh” và một số phương pháp nhằm phân chia giờ giấc, phục vụ sinh hoạt. Toi nhớ mãi, hồi nhỏ nhà nghèo chả sắm nổi đồng hồ thế mà mẹ tôi, một nông dân mù chữ nhưng chỉ dặn qua là hằng đêm bà gọi chúng tôi dậy đi học bản thân bà dậy nổi lửa thỏi cơm, nấu cám lợn,... rất đúng giờ!
Người xưa một ngày ăn 2 bữa, bữa sáng sau khi mặt trời mọc trước ngung trung nên gọi là thực thời 食时 hoặc tảo thực 早食; bữa chiều sau khi mặt trời xế về tây trước khi lặn, gọi là bô thời 晡时.
Theo lịch cổ, người Á Đông phân chia một ngày thành 12 canh giờ. Ứng theo 12 con giáp (thống nhất với cách phân chia Ngày, Tháng, Năm theo Can Chi), mỗi một canh giờ bằng khoảng 2 giờ theo đồng hồ 24 giờ. Theo cách tính này thì mỗi giờ được đặt tên theo Can Chi gọi là “Can Chi giờ” (干支紀時法, Can chi kỷ thời pháp.. Cách phân chia và gọi tên này còn có ý nghĩa trong phong thủy, chiêm tinh và dự báo,... trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Trung Quốc nói riêng và người Á Đông nói chung. Theo đó:
Giờ Tý 子 là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, tức nửa đêm;
Giờ Sửu 丑 là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng hay nửa đêm về sáng;
Giờ Dần 寅 là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức nửa đêm về sáng đến rạng sáng, Hổ trở lại rừng sau khi đi kiếm ăn về;
Giờ Mão 卯 là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng hay rạng sáng đến sáng tỏ;
Giờ Thìn 辰 là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng tức sáng sớm.
Giờ Tỵ 巳 là từ 9 giờ đến 11 giờ sáng hay từ sáng đến gần trưa;
Giờ Ngọ 午 là từ 11 giờ đến
13 giờ trưa lúc giữa trưa, đúng Ngọ là 12 giờ trưa;
Giờ Mùi 未 là từ 13 giờ đến
15 giờ chiều là buổi xế chiều;
Giờ Thân 申 là từ 15 giờ đến
17 giờ chiều tức chiều muộn;
Giờ Dậu 酉 là từ 17 giờ đến 19 giờ tối hay chập tối, Gà lên chuồng đi ngủ;
Giờ Tuất 戌 là từ 19 giờ đến
21 giờ tối tức buổi tối;
Giờ Hợi 亥 là từ 21 giờ đến
23 giờ tối khuya từ tối muộn tới gần nửa đêm.
Từ năm 1884 người ta chia ra các múi giờ: trái đất được chia thành 24 múi xẻ dọc từ Bắc xuống Nam với kinh tuyến Greenwich làm chuẩn. Chú ý rằng việc quy đổi chỉ thật chính xác với địa phương mà KT trung tâm (ở VN là 1050 Đ) đi qua, nên mỗi mùa, căn cứ vào giờ mặt trời mọc, mà giờ Tý sẽ xê dịch khác nhau chứ không phải bao giờ cũng là từ 23-01 giờ GMT.
Bên cạnh việc phân chia một ngày thành 12 con giáp thì cổ nhân còn phân chia thời gian trong ngày khác. Đó là cách phân chia thời gian trong ngày thành 5 canh (đêm không có ánh mặt trời), 6 khắc (ngày, có ánh mặt trời).
Trong đó đêm (khi mặt
trời lặn là hoàng hôn 黄昏, sau hoàng hôn là nhân định 人定, sau nhân định
là dạ bán 夜半 (hoặc gọi là dạ
phân 夜分); sau đó là kê minh 鸡鸣, rồi muội đán 昧旦, bình
minh 平明)
thành 5 canh[1] (trống canh), ứng với các giờ Tuất 戌, Hợi 亥, Tý 子, Sửu 丑, Dần 寅. Tức là có 10
tiếng, từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau:
Canh 1 là từ 19 giờ đến
21 giờ tối (hoàng hôn 黄昏, còn gọi
là nhật tịch 日夕, nhật
mộ 日暮, nhật vãn 日晚), rơi vào giờ Tuất - Chó rất thính;
Canh 2 là từ 21 giờ đến 23 giờ đêm (nhân định 人定, còn gọi là nhân tĩnh 人静, định hôn 定昏), rơi vào giờ Hợi - Lợn ăn no, ngủ kỹ;
Canh 3 là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng (dạ bán 夜半, còn gọi là Tí dạ 子夜), rơi vào giờ Tý, Chuột phá phách;
Canh 4 là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng (kê minh 鸡鸣, còn gọi là hoang kê 荒鸡), rơi vào giờ Sửu, Trâu bắt đầu ra đồng;
Canh 5 là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng (bình đán 平旦, còn gọi là lê minh 黎明, tảo thần 早晨, nhật đán 日旦), rơi vào giờ Dần, Hổ về rừng thôi kiếm ăn.
Ban ngày (khi mặt trời mọc
gọi là đán 旦, tảo 早, triêu 朝, thần 晨; khi mặt trời lặn gọi là tịch 夕, mộ 暮, vãn 晚; giữa trưa là nhật trung 日中, chính Ngọ 正午, đình
Ngọ 亭午; thời gian gần nhật trung gọi là
ngung trung 隅中; xế chiều về gọi là trắc 昃, nhật điệt日昳) thời
gian được
chia thành 6 Khắc[2]:
Khắc 1 là từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng;
Khắc 2 là từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng;
Khắc 3 là từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa;
Khắc 4 là từ 12 giờ đến 14 giờ 20 đầu giờ xế trưa;
Khắc 5 là từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều;
Khắc 6 là từ 16 giờ 40 đến 19 giờ chiều tối.
