[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


16 tháng 4 2024

Tìm hiểu về VŨ TRỤ VÀ THỜI GIAN

Trước khi đi sâu vào nghiên cứu về ứng dụng của Triết học cổ trong việc Lựa ngày, Chọn đất, Dự đoán vận số,… cần biết một số quan niệm của cổ nhân về Thế giới quan quanh ta và Lịch cũng như Phép làm lịch xưa.

       1. Vũ trụ:

Từ rất xa xưa, qua quan sát người cổ đại đã nhận ra được các sự việc xẩy ra có trình tự trước sau và thấy sự thay đổi của sáng, tối, đêm; của thời tiết, khí hậu. Đồng thời cũng dần nhận thức được sự thay đổi đó luôn gắn với sự chuyển vận của mặt Trời, mặt Trăng, các hành tinh và các vì sao.

Thời cổ đại, người Trung Hoa nhìn lên bầu trời thấy các ngôi sao và các hành tinh đều là các đốm sáng như nhau nên gọi là “sao” (, tinh). Nhưng khi thấy vị trí của các hành tinh này trên bầu trời qua mỗi đêm là khác nhau nên nghĩ rằng có những ngôi sao có thể di chuyển gọi là “hành tinh” 行星 (hành là đi, di chuyển, tinh là ngôi sao), còn những ngôi sao khác gọi là “định tinh” 定星.

Theo Thiên văn học hiện đại thì: “hành tinh là một thiên thể, có kích thước đáng kể, xoay chung quanh một ngôi sao hay, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để diễn ra phân rã nhiệt của deuterium và có khối lượng lớn hơn khối lượng cần thiết trong định nghĩa hành tinh trong Hệ mặt trời”. Thuật ngữ này, ở các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức... đều có nguồn gốc từ chữ planetes (Πλανήτης) của tiếng Hy Lạp. Planetes có nghĩa là “dân du mục”. Còn “ sao là một thiên thể chứa chủ yếu vật chất ở trạng thái plasma, khối lượng khoảng từ 1020 đến 1040 kg, duy trì ở nhiệt độ hàng nghìn độ K, do đó tỏa ra bức xạ vật đen tương ứng có cực đại trong phổ nhìn thấy đến UV gần, nhờ các phản ứng nhiệt hạch trong lòng. Các ngôi sao thường có hình dạng gần hình cầu, tự duy trì trạng thái cân bằng thủy động lực học, nhờ sự cân bằng giữa áp suất bức xạ điện từ phát ra từ bên trong với trường hấp dẫn của bản thân”.

Do thói quen du nhập từ Trung Quốc nên tên các thiên thể trong tiếng Việt đều bị gọi là “sao” , không cần biết nó là ngôi sao, hành tinh, hay hành tinh lùn.

Theo Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (International Astronomical Union), 8 hành tinh sau đây được chấp nhận như hành tinh chính thức của Thái Dương Hệ: Thủy Tinh , Kim Tinh , Địa Cầu - cùng với vệ tinh của nó là Mặt Trăng ☽/☾, Hỏa Tinh - cùng với 2 vệ tinh của nó là Deimos và Phobos, Mộc Tinh   - cùng với 63 vệ tinh của nó, Thổ Tinh   - cùng với 47 vệ tinh của nó, Thiên Vương Tinh - cùng với 27 vệ tinh của nó , Hải Vương Tinh - cùng với 13 vệ tinh của nó.

Nó tương ứng với các nguyên tố trong Ngũ hành là 5 hành tinh (thứ tự từ Mặt trời ra) : Thuỷ 水星, Kim 金星, Hoả 火星, Mộc 木星, Thổ 土星.

Các sao và hành tinh giúp con người nhận rõ sự biến đổi của thời gian là:

Mặt Trời (太陽,Thái Dương) là một ngôi sao ở trung tâm của hệ Mặt Trời và ở gần Trái đất nhất. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời, cũng như các thiên thể khác bao gồm các hành tinh khác, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi và bụi.

Đó là một ngôi sao thuộc chuỗi chính của biểu đồ Hertzsprung-Russell, với cấp quang phổ G2, có nghĩa là nó trong một mức độ nào đó nặng và nóng hơn các ngôi sao trung bình nhưng nhỏ hơn rất nhiều so với các sao xanh khổng lồ. Các sao G2 là nằm trên chuỗi chính và có tuổi thọ khoảng 10 tỷ năm (10 Ga), và Mặt Trời đã hình thành cách đây khoảng 5 Ga (5 tỷ năm) trước theo như kết quả tính toán của ngành niên đại vũ trụ học. Mặt Trời quay xung quanh tâm của Ngân Hà ở khoảng cách khoảng 25.000 đến 28.000 năm ánh sáng tính từ tâm thiên hà này, nó hoàn thành một chu kỳ quay vào khoảng 226 Ma (226 triệu năm). Vận tốc quỹ đạo là 217 km/s, có nghĩa là 1 năm ánh sáng bằng 1.400 năm và 1 đơn vị thiên văn (AU) bằng 8 ngày di chuyển của nó.

