[XEM GIA PHẢ][ PHẢ KÝ ][ THỦY TỔ ][PHẢ ĐỒ ][ TỘC ƯỚC ][ HƯƠNG HỎA ][TƯỞNG NIỆM][ THÔNG BÁO GIỖ]

Kính lạy các đấng Thần linh, Tiên Tổ và các bậc phụ thờ theo Tiên Tổ :
Phù hộ, Ban phúc, Chăm sóc cho GIA TỘC ngày càng phát triển; luôn An khang Thịnh vượng, Phúc khánh lâu bền
và Phù hộ, Chỉ giáo cho hậu sinh hoàn thành BỔN PHẬN cũng như TÂM NGUYỆN của mình
-*-
Trong nhiều bài viết có chứa các ký tự Tượng hình (chữ Hán, chữ Nôm).
Nếu không được hỗ trợ với Font đủ, bạn có thể sẽ chỉ nhìn thấy các ký hiệu lạ.


19 tháng 9 2018

QUÊ, HỌ HÀNG và BỐ VỢ

1. Quê hương Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam:
Hà Nam là vùng đất cổ được thành lập ở cấp tỉnh vào ngày 20/10/1890 bởi Nghị định số 569 của toàn quyền Đông Dương trên cơ sở sáp nhập phủ Liêm Bình (gồm các huyện Nam Xang, Thanh Liêm, Bình Lục) cùng 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (thuộc tỉnh Nam Định) vào Phủ Lý Nhân cùng hai tổng Mộc Hoàn và Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên thuộc tỉnh Hà Nội. Như vậy Hà Nam khi mới thành lập là địa bàn của phủ Lý Nhân mở rộng về phía Hà Nội và Nam Định. Lúc này Hà Nam có 5 huyện là Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục và Duy Tiên.
Năm 1965, Hà Nam và Nam Định sáp nhập thành tỉnh Nam Hà. Đầu 1976, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1992, tỉnh Hà Nam Ninh chia tách thành Nam Hà và Ninh Bình. Năm 1997 Nam Hà chia tách thành Hà Nam và Nam Định. Lúc này Hà Nam gồm 5 huyện là Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục và thị xã Phủ Lý. Toàn tỉnh gồm 114 xã, phường, thị trấn.
Lý Nhân là một huyện được lập cùng thời khi lập tỉnh Hà Nam 河南(1890) và mang tên huyện Nam Xang  昌 bao gồm các Tổng: Văn Quan 文關, Mạc Xá 幕舍, Trần Xá 陳舍, Vũ Điện 禹甸, Ngu Nhuế 虞芮, Công Xá 公舍, Thổ Ốc 土沃, An Trạch 安宅, Đồng Thuỷ 潼水. Ngày 31/3/1923, huyện Nam Xang lấy tên Lý Nhân, là huyện thuần nông.
Sau nhiều lần tách nhập nay nằm ở phía đông bắc Hà Nam, là giao điểm của bốn tỉnh Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình. Phía đông huyện giáp tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp huyện Bình Lục, phía bắc giáp huyện Duy Tiên. Huyện nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Châu Giang (dân gian còn gọi là sông Tắc) nên hay bị ngập lụt. Lý Nhân một số di tích lịch sử và di tích văn hóa được Nhà nước xếp hạng. Đó là đền Trần Thương (xã Nhân Đạo), đền Bà Vũ (xã Chân Lý), đình chùa Cao Đà (xã Nhân Mỹ), khu tưởng niệm nhà văn liệt sĩ Nam Cao tại xã Hòa Hậu. Đây là những địa điểm hấp dẫn khách du lịch đến Lý Nhân. Lao động của huyện chủ yếu sống bằng nghề nông kết hợp với một số ngành nghề truyền thống như dệt, sản xuất đồ mộc, làm bánh đa nem...
Chính Lý nguyên là đất tổng Mạc Xá 幕舍 (gồm 2 xã Mạc Xá thượng 幕舍上 và Mạc Xá hạ 幕舍下) thuộc huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nội trước năm 1831.