Ngày nay, ngay học sinh tiểu học,
nhờ sách giáo khoa (kinh nghiệm thực tiễn
cộng với sự hỗ trợ của các kính viễn vọng và máy tính điện tử, khoa học Thiên
văn) cũng biết đến dưới giờ là Phút, Giây,…Chúng còn biết Điều 7 của Nghị định
Số : 134/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng
8 năm 2007 quy định về đơn vị đo
lường chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Đơn vị đo thời
gian tiêu chuẩn ở Việt Nam tuân thủ Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế
(tiếng Pháp là Système International d”Unités; tiếng Anh là The International
System of Units) là giây (kí hiệu s). Chúng cũng biết: ngoài hệ đơn vị SI, theo
quy định tại Điều 8 là: phút (min) = 60 s, giờ (h) = 60 min = 3 600 s, ngày
(d) = 24 h = 86 400 s.
Như vậy, ngoài việc chia ra các buổi (sáng, trưa, chiều, tối) thì CANH và KHẮC là đơn vị đo thời gian xưa và thực ra có thể coi đó là 2 hệ thống tính chứ làm gì có đoạn “đêm” 10 tiếng, “ngày” 14 tiếng! Cách này ngày nay ít dùng nay ít dùng. Nhưng chúng ta cần biết để hiểu rõ “đêm 5 Canh, ngày 6 khắc”.
Hơn nữa, một ngày (cả đêm) đều chia ra 24 giờ. Nhưng khi xưa, chỉ chia ra làm 12 giờ, đặt khởi điểm ở giờ Tý (nửa đêm). Ban ngày chia làm 6 giờ gọi là 6 khắc, kể từ giờ Mão đến giờ Thân (khoảng 5g sáng đến 17g chiều). Đây là thời gian quan trọng: Con người có thể lao động, con vật có thể hoạt động, kiếm ăn. Ban đêm chia ra 5 canh từ giờ Tuất đến giờ Dần (khoảng từ 19g đến 5 g sáng hôm sau) là thời gian nghỉ ngơi của con người và một số loài vật.
Mặt khác, tiếng “chiêng thu không” (thu cái không gian ban ngày lại) đánh lên vào thời điểm này để cho người dân biết là đã đến giờ đóng cửa thành, mọi người nên về nhà vì ngày xưa nhà ở luôn ở trong thành.
Cũng theo quan niệm của cổ nhân về “Âm Dương sinh diệt”, thì Dương phải lớn hơn Âm một điểm để cái diệt không bị diệt hẳn, và cũng từ cái diệt đó mà sinh khởi nên ngày có 6 khắc mà đêm chỉ 5 canh (6>5). Giờ Dậu (khoảng 17g đến 19g, chập choạng tối, gà lên chuồng,...) không thuộc về ngày cũng không thuộc về đêm, là thời điểm tranh tối tranh sáng. Như thế là đủ 12 giờ (24 tiếng hiện tại).
-
Lương
Đức Mến, BS từ nhiều nguồn TK-
[1] Về
nguồn gốc từ canh thì theo Tiết Quý Tuyên, một học giả đời Tống khoảng giữa thế
kỷ XII cho rằng: ngoài Lậu hồ và Nhật quỹ là hai dụng cụ để xem giờ, người ta
còn dùng Hương triện để xem, nhất là về ban đêm. Hương triện có thể là hương
vòng (nhang vòng). Trên hương vòng có vẽ 5 dấu để định 5 canh. Nếu muốn thức dậy
canh nào, người ta buộc một vật nặng nhỏ vào vòng hương, vào khoảng giờ muốn dậy.
Hương cháy đến đó sẽ làm rơi vật nặng ấy xuống một cái chậu đồng, gây nên tiếng
động để đánh thức người dậy. Người ta cũng có thể dùng những hộp hương khắc
hình chữ Thọ theo kiểu chữ Triện, hương cháy đến đâu sẽ cho biết đêm đã đến
canh mấy.
[2] Khắc
có nghĩa là 1 phần 100 của ngày, tức là 14 phút 24 giây. Gốc của danh từ này
này là cái thẻ mang nét khắc trỏ giờ và khắc được đặt nổi trên mặt nước của
thùng nước dưới của đồng hồ”.
Tác giả Thanh Nghị định nghĩa là 1 phần 6 của ngày, tức một
ngày bao gồm 6 khắc.
Có người trừ ban đêm 5 canh ( tức 10 giờ), còn lại 14 giờ (tức
60ph x 14 =840 phút), đem chia cho 6 khắc nên mỗi khắc có 140 phút, tức 2 giờ
20 phút !
Lại có tác giả, cho rằng: “khắc là thời gian rất ngắn”, đổi 1
khắc = 1/96 ngày = 15 phút.
Hiện được dùng không thông dụng, để chỉ khoảng thời gian bằng
1/4h, tức là 15 phút.
Có ý lý giải: Một ngày đêm được chia thành 12 canh giờ, mỗi
canh giờ lại được chia thành 60 khắc. Một khắc tương đương với 2 phút thời gian
hiện nay. Cách tính thời gian bằng khắc thường được sử dụng để đo thời gian ngắn,
ví dụ như thời gian nấu ăn, thời gian uống thuốc,...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!