[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


19 tháng 2 2024

Lại chuyện DỐT HAY NÓI CHỮ!

Trên đường về quê lên, dãy hàng ghế bên cạnh có mấy ông bà “sồn sồn” hay chuyện. Chắc họ “người nhà quê” nên nói khá to, chuyện trò rôm rả!

Dù “chả muốn nghe”, nhất là “nghe trộm” nhưng cái giọng oang oang của họ cứ đập vào tai, va vào đầu và tự dưng mình nghĩ: các cụ xưa nói cấm có sai !.

Xin chia sẻ hai câu gây “ấn tượng” mạnh nhất, đặc biệt là đã thấy họ (và có khi là nhiều người) dùng chưa chuẩn nhưng lại rất “khoái trá” vì sự “hay chữ” của mình.

Câu thứ Nhất Bách niên giai lão

Về mặt từ nguyên:  Theo Hán Việt, “Bách niên giai lão” được giải nghĩa là lời chúc vợ chồng mới cưới sống lâu hòa hợp đến trăm tuổi hay “cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già”.

Đây là thành ngữ gốc Hán, được ký âm bởi những chữ 百年皆老.Trong đó,  bách là “một trăm” (bách hoá, bách khoa, bách phát bách trúng,…); niên là “năm, hoặc tuổi” (niên học, niên khoá,..; bạn vong niên, vị thành niên,…); lão là “già, người già” (lão hoá, lão suy, …; bô lão, dưỡng lão, kính lão đắc thọ) tương đối thông dụng, dễ hiểu; chỉ có từ giai là khó hiểu. 

Trong Hán Việt, có ít nhất  16 chữ Nho cùng được các cụ ta đọc là “giai” (, , ,  , , , , , , , , , , , , 鵻). Và tất nhiên ở đây giai không phải là “con giai” (là nam gii viết bởi chữ ), một yếu tố thuần Việt, cũng không phải là “đẹp”, “tốt” (là chữ 佳, như các từ giai nhân (người đẹp), giai điệu (điệu nhạc hay, đẹp), giai thoại (câu chuyện hay),…)hay chữ giai là “bậc” , 階 (trong giai cấp, giai tầng, giai đoạn, âm giai, văn giai,…) mà ở đây là chữ với ý nghĩa là “đều”, “cùng nhau”. 

Trong tiếng Hán, giai lão đã xuất hiện từ bộ Kinh thi. Trong bài Kích cổ (擊鼓, Đánh trống) ở thiên Bội phong 邶風 Khổng Tử (孔子, 551 tCn - 479 tCn) san định có câu “Chấp tử chi thủ, Dữ tử giai lão 執子之手, 與子偕老; tạm dịch là: Nắm chặt tay em, Cùng em (sống đến già)”. Như vậy thành ngữ “bách niên giai lão” có nghĩa “cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già”.

Hiện nay, thành ngữ thường dùng trong đám cưới hay chúc vợ chông mới cưới, mong họ có hạnh phúc bền lâu, sống với nhau đến lúc đầu bạc răng long, thuỷ chung, hạnh phúc.

Trong văn hóa Việt Nam, người xưa quan niệm “một trăm năm để chỉ toàn bộ thời gian mà một người sống trên cõi đời” (“Nhân sinh bách tuế vi kỳ”, ). Thực tế, không mấy ai sống được đến trăm tuổi. Trăm năm không phải là con số cụ thể mà biểu trưng cho một đời người, cho tuổi thọ của một người với ngụ ý là rất nhiều năm.

Như vậy, theo nghĩa đen, câu thành ngữ trên được hiểu là cùng nhau già đi đến một trăm tuổi. Từ đó, ta có thể hiểu nét nghĩa bóng của câu thành ngữ này là chúc phúc, mong muốn đôi vợ chồng có được cuộc hôn nhân hạnh phúc viên mãn đến cuối đời.

Song, cũng phải thừa nhận bách niên giai lão là thành ngữ khó, chữ giai với nghĩa “cùng nhau” chỉ được tiếng Việt mượn dùng duy nhất trong thành ngữ này, chưa đi vào tiềm thức người Việt.

Câu thành ngữ này vốn mang tính văn chương nhiều hơn tính khẩu ngữ. Có thể chúc cô dâu chú rể những câu chúc tương tự như:

    Chúc hai bạn trăm năm hạnh phúc, bách niên giai lão nhé!

    Chúc hai bạn một đời một kiếp, bách niên giai lão, bách niên hảo hợp.

    Chúc cho đôi trẻ có cuộc sống hôn nhân viên mãn, bách niên giai lão.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng, dùng đúng thành ngữ này, kể cả một số người, cơ quan, đoàn thể đòi hỏi “học cao, hiểu rộng”, chuẩn mực trong phát ngôn hay ban hành văn bản!.