Nó được viết là “nhật” trong Hán tự và vì vai trò của Mặt trời nên chữ này còn dùng để chỉ “ngày”.

Ký hiệu thiên văn của Mặt Trời là một vòng tròn với một chấm ở tâm  .

Trái Đất (地毬,Địa Cầu), là hành tinh thứ ba trong Thái Dương Hệ tính từ Mặt Trời trở ra. Địa Cầu là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh có đất và đá của Thái Dương Hệ. Cho đến nay đây là nơi duy nhất trong toàn vũ trụ được biết là có sự sống. Tuổi của Địa Cầu được ước lượng vào khoảng 4,6 tỷ năm. Loài sinh vật có tri giác chính của Trái Đất là loài người (Homo sapiens sapiens). Ký hiệu của Trái Đất là hình chữ thập viền tròn, đại diện cho đường kinh tuyến và xích đạo; một biến thể khác là hình chữ thập ở trên hình tròn Unicode: hay . Thời gian cần thiết để trái đất quay đủ một vòng quanh quỹ đạo mặt trời - là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 46 giây và đó là năm dương lịch.

Kí hiệu Thiên văn học của Trái đất là /.

Mặt Trăng (太陰,Luna), là một vệ tinh có đất đá tương tự như các hành tinh tương đối lớn, có kích thước khoảng 1/4 đường kính, “trẻ tuổi” hơn và là vệ tinh của Trái Đất.

Kí hiệu Thiên văn học của Mặt Trăng☽/☾.

Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng sinh ra thủy triều trên Trái Đất. Hiệu ứng tương tự trên Mặt Trăng dẫn đến sự giam giữ bởi thủy triều của nó: chu kỳ tự quay của Mặt Trăng bằng với chu kỳ quay quanh Trái Đất. Kết quả là nó luôn luôn hướng một mặt về Trái Đất.

Khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, các phần khác nhau trên mặt nó được chiếu sáng bởi Mặt Trời, nên có các pha của Mặt Trăng: phần sẫm trên bề mặt được phân cách bởi phần sáng bằng đường phân cách mặt trời.

Mặt Trăng có thể phù hợp cho sự sống do có thời tiết trung bình. Các chứng cứ hóa thạch và giả lập bởi máy tính chỉ ra rằng độ nghiêng trục của Trái Đất được ổn định bởi tương tác thủy triều với Mặt Trăng. Không có sự ổn định này để chống lại các mômen xoắn do tác động của Mặt Trời và các hành tinh khác tới Trái Đất, người ta cho rằng trục quay của Trái Đất có thể không ổn định và hỗn loạn, giống như trên Hỏa Tinh. Nếu trục quay của Trái Đất gần với mặt phẳng quỹ đạo, khí hậu Trái Đất có lẽ sẽ cực kỳ khắc nghiệt do tạo ra sự sai biệt theo mùa cực lớn. Một cực sẽ gần như hướng thẳng tới Mặt Trời trong mùa hè và ngược lại trong mùa đông. Các nhà khoa học cho rằng khi đó phần lớn các loại hình sự sống cao cấp sẽ bị hủy diệt. Điều này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi và các nghiên cứu tiếp theo về sao Hỏa - giống với Trái Đất về chu kỳ tự quay và độ nghiêng trục, nhưng không có mặt trăng lớn hay lõi lỏng - có thể cung cấp các thông tin bổ sung.

Mặt Trăng là vừa đủ xa để khi nhìn từ Trái Đất, có kính thước góc biểu kiến giống như Mặt Trời (Mặt Trời lớn hơn 400 lần, nhưng Mặt Trăng thì lại gần hơn 400 lần). Điều này cho phép có các nhật thực toàn phần cũng như nhật thực hình khuyên diễn ra trên Trái Đất.