Đây là xã thuần nông nằm phía Tây Bắc huyện Lý Nhân, Đạo-Đời đan xen. Phía Bắc giáp huyện Duy Tiên, Phía Tây giáp xã Hợp Lý, Văn Lý của huyện Lý Nhân, phía Nam giáp huyện Lục, phía Đông giáp xã Nguyên Lý và Công Lý của Lý Nhân. Do nằm kẹp giữa vòng cung sông Châu Giang (bên kia là quê ngoại Duy Tiên) và giáp với sông Hồng (bên kia là đất Hưng Yên, Thái Bình) nên hay bị lụt điển hình trận vỡ đê năm Canh Tuất 12/7/1910 làm ngập trắng huyện và dân Chính Lý phải vào đồng lập ra xóm mới!
2. Họ mạc:
Do Gia phả thất lạc nên không tìm được Viễn Tổ, Ngũ Đại Tổ và từ đâu đến lập nghiệp tại đây.
Chiếu từ Tổ Bốn đời là Phạm Văn Mẳn (kị 30/8), Cụ bà Đỗ Thị Diễm (kị 26/6). Xác định đây là Đời thứ Nhất. Các cụ nhà nghèo, mất đã lâu, mộ đặt ở nghĩa địa rìa Xóm 8 ngoài cánh đồng, nhưng không ai nhớ chính xác là mộ nào.
Ngày 27/6 Bính Tuất (Thứ Bẩy 22/7/2006) lần đầu tiên tổ chức giỗ Cụ bà tại nhà Liệt sĩ Phạm Văn Ngữ (Trưởng thế). Đông con cháu, cả cháu ngoại 3 đời về dự. Đã tính đến chuyện xây Từ đường, xây lại mộ Tổ. Nhưng không xác định chính xác được đâu là mộ cụ bà đâu là mộ chồng bà Nhường nên quan viên họ đành chịu.
Đời thứ Hai: Các cụ sinh 4 nữ, 2 nam là: P.T.Long, P.Văn Tuệ (Kị 06/10), P.T.Nhường, P.Văn Báu, P.T.Tý và P.T. Tỵ .
Đời thứ Ba: P.T.Long lấy chồng họ Trần sinh Hoan, Hoàn, Chức, Quyền, Sang. T.V.Quyền sinh T.V.Đoàn chuyển lên Xuân Quang, Bảo Thắng ở từ 1974. T.T. Chức sinh Cảnh, Sáng ở lại quê. T.V.Sang lên Cam Đường, Lào Cai từ lâu sau chuyển Hà Nội; còn T.V.Quân ở Tổ 7 Bình Minh, tf Lào Cai; Ân, Huy, Hiệu, Trường đều ở Hà Nội.
P.V.Tuệ có 2 vợ: bà cả là Trần Thị Liễu sinh ra P.Văn Hướng (vô tự), P.Văn Hường, bà hai là Nguyễn Thị Hồi sinh ra P.Văn Ngữ.
P.T.Nhường lấy chồng cùng quê là N.V.Ninh sinh 2 Nam (Rượu, Nhiệm), 1 nữ (Nhị) đều ở Xóm 8.
P.Văn Báu có 2 vợ: bà cả là Trần Thị Sảnh sinh ra P.V.Hiển, bà hai là Nguyễn Thị Sảng sinh ra P.V. Hiền, P.T. Lành, P.V. Viễn, P.T.Tư.
P.T.Tý lấy chồng làng bên là Nguyễn Phúc Khang sinh một nữ là Phương, 1 nam là Khai làm nghề dạy học tại quê.
Các cụ còn người con nuôi họ Đỗ, con cháu ở ngay quê.
Đời thứ Tư :
Nội tộc: P.Văn Hướng (vô tự), P.Văn Hường, P.Văn Ngữ - P.V.Hiển, P.V. Hiền, P.V. Viễn.
Ngoại tộc: con các bà, mang họ Trần, họ Nguyễn.
Trên Lào Cai có Chú Hiền và cô Tư (con ông Báu, là chú ruột bố) hiện ở Xuân Quang Bảo Thắng! Ngoài ra  còn có bác Quyền, bác Sang là con bà Long (chị gái ông nội vợ tôi) ở Cam Đường; chú Phương, chú Khai con bà Tý (em gái ông nội vợ tôi)  ở Tằng Loỏng. Trừ chú Hiền, cô Tư luôn giữ quan hệ còn mấy bác, mấy chú kia tuy ở Lào Cai và tuy là ngoại nhưng mới 2 đời song ít qua lại!
