[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


03 tháng 8 2024

MỘT VÀI VẤN ĐỀ TRONG TANG, HÔN CÓ NHIỀU CÁCH HIỂU

Xưa nay, người Việt rất chú ý về nghi thức trong Quan hôn tang tế  (冠婚喪祭, 4 nghi lễ quan trọng nhất trong vòng đời của một người) nên được cổ nhân thực thi khá nghiêm túc, thường có mời thầy bà am hiểu lễ nghĩa “đạo diễn” hẳn hoi chứ không đơn thuần chỉ là thuê mấy MC “hoạt ngôn” nói huyên thuyên mỗi khi trong gia đình có sự kiện như thời nay! .

Đám tang, đám ma, đám hiếu,... hay tang lễ là một nghi thức kết nối với công đoạn xử lý cuối cùng của một xác chết (khâm liệm, nhập quan, chuyển cữu, truy điệu, di quan, chôn cất hoặc hỏa táng,...). Phong tục tang lễ bao gồm sự phức tạp của tín ngưỡng và tập quán, văn hóa để tưởng nhớ và tôn trọng người chết. Có thể liên quan đến việc tiêu huỷ thân xác (hỏa táng hay thiên táng) hoặc bảo quản (ướp hay chôn cất),....

Do là nghi lễ không thể thiếu và tồn tại từ lâu đời nên một số vấn đề đã được dân gian đúc kết thành Ca dao, Thành ngữ. Ví dụ:

              1.     Tục Mũ rơm đai gai chuối

Thời xưa, đường đi chật hẹp, người mất được chôn cất ở nơi xa khu dân cư, trong rừng núi. Đã có trường hợp, người con vì quá thương xót cha mẹ, khóc lóc thảm thiết, đập đầu vào vách đá, lăn xuống vực. Để tránh tình trạng trùng tang , người ta mới đặt ra lệ phải quấn quanh đầu những vật liệu mềm, xốp để hạn chế tổn thương (tương tự việc đội mũ xe máyhiện nay). Đồng thời, ngày thường đều mặc quần áo gọn bó vào người, đến khi có tang tế phải mặc áo dài rộng, dễ vướng gai góc nên phải có dây đai mà dây gai, dây chuối là những vật liệu dẽ kiếm tìm.

Ngày nay đường xá rộng rãi, dễ đi, việc đưa tang phần lớn bằng xe,...nên tục này trở lên lỗi thời, nhiều nơi đã bỏ mũ rơm đai chuối chỉ còn “chống gậy”.

2. Lệ “Cha đưa mẹ đón” là một tục lệ thường thấy trong đám cưới. Tuy nhiên nguồn gốc của phong tục trên lại xuất phát từ trong đám tang, được liệt kê vào sách Thọ Mai Gia Lễ.

Tục này được chép lần đầu trong Việt Nam văn hoá sử cương ( 1938) của Đào Duy Anh, sau đó ở mục Phát dẫn trong cuốn Đất lề quê thói của Nhất Thanh:  trong đám cha thì chống gậy tre tròn đi trước linh cữu còn đưa đám mẹ thì chống gậy vông đẽo vuông bưng miệng đi giật lùi.

Theo tâm lý: cha thường nghiêm nên con chỉ biết lẽo đẽo theo sau mà khóc, không dám vượt lên phía trước đón ngăn lại như đối với mẹ.

Theo quan điểm “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo cho rằng việc người con trai đi trước linh cữu mẹ - dù bưng miệng đi giật lùi, vẫn là hình ảnh khẳng định vai trò chỉ đường dẫn lối của người đàn ông trong gia đình.

Từ lý thuyết âm dương: con trai mặc trở đằng sống lưng, chống gậy tre bởi thân tre tròn biểu tượng dương, chống gậy vông trong đám tang mẹ mặc trở sống lưng vào bởi cây vông đẽo vuông, biểu tượng âm.

Do đây là một tục lệ dân gian nên chắc chắn luôn có những biến thể theo chiều dài thời gian và chiều rộng không gian.

