[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


24 tháng 12 2023

NOEL LÀ NGÀY NÀO ?

Mặc dù,cho đến nay, chưa có bất kỳ tài liệu nào khẳng định chắc chắn Chúa Jesus sinh vào ngày 25/12 nhưng nhiều người cho rằng, hôm đó là ngày chúa Jesus ra đời nên ngày này là ngày Chúa Giáng sinh (Noel, Christmas).

Nhưng dân chúng thường tổ chức Kỷ niệm ngày Giáng sinh từ 24/12 bởi theo quan điểm của người Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày là hoàng hôn chứ không phải nửa đêm và vì vậy, Chúa ra đời theo lịch Do Thái là từ hoàng hôn của ngày 24/12 (“có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất”). Như vậy, đêm 24/12 sẽ là thời điểm “lễ vọng” được tổ chức nhằm thu hút đông đảo người tham gia.còn  ngày 25/12 mới chính là ngày Giáng sinh chính thức.  

Chú ý rằng, người Do Thái ngày nay hiện đang dùng cả 3 loại lịch, dương lịch (lịch phổ thông hay lịch Gregorian) lịch dân dụng (Civil Calender) sử dụng cho cuộc sống thường ngày và lịch Do Thái (Jewish Calender) dùng để tính các ngày lễ đó và lịch này trễ hơn lịch dân dụng 7 tháng.

Vào thời Chúa Jesus thì người ta chia một ngày thành tám canh khác nhau mỗi canh là 3 giờ, bốn canh ban đêm (Mặt trời lặn tức 18 giờ đến khi mặt trời mọc) và bốn canh ban ngày (từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn).

Trở lại ngày Chúa giáng sinh, chúng ta chỉ biết Chúa sinh vào một đêm tối, trong máng cỏ ở chuồng gia súc của một quán trọ tại ở Bethlehem xứ Judea và một số người chăn chiên nhận được tin báo của thiên sứ nên đã tìm đến để thờ phụng Chúa. Nhưng do bị cấm đoán nên các tín đồ Cơ đốc đã bí mật chọn 25/12 - trùng đúng vào ngày lễ “Thần Mặt trời” (Feast of The Sol invictus) của người La Mã là ngày lễ Giáng sinh.

Sau đó,  vào khoảng năm 312, hoàng đế La Mã Constantine I quyết định bỏ đa thần giáo, cho hủy bỏ lễ thờ Thần Mặt Trời và từ đó, những người Cơ đốc đã có thể thoải mái ăn mừng ngày Chúa Giê-su ra đời. Lần đầu tiên Lễ Giáng Sinh được tiến hành tại La Mã Cổ đại theo ghi chép của các văn bản song đến năm 354, ngày 25/12 mới chính thức trở thành ngày lễ Giáng sinh. giáo hội vào đầu thế kỷ thứ tư đã ấn định ngày sinh của Chúa là 25 tháng 12 tương ứng với ngày Đông chí trên lịch La Mã.

Tới ngày 24/12/1818 bài bài hát Giáng Sinh là bài ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG của tác giả Josef Mohr và Franz Gruber lần đần tiên được biểu diễn tại một nhà thờ Áo. Từ đó, ngày 25/12 trở thành ngày LỄ GIÁNG SINH CỦA NHÂN LOẠI.

Nói 25/12 này là Noel 2023 là đúng với lịch nhưng bảo là Noel 2024 cũng chẳng sai bới các nước Âu Mỹ khi chúc mừng này thường kèm câu Chúc mừng Năm mới: Merry Christmas and Happy New Year mà năm mới là 2024 chứ đâu phải 2023 nữa! Mà Lễ Giáng sinh ta thường theo tục Tây” chứ tục ta nặng về ngày Phật đản hơn ! Viết đến đây tôi chợt nghĩ: thì ra ngày sinh của 2 Đấng Tối cao đứng đầu 2 Tôn giáo có đông tín đồ nhất lại do người đời sau đặt ra! Như vậy mọi việc gọi là linh thiêng cũng đều do con người cả!

Tại Việt Nam, dù không phải là ngày nghỉ chính thức nhưng Giáng sinh vẫn được coi như một ngày lễ chung, được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12 và là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đặc biệt là những người Công giáo thì chuẩn bị tham dự thánh lễ tại thánh đường giáo xứ hoặc giáo họ của mình.

Năm 2023 này, ngày Lễ Giáng sinh năm nay sẽ được diễn ra vào đêm Chủ nhật ngày 24/12/2023 đến hết thứ Hai ngày 25/12/2023.

-Lương Đức Mến, đêm về sáng 24/12/2023-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!