Các chu kỳ của mặt trăng là do chuyển động của nó xoay quanh trái đất cùng lúc với trái đất xoay quanh mặt trời. Chuyển động này dễ nhận biết nên có liên quan tới việc đo lường thời gian; mặt trăng được gọi là nguyệt , là một tuần trăng, nghĩa là một tháng (cũng ghi bởi chữ ). Các chu kỳ của mặt trăng không tương ứng với các chu kỳ của mặt trời nên tuy việc sử dụng mặt trăng làm đơn vị thời gian này khá đơn giản (ngày, đêm, tháng), nhưng không có cơ sở để tính các tiết khí phục vụ trồng trọt. Do vậy Tiết khí 節氣 phải tính theo Lịch Dương; là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15° tương ứng khoảng 14-16 ngày.

Sự chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất, sự  tự quay quanh trục của Trái đất và việc chúng tự xoay xung quanh Mặt trời hình thành nên hiện tượng “sáng”, “tối”, thay đổi khí hậu trên mặt đất.

Cần nhắc lại câu nói của Nhà hiền triết Paracelsus (Bác sĩ Philippus Aureolus Theophrastus Bombastus von Hohenheim, 1493-1541): “Thượng Đế đã tạo dựng các hành tinh và các ngôi sao không phải để chúng thống trị con người, nhưng để chúng cũng như các tạo vật khác, vâng phục và phục vụ con người”.

      2. Thời gian:

Hiện tượng mặt đất được chiếu “sáng” hay chìm trong bóng “tối” và có sự thay đổi khí hậu (nắng, mưa, nóng, ấm, mát, lạnh,…) diễn ra theo một quy luật mà từ xa xưa con người đã nhận thức được. Đồng thời cuộc sống đặt ra cho con người cần phân biệt những gì thuộc về quá khứ, những gì đang diễn ra và những gì sẽ diễn ra tiếp theo. Từ đó hình thành nên khái niệm Thời gian 時間.

Đó là yếu tố vô cực, nó có như vốn có và sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng vũ trụ. Một đơn vị đo thời gian là một thời gian chuẩn (thường không đổi theo thời cuộc) dùng để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi thời gian khác. Đó là khái niệm vật lý chỉ trình tự xảy ra của các sự kiện và đo lượng (nhiều hay ít) mà sự kiện này xảy ra trước hoặc sau sự kiện kia.

3. Tuy có quan niệm, có cảm thức về thời gian, nhưng không phải dân tộc nào, nước nào cũng biết chia ra những mốc thời gian một cách chuẩn mực, tức định ra Phép đo thời gian. Khi đo thi gian ca mt hot động, một vận động cn thc hin các bước đo thời gian sau:

-        Ước lượng khong thi gian cn đo;

-                      Chn đơn vị đo phù hp;

-                      Hiu chnh đơn vị đo;

-                      Thc hin việc đo thi gian;

-                      Đọc và ghi kết qu mi ln đo rồi tổng hợp lại.

Hệ thống để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày được gọi là “lịch. Cách tính lịch gọi là Lịch pháp 曆法 gắn liền với thiên văn, với chiêm tinh học, là sản phẩm quan trọng mà các nền văn minh tối cổ như Trung Hoa, Ai Cập, Babilon, Hy Lạp đạt được. Quyển sách ghi lại lịch, đếm ngày, để ghi chép công việc, để tính toán sự biến chuyển của các mùa gọi là Lịch thư (H: 曆書, A: Almanac, P:Almanach).

Để nhận thức thời gian, qua tích lũy kinh nghiệm cổ nhân từ khái niệm ngày (, có mặt trời), đêm (, không có ánh mặt trời) ban đầu dần đến nhận xét đêm có trăng, đêm không trăng (Sóc, ), trăng tròn (Vọng, ) trăng khuyết hình thành nên khái niệm tháng (). Nhiều ngày, tháng chung một đặc trưng thời tiết hình thành nên mùa (quý, 季). Các mùa tuân theo một quy luật nhất định và vòng đó gọi là năm (Niên,). Khi cần chia nhỏ đơn vị thời gian dưới ngày người ta chia ra giờ (thời, ) .

Trên năm hợp thành Giáp, Hội giáp, Thập kỉ, Thế kỉ, Thiên niên kỉ. Như vậy, chính vẻ đẹp của bầu trời ban đêm và sự chuyển dịch của Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh, ngoài  góp phần quan trọng cho tư thế của con người mãi mãi đứng thẳng, giúp con người dần hoàn thiện mình còn giúp con người phát minh ra phép đo thời gian và cách tính Lịch.