Nhìn chung là, ở nhiều vùng người mẹ chồng sẽ lánh mặt một thời gian khi cô dâu bước vào nhà nhưng lại là người đón con dâu về với gia đình tạo không khí thuận hòa giữa đôi bên và tạo thiện cảm mẹ chồng con dâu.

Trong các đám cưới hiện nay, người cha thường có mặt trong đoàn tiễn con gái về nhà chồng, nhưng đoàn rước dâu thường không có mẹ chồng (chỉ xuất hiện trong lễ xin dâu và ra về ngay trước đi đoàn rước dâu đến). Mẹ chồng sẽ ở nhà mình để đón con dâu vào phòng Tân lang tân nương.

3. Tục “Cha tre mẹ Vông

Sách “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính chép: “Cha mất thì con giai chống gậy tre, mẹ mất thì chống gậy vông. Con giai nào mất trước rồi thì con giai người ấy phải chống gậy thay cha, hoặc con nào đi vắng thì treo cái gậy ấy ở đầu đòn đại dư. Nếu không có con giai thì ai vào ăn thừa tự phải chống gậy”. Giải thích việc này có mấy thuyết:

Theo phong thủy: gậy tre hình tròn tượng cho trời, trời thuộc về dương, chỉ người cha; còn gậy vông đẽo vuông tượng trưng cho đất, đất thuộc về âm, đất thuộc về âm, chỉ người mẹ. Điều này là một cách biểu trưng của hiếu đạo, xem trọng công đức sinh thành cao như trời, rộng bằng đất.

Theo quan điểm “trọng nam khinh nữ”  là công cha nặng hơn nghĩa mẹ.

Về mặt sinh lý Cha-Con có cách đốt (qua người Mẹ) nên dùng gậy tre (có từng đốt); Mẹ-Con là “liền khúc ruột” bởi con nằm trong bụng mẹ tới “9 tháng 10 ngày” nên dùng gậy vông, không có đốt. Những nơi không tìm được cây Vông có thể thay bằng cây Sắn đã róc bỏ các mắt cuống lá đi.

Cũng vì tục này nên có con trai còn gọi là có thằng chống gậy” !.

4. Lệ “Người quay ra ma quay vào

Vấn đề để đầu thi xác người thân vừa mất quay ra hay quay vào rất dễ gây tranh luận bởi khác nhau từng vùng, miền, dòng họ. Nhìn chung là:

Sau khi tắt thở, thi xác được đưa từ trên giường “trở về với đất”.

Khi Khâm Liệm (bó buộc thi hài) để thi thể đầu hướng vào trong nhà.

Khi nhập quan xoay ngược lại để khách đến viếng vái đầu chứ không vái chân, nhất là đối với người mất là nữ giới.

5. Chú ý: Khi thắp hương (nhang) thờ cúng, đặc biệt là cúng người mới mất, không được thắp hương vòng vì nếu thắp hương vòng, hồn người chết sẽ quẩn quanh, không thể siêu thoát (!?). Hơn nữa, những nén hương sau (của mình hay người khác) thắp nên cắm dưới các vòng hương của cây hương vòng cháy gây đứt vòng làm vòng hương rơi xuống dễ gây hỏa hoạn, chưa kể rất phản cảm và tâm lý “trùng tang” !

Thực ra, xưa quy định trong những ngày để tang cha mẹ, người con trưởng không được phép đi xa, thường gọi là “cư tang” (居喪ở nhà chịu tang) nếu thắp hương vòng, có thể ra khỏi nhà suốt ngày nên chỉ thắp hương nén. Trước khi đi ngủ, thay hương nén bằng hương sào (que hương lớn và dài hơn, có thể cháy trong  4, 5 giờ, đủ qua đêm).

6. Vĩ thanh: Lệ tục trong Tang, Hôn có lắm việc và hầu như đã được ổn định nâng lên thành Ca dao, Thành ngữ,…nhưng biên soạn lại thì quá dài và từng Lệ, Tục đã có bài riêng lưu tại Blog này nên không chép lại thêm nữa.

-Lương Đức Mến, BS từ nhiều nguồn TK và TN, 29/6/Giáp Thìn-

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!