[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


15 tháng 2 2024

32 năm ngày GIỖ CÔ

Hôm nay, ngày 06 tháng Giêng là ngày Ngựa[1], tiễn “Thần Nghèo”  nhưng với Đại gia đình tôi, là ngày tưởng niệm Cô ruột tôi[2] ra đi (1992-2024) về với cõi Vĩnh hằng.

Kỷ niệm ngày trở lại Lào Cai:

Sau gần 5 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI đề ra, đất nước đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng. Nhưng trong nước khủng khoảng kinh tế, xã hội vẫn chưa chấm dứt trong khi tình hình thế giới có những diến biến hết sức phức tạp: Liên Xô, các nước Đông Âu tiến hành Cải tổ dẫn đến tan vỡ. Đảng và Nhà nước đã có những quyết sách quan trọng để đối phó với những khó khăn, thử thách mới. Trong đó có những vấn đề về quan hệ với Trung Quốc liên quan mật thiết với gia đình tôi. Chính tư tưởng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai đã trở thành cú hích thúc đẩy công cuộc đổi mới và sự phát triển toàn diện của đất nước, quê hương và trong mỗi gia đình.

Tiếp theo việc thực hiện Thông báo số 118/BBT ngày 19/11/1988 của Ban Bí thư về việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước và Chỉ thị số 08 của Hội đồng Bộ trưởng về vấn đề cho nhân dân vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc qua lại thăm thân, ngày 01/10/1991, thực hiện Quyết định số 70 của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá 8 (họp từ 22/7 đến 12/8) tỉnh HLS được chia thành Lào Cai và Yên Bái. Lúc này Lào Cai có 8 huyện và 01 Thị xã với 180 xã, phường, thị trấn[3]. Là một tỉnh nghèo và thị xã tỉnh lỵ hầu như chỉ còn là bãi hoang lau sậy và mìn !

Tách tỉnh là sự mong đợi của nhiều người, nhưng lại là nỗi lo của nhiều người vì sợ phải đi “khai hoang”. Với tôi, đi ở đều được, hai bên đều ở Lào Cai nên đi là thuận. Có điều hồi đó vợ tôi đang theo học chuyên tu (vẫn có danh sách đi Lào Cai). Khi về Sở Giaó dục lại đóng ở Phố Lu cách chỗ tôi trú quân hai chục cây số,  nên có khó khăn hơn. Cuối tháng 8, vợ tôi nghỉ học đưa 2 cháu con chúng tôi lên Phong Niên ở với bố mẹ tôi, liên hệ trường học (Chị lớp 3, em vào lớp 1).

Ngày 7/10/1991[4] phòng tôi rời Yên Bái. Cả dụng cụ nhà tôi và phương tiện của phòng vừa một xe tải. Thị xã tỉnh lị không còn chỗ đóng quân, các cơ quan ở rải rác 3 nơi:  Phố Lu, Tằng Loỏng, Cam Đường. Lực lượng CA cũng thế:  Khối CSND tập kết ở khu Cung ứng Cam Đường. Trực thuộc ở Tằng Loỏng, ANND ở Phố Lu. Sắp xếp ổn định, tôi về đón 2 con lên. 3 bố con vừa ở vừa làm việc 1 gian, các chú khác trong phòng ở 1 gian. Vừa chưa ổn định chỗ ở đã bắt tay ngay vào việc. Cuối năm tham gia việc bảo vệ đ/c Phạm Tâm Long lên công tác.

Cô tôi:

Người khách đầu tiên bố con tôi tiếp tại nơi ở mới là cô Thị. Bà là chị gái bố tôi, lấy 2 đời chồng (Nguyễn Văn Tề và Nguyễn Văn Đườn),  sinh đẻ nhiều nhưng nuôi đến trưởng thành chỉ có chị Phường và anh Thanh (Tầu). Năm 1962 cô lên Sơn Hải, 1966 chuyển sang Phong Niên gần nhà tôi, Đến khi anh Ruân (chồng chị Phường) tái ngũ cô lại về Sơn Hải nhưng chuyển vào Khánh Địa. 