Trần Hạo (陈浩, 1264 – 1339), một viên quan nhà Nguyên (元朝, 1271–1368) giải thích câu 人生百歲為期 là “人寿以百年为期, 故曰期 “Nhân thọ dĩ bách niên vi kì, cố viết kì” tức con người sống thọ lấy 100 tuổi làm hạn độ, cho nên gọi là “kì”. Từ câu Bách tuế vi kỳ (H: 為期, A: Hundred years are the limit of life, P: Cent ans sont la limite de la vie) này nên trong đám cưới, cổ nhân thường chúc cho đôi vợ chồng mới cưới được bách niên giai lão (H: 百年皆老, A: To live together in throughout life, P: Vivre ensemble dans toute la vie), nghĩa là chúc hai người sống bền chặt bên nhau suốt đời. 

Tiếc rằng, nay nhiều người đã mang ra sử dụng trong đám chúc Thọ mà người được chúc lại mất “nửa bên kia rồi”!. Khi Chúc Thọ mẹ tôi (2018) cũng có người dâng câu này. Thừa ủy quyền của mẹ, tôi tiếp nhận và đã “gửi lại, không dám dùng” bởi bố tôi đã mất trước đó hai chục năm (1997) rồi!.

“Bách niên giai lão” không những chúc hạnh phúc lứa đôi đối với người mới cưới, còn trẻ, mà nhấn mạnh ý “cùng nhau vui sống đến già hay ở tuổi già”.

Để dùng đúng trong các cảnh huống, cần thay “Bách niên giai lão bằng dùng câu chúc thông thường “Chúc bà mạnh khoẻ sống lâu” như chúc trẻ nhỏ “hay ăn chóng lớn” ! Chứ đừng chúc thọ cụ bà, tức nói về một người, một đối tượng trong khi cụ ông đã mất mà đưa yếu tố giai (= cùng nhau; một người không thể cùng nhau) vào đây là không thể chấp nhận được !.

Câu thứ Hai Thành kính phân ưu là câu thành ngữ trong đám tang thường trưng trên các vòng hoa, bức trướng, thể hiện sự kính trọng của người đến viếng.

Từ nguyên:

 “Thành” có ít nhất 8 chữ mà âm Hán Việt đều đọc là “thành” gồm: , , ,,,,,郕. Trong đó, ở câu này phải dùng chữ với ý nghĩa từ thành tâm, thật thà.

“Kính” có 21 Hán tự cùng được cổ nhân phiên âm là “kính”, gồm: , 倞,, , , , , , , , , , , , , , , , , , và trong ngữ cảnh này là chữ (bộ phác 攴) với nghĩa là kính trọng, cung kính, kính dâng.

  “Phân ưu” 分憂 là từ Việt gốc Hán ( = chia; = lo, buồn), đối dịch là “chia buồn”, cũng là nghĩa từ vựng của từ này. Tuy nhiên, các nhà biên soạn từ điển vẫn có sự khác nhau trong cách giải nghĩa: chia buồn với gia đình có tang một cách trang trọng

. Tổng hợp lại “Thành kính phân ưu” có nghĩa là đồng cảm với nỗi buồn và chia sẻ nỗi buồn ấy một cách thành tâm. Tức là nói với người còn sống (là thân chủ của tang quyến).

Nhưng xét kỹ về mặt ngữ nghĩa thì:

Người đã hóa thành “ma” thì dù già trẻ thế nào đều được “người trần mắt thịt” dùng chữ “kính” với tâm niệm “Cái quan định mệnh”!...

Còn thân nhân của họ đang sống có khi là “vai dưới” người đi viếng, ta “chia buồn” là đủ thì sao phải “thành kính” ?

Đành rằng việc “phân ưu”, “chia buồn” và “viếng”, “điếu tang” thường diễn ra khó phân đoạn, phân biệt ngữ nghĩa. Nhưng nên nhớ rằng, đến “viếng” người chết hay có mặt trong đám tang đã là một cách chia buồn với người sống: ngược lại, “phân ưu”, “chia buồn” với người sống, cũng là thể hiện lòng thương cảm đối với người chết.

Tuy nhiên, khi nói và viết, tùy từng tình huống, phải phân biệt rạch ròi “chia buồn” (an ủi, chia sẻ nỗi đau với người sống, với gia tang) và “điếu”, “viếng” (dâng hương, bái lạy, thể hiện lòng thành kính, xót thương người đã chết, là thân nhân bạn bè, thuộc cấp hoặc thủ trưởng mình). Chứ không thể có chuyện ngược lại.

Tiếng Việt vốn rất phong phú nên đã có từ “chia buồn” rất thông dụng, chính xác, dễ hiểu thì đâu cần phải dùng “phân ưu”, “thành kính phân ưu” để thay thế; đang dùng “viếng”, “kính viếng” chính xác như vậy, sao lại thay bằng “phân ưu”, “thành kính phân ưu” vừa xa lạ, xã giao, lai căng kệch cỡm lại khó hiểu và tối nghĩa đến vô nghĩa, thậm chí sai hoàn toàn!

Vài lời nôm na, tỏ bày mong được lưu tâm hưởng ứng!

-         Lương Đức Mến, 10 tháng Giêng Giáp Thìn-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!