Ban đầu phép đo thời gian còn đơn giản, không có những dụng cụ thiên văn tối tân và đồng hồ chính xác, mà chỉ có cái thước và đôi mắt, chủ yếu dùng bóng nắng bởi mặt trời tự nó là cái đồng hồ!  Ví dụ để đo điểm Đông chí, cổ nhân cắm một cây gậy xuống đất (hay xây một cái tháp), ghi xuống chiều dài của bóng lúc nó ngắn nhất (tức là lúc giữa trưa) vài ngày trước và sau Đông chí, rồi dùng một phép nội suy (interpolation) để tính ra thời điểm Đông chí một cách chính xác. Càng gần Đông chí, mặt trời giữa trưa càng thấp và bóng giữa trưa càng dài. Cách tính Đông chí của  Tổ Xung Chi (429-500,祖冲之): trục x là thời gian, trục y là chiều dài của bóng gậy lúc giữa trưa của một ngày (bóng ngắn nhất trong ngày đó), mỗi điểm là một ngày. (a) Vẽ đường xéo nối hai điểm, (b) vẽ đường ngang từ một điểm bên kia cho tới đường xéo a, (c) trung điểm đường ngang là Đông chí.

 Về sau, với sự hỗ trợ của các kính viễn vọng và máy tính điện tử, khoa học Thiên văn đã tính chính xác ngày, tiết từng vùng, điểm trên trái đất. Do trái đất quay quanh trục một góc 600 hết 1 ngày nên hiện nay, để thuận tiện cả thế giới đã dùng chung một loại lịch và phân chia ra 24 múi giờ. Do đó một nơi ở sát phía Đông kinh tuyến 1800 tức là Đường Đổi ngày Quốc tế (International Date Line), ví dụ đảo Fidji, ăn tất cả các lễ tết Dương lịch sau một nước ở sát phía tây KT 1800 , ví dụ đảo Samoa gần đó, là 23 giờ, tức là gần một ngày. Việc đó cũng tương tự như Việt Nam có năm ăn Tết Nguyên đán 元旦節 trước Trung Quốc một ngày (thực sự là trước 23 giờ).

thời cổ: xưa kia cổ nhân dùng: Đồng hồ nhang, Đồng hồ cát, Đồng hồ nước, Đồng hồ mặt trời, Đồng hồ sao, Bóng nắng, Thủy triều…Cổ nhân cũng chưa biết tới Giây, Phút, Giờ,…và các đơn vị đo như trên mà sử dụng khái niệm “Khắc, Canh” và một số phương pháp nhằm phân chia giờ giấc, phục vụ sinh hoạt. Mà thông dụng đến ngày nay là:

Phân chia thời gian trong ngày thành 5 canh (Canh 1 là từ 19 giờ đến 21 giờ tối; Canh 2 là từ 21 giờ đến 23 giờ đêm; Canh 3 là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng; Canh 4 là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng;  Canh 5 là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng). Khi trời chưa sáng đêm chia thành 6 Khắc (Khắc 1 là từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng; Khắc 2 là từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng; Khắc 3 là từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa; Khắc 4 là từ 12 giờ đến 14 giờ 20 đầu giờ chiều; Khắc 5 là từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều; Khắc 6 là từ 16 giờ 40 đến 19 giờ chiều tối).

Nhưng phổ biết trong Đông phương và tồn tại đến nay, ảnh hưởng nhiều đến phong thủy, Dịch lý là phép chia theo Thập nhị thời thần 十二时辰 đề cập sau đây:

4. Đơn vị thời gian cổ cần biết:

Khi mặt trời mọc gọi là đán , tảo , triêu , thần ; khi mặt trời lặn gọi là tịch , mộ , vãn ; giữa trưa là nhật trung 日中, chính Ngọ 正午, đình Ngọ 亭午; thời gian gần nhật trung gọi là ngung trung 隅中; xế chiều về  gọi là trắc , nhật điệt日昳; khi mặt trời lặn là hoàng hôn 黄昏, sau hoàng hôn là nhân định 人定, sau nhân định là dạ bán 夜半 (hoặc gọi là dạ phân 夜分);  sau đó là kê minh 鸡鸣, rồi muội đán 昧旦, bình minh平明.

Người xưa một ngày ăn 2 bữa, bữa sáng sau khi mặt trời mọc trước ngung trung nên gọi là thực thời 食时 hoặc tảo thực 早食; bữa chiều sau khi mặt trời xế về tây trước khi lặn, gọi là bô thời 晡时.

Một ngày đêm chia ra 12 giờ nên 1 giờ Can Chi bằng 2 tiếng theo cách tính hiện đại như sau:

- Giờ Tí : dạ bán 夜半, còn gọi là Tí dạ 子夜: thời thần đầu tiên trong thập nhị thời thần. (hiện đại từ 21 giờ đến 1 giờ)

- Giờ Sửu 丑時: kê minh 鸡鸣, còn gọi là hoang kê 荒鸡: thời thần thứ 2. (hiện đại từ 1 giờ đến 3 giờ).