Cô đảm đang, có trách nhiệm với việc họ, việc làng, chỉ tội hơi “khó tính”,  ít hợp với con cái. Nhưng bù lại cô rất chiều và quí tôi. Thuở nhỏ đã vậy, lớn lên cũng thế. Hồi mới theo gia đình lên khai hoang tại Phong Niên, Bảo Thắng (02/1964), tôi đã qua Phố Lu, ngược sông, sang ở với Cô và theo học lớp 2, năm học 1964-1965 tại Sơn Hải cùng huỵện Bảo Thắng nhưng ở bên Hữu ngạn sông Hồng. Hồi chúng tôi còn ở thị xã Yên Bái (1981-1991, tỉnh lị tỉnh Hoàng Liên Sơn thời kỳ 1978-1991), Cô đã từng xuống đó thăm vợ chồng tôi. Khi tách tỉnh, gia đình tôi đến Tx Cam Đường hôm trước, 3 hôm sau Cô lên thăm ngay.

Cô có 2 đời chồng :

- Đời chồng trước : Người làng Yên Tử, Tiên Lãng, đi lính (làm tới Cai, tục gọi là Cai Tề) và chết trận ở Cao Bằng (kị 23/8). Do kinh tế khó khăn, hoàn cảnh xa quê nên họ mạc ở quê còn ai gia đình con cháu sau này cũng không biết được. Với ông này, bà sinh nhiều bận, đến trưởng thành còn 1 là Phường. Khi ông Cai Tề mất, bà đem  con về bên ngoại (Làng Hương) buôn bán với mẹ đẻ. Khi tái giá đem theo con gái về Lang Thượng.

- Đời chống thứ hai: Ông người Lang Thượng, Mĩ Đức, An Lão, tên là Nguyễn Văn Khuể (Đườn). Mất 27 tháng Giêng năm Ất Mùi (19/02/1955). Sinh nhiều nhưng lớn lên chỉ còn 1 nam là Tầu.

Các con:

- Con gái: Nguyễn Thị Phường:

Sinh năm 1945, có chồng là  Phạm Bá Ruân, bộ đội phục viên người cùng làng. Năm 1962 lên Sơn Hải, Bảo Thắng. Đến 1967 P.V. Ruân tái ngũ[10] và hi sinh năm 1969. Từ năm 1995 chuyển từ Khánh Địa ra An Tiến, Sơn Hải đến 11/2008 BCHTW Đoàn và xã tặng tiền xây nhà tình nghĩa.

Từ 2015 ốm đau hoài. Chị mất 09/01/2023 (tức 18 tháng Chạp, thứ Hai vào ngày Mẹ đẻ tôi được xã tổ chức trao Thư Chúc Thọ của Chủ tịch nước)

Chị sinh 6 con, hiện nay còn 4: 2 Gái, 2 trai.

- Con trai: Nguyễn Văn Thanh: thủa nhỏ  mọi người trêu là “ngố tầu” và thành tên là Tầu, lớn đổi là Thanh. Hồi nhỏ học kém. Do đó học đến lớp 4 là  bỏ Từng đi TNXP, Bộ đội nhưng chỉ làm lính. Tháng 12 năm1975, xuất ngũ về Nông trường Phú Xuân, khi NT giải tán làm ruộng tại Khánh Địa, Sơn Hải. Đông con, vụng tính nên cũng chật vật. Tốt bụng nhưng đôi lúc quá “vô tư”, hay “bốc”. Tháng 6/2000 cùng con trai đi khai thác đá thuê cho X 80 ở Sa Pa. Nổ mìn bị tai nạn bị gẫy 8 Xương sườn, điều trị mãi mới tạm ổn. Cùng ngày còn em vợ Thắng chết tại chỗ, Toàn bị chấn thương sọ não hết BV tỉnh đến BV Việt Đức, rồi về nằm tại BV huyện, cứ hôn mê thế rồi mất.

Vợ N.V.Thanh là Nguyễn Thị Đê, con ông Đa người Tiên Lãng vốn đã từng lên khai hoang ở Khánh Địa, Sơn Hải đến 1976 về lại quê. Nguyễn Thị Đê mất 21/3/2011, tức 17/02 Tân Mão.

Từ 2017 lấy vợ 2 tên là Tho chuyển cư trú tại: thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Với chị Đê, sinh 5 con, các cháu đều ít được học hành: Con cả là Thắng: đi BĐ sau về,  đã có vợ (Lan-con ông Cảnh, ở cùng Đội) được 4 gái, nhà ở Khánh Địa, Sơn Hải. NVT mất cuối tháng 10/2023 do K. Toàn tử nạn tháng 6/2000 để lại vợ và 1 con trai. Vợ Toàn tái giá và được 1 gái (sinh 2007). Toản: Đi bộ đội, khi về lấy vợ tên là Nhận người Tuyên Quang, dân tộc Cao Lan. Ban đầu định lập nghiệp tại đó đến 2000 lại chuyển lên Khánh Địa.Tới 2004 lại về Tuyên Quang rồi 2007 lại quay về Khánh Địa. Sen: Chồng là Gần. Được 2 con, sống ở Xuân Quang (cùng huyện Bảo Thắng). Từ 2015 chuyển sang Sơn Hải, chồng mất 2016. Tuyến: vợ là Hợp, được 1 trai, nhà ở Khánh Địa.

Nhớ ngày Cô ra đi

Cô Thị mất 5 giờ 30 sáng 06-Giêng, Nhâm Thân (Chủ nhật 9/02/1992), khi tôi vẫn đóng quân ở Khu Cung ứng Mỏ (Cam Đường). Đám tang Cô được gia đình lo chu toàn, trong đó có đóng góp không nhỏ của Cha tôi, anh Nghía (con ông Đanh, gọi cô là Thím ruột) và tôi.

Hôm cúng 49 ngày có cả Sư thày từ Nam Hà lên làm lễ (Sư lên Chùa bên PN, tiện dịp,  mẹ và dì tôi nhờ sang cúng giúp).

Mộ ban đầu táng tại Khánh Địa, Sơn Hải gần nhà anh Thanh ở. Đến ngày 27/12/2007 (đêm 18 rạng 19/11 Đinh Hợi): gia đình thực hiện việc cải táng cho cháu Nguyễn Văn Toàn[5] đã kết hợp chuyển mộ Cô ra nghĩa địa chung của thôn.

Vĩ thanh

Nhanh thật, khi ấy cậu cả nhà tôi mới học Lớp 1, con chị lớp 3 nay cả 2 đã thành Thạc sĩ và lên bố, thành mẹ cả rôi! 

Cô ra đi đã hơn Ba Chục năm (1992-2024) nhưng vào tuổi 70 tôi yếu hẳn nên hôm nay không thể về Sơn Hải thắp hương cho Cô được, ngồi nhớ lại và gõ mấy dòng này để tưởng niệm cô!

- Lương Đức Mến, ngày 15/02/2024



[1] Từ thời Tần – Hán (221 tCn-220), theo quan niệm truyền thống thì mùng 1 là ngày của Gà, mùng 2 là ngày của Chó, mùng 3 là ngày của Lợn, mùng 4 là ngày của Dê, mùng 5 là ngày của Bò, mùng 6 là ngày của Ngựa và mùng 7 là ngày của Người.  Ngày 06 còn được gọi là ngày “Ấp Phì”, là ngày đầu tiên bắt đầu làm việc trong năm mới, quét dọn sạch sẽ tất cả, “xua đuổi ma nghèo”. 

[2]Quê tôi, chị của bố gọi bằng cô!

[3] Lúc đầu có 1 Thị xã (Lào Cai) và 8 Huyện  (Bảo Thắng,  Bảo Yên,   Bắc Hà,  Bát Xát,  Mường Khương,  Sa Pa,  Văn Bàn,   Than Uyên). Đến năm 1993 Tx Lào Cai tách ra thành Tx Lào Cai và Tx Cam Đường. Đến 9/2000 Huyện Si Ma Cai được tái lập. Sau khi Than Uyên về Lai Châu (12/2003),  Lào Cai còn 1 Tf là Lào Cai (lên Tf 1/2005), 7 huyện là :   Sa Pa,  Bát Xát,  Mường Khương,  Bảo Thắng,  Bắc Hà,  SiMaCai,  Văn Bàn.

[4] Theo Quyết định số 150/QĐ-BNV ngày 16/9/1991 thì bộ máy của CA tỉnh Lào Cai có 20 phòng ban, PC 21 thuộc BCHCS gồm tôi Trưởng phòng (QĐ số 21 do Đại tá Hoàng Tuyển kí ngày 21/9/1991).Phòng có 6 người (QĐ số 36 kí ngày 10/9/1991):  Mến, Quang, Quý, Nghĩa, Giang, Tú . 

[5] Tử năm 6/2000 do bị tai nạn nổ mìn ở Sa Pa đúng dịp giỗ Thím tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!