- Giờ Dần 寅時: bình đán 平旦, còn gọi là lê minh 黎明, tảo thần 早晨, nhật đán 日旦: đây là khoảng thời gian đêm và ngày giao nhau. (hiện đại từ 3 giờ đến 5 giờ).

- Giờ Mão 卯時: nhật xuất 日出, còn gọi là nhật thuỷ 日始, phá hiểu 破晓, húc nhật 旭日: tức lúc mặt trời vừa mọc đang từ từ lên. (từ 5 giờ đến 7 giờ theo cách gọi ngày nay).

- Giờ Thìn : thực thời 食时, còn gọi là tảo thực 早食: thời gian người xưa “triêu thực” 朝食 cũng chính là thời gian ăn bữa sáng. (từ 7 giờ đến 9 giờ theo cách gọi ngày nay).

- Giờ Tị 巳時: ngung trung 隅中, còn gọi là nhật ngu 日禺: lúc gần trưa gọi là ngung trung 隅中. (từ 9 giờ đến 11 giờ theo cách gọi ngày nay).

- Giờ Ngọ 午時: nhật trung 日中, còn gọi là chính Ngọ 正午, trung Ngọ 中午: (từ 11 giờ đến 13 giờ theo cách gọi ngày nay).

- Giờ Mùi 未時: nhật điệt 日昳, còn gọi là nhật điệt 日跌: mặt trời xế về tây  nhật điệt 日跌. (từ 13 giờ đến 15 giờ theo cách gọi ngày nay).

- Giờ Thân 申時: bô thời 晡时, còn gọi là nhật phô 日铺, tịch thực 夕食. (từ 15 giờ đến 17 giờ theo cách gọi ngày nay).

- Giờ Dậu 酉時: nhật nhập 日入, còn gọi là nhật lạc 日落, nhật trầm 日沉, bàng vãn 傍晚: ý nói mặt trời lặn về núi. (từ 17 giờ đến 19 giờ theo cách gọi ngày nay).

- Giờ Tuất 戌時: hoàng hôn 黄昏, còn gọi là nhật tịch 日夕, nhật mộ 日暮, nhật vãn 日晚: lúc này mặt trời đã lặn sau núi, trời sắp tối đen, vạn vật mông lung, cho nên gọi là hoàng hôn黄昏 (từ 19 giờ đến 21 giờ theo cách gọi ngày nay).

- Giờ Hợi 亥時: nhân định 人定, còn gọi là định hôn 定昏. Lúc này đêm đã khuya, mọi người cũng đã dừng mọi hoạt động, nghỉ ngơi, đi ngủ. Nhân định 人定cũng là nhân tĩnh 人静. (từ 21 giờ đến 23 giờ theo cách gọi ngày nay.

Sau đó lại tiếp vòng Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Cách đặt tên ngày, tháng, năm theo Can Chi cũng tương tự và sẽ viết kỹ sau.

5. Hiện nay ở Việt Nam:

Theo Điều 7 của Nghị định Số : 134/2007/NĐ-CP ngày  15  tháng  8  năm 2007 quy định về đơn vị đo lường chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Đơn vị đo thời gian tiêu chuẩn ở Việt Nam tuân thủ Hệ đơn vị SI là hệ đơn vị đo lường quốc tế (tiếng Pháp là Système International d”Unités; tiếng Anh là The International System of Units) giây (kí hiệu s).

Còn đơn vị đo lường chính thức ngoài hệ đơn vị SI, theo quy định tại Điều 8 là: phút (min) = 60 s, giờ (h) = 60 min = 3 600 s, ngày (d)  = 24 h = 86 400 s, trên nữa là tuần (W) = 7 ngày (= 168 h = 10080 m = 604800 s). Đây là những hệ số quy đổi mà ai cũng cần biết.

Trong lý thuyết tương đối của Albert Einstein, đại lượng ct, với c là vận tốc ánh sáng và t là thời gian, được coi như là một chiều đặc biệt thêm vào cho không gian ba chiều để tạo thành không-thời gian. Việc cho thêm chiều thời gian giúp việc định vị các sự kiện được dễ dàng khi hệ quy chiếu thay đổi, tương tự như định vị các điểm trong không gian ba chiều cổ điển.

-         Lương Đức Mến, tái soạn 07/3/Giáp Thìn 2024-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!