Các chú Hiển, Lành, Viễn (anh ruột cô Tư), Chú Rượu, Nhiệm, Nhị (con bà Linh, cô ruột bố) vẫn ở quê.
Đời thứ Năm:
Chi Trưởng: Phạm Ngọc Hồng, Phạm Văn Mạnh, Phạm Văn Cửu, Phạm Thị Cậy, Phạm Thị Mến, Phạm Thị Tám, Phạm Thị Bình.
Phạm Văn Duyên, Phạm Văn Tiên, Phạm thị Huê.
Chi Thứ: Con các chú: Hiển (ở Bắc Giang), Hiền (ở Xuan Quang), Viễn (quê)
Đời thứ Sáu:
Phạm Văn Hiến,...và các em ở Lào Cai, quê,...
Các cụ còn người con nuôi họ Đỗ, con cháu ở ngay quê.
Đời thứ Bẩy: ....
3. Về cụ Phạm Văn Hường
3.1. Cụ quê ở Xóm 8, Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Hầu như cả làng đều theo Đạo Thiên chúa. Bà mất khi bố mới 2 tuổi, do cảnh dì ghẻ con chồng nên bố lúc thì sang bà Ninh, khi thì tới ông Báu và sau đó thì ở  dì ruột là bà Điều. Chính bà Điều là người làm phép cho bố có Đạo. Nhưng sau khi bà mất, bố trở lại “Đời” như trước. Chính vì chuyện “Đạo, Đời” thiếu ổn định này và lại thêm ông bà mất sớm nên bố ít nhớ chi tiết về gia tộc. Qua nhiều lần gợi chuyện, chắp nối lại tôi mới dựng được Phả hệ Phạm tộc từ đời cụ Tứ đại. Ngay như ngày mất của cụ Phạm Văn Tuệ, bố bảo là 13/10 nhưng ở quê lại nói là 06 (?).
Cuộc đời bố rất vất vả. Lớn lên đã không biết mặt cha mẹ. Năm 19 tuổi bị tai nạn quay mía khi làm du kích cụt 1/3 trên cánh tay Trái. Ở quê khó khăn, năm 1967 đưa gia đình lên Chính Tiến, Gia Phú khai hoang (Lúc đó mới có Hồng, Cậy, Mến, Mạnh, Tám). Khi thành lập Nông trường Phú Xuân vào Nông trường được một năm thì nghỉ do già yếu. Thời đắp đập Chính Tiến, hồ ngập nước đi lại rất khó khăn. Vừa tạm ổn thì cuộc chiến 2/1979 nổ ra, cả nhà dắt díu nhau về quê nương nhờ bên ngoại ở Duy Tiên. Khi yên cuộc, trở lên Lào Cai làm lại từ đầu.
Đến năm 1984 con trai cả là Hồng mua nhà cho các cụ chuyển ra Xuân Tư thì đi lại có dễ hơn. Trong trận mưa lớn hè 1995 do sạt đồi, trôi mất cả nhà (may mà không ai việc gì) , một lần nữa lại “trắng tay”!. Hai cụ làm lều vẫn bám trụ, quyết không ra. Sau một "chiến dịch" dài của các con, bố mẹ mới ra ở với con cả.
Ông mắc bệnh Hen Phế quản mãn tính. Khi tôi về làm dể đã thấy nặng rồi. Nhưng cụ rất tham việc và ham làm trực tiếp, ít muốn chỉ huy. Nghe kể hồi ở quê chuyên đi chợ. Dịp 1985 đi công tác Bát Xát tôi mua 100 ống Adrenalin về để cụ dùng dần! (hồi đó thuốc men hiếm lắm).  Sau này tôi có dùng một đợt Pretnisolon kéo dài được một thời gian. Tháng 7/1996 người mệt nặng. Chính vì việc này nên tôi hay phải về do đó tôi đã kí sẵn 04 tờ Thông báo kết luận giám định Giấy Hải quan. Lợi dụng 4 tờ này VQV và TQH đã làm bậy. Nhờ có  bạn bè giúp, phát hiện sớm, trình bày trung thực nên tôi không bị kỉ luật chỉ mất CSTĐ.
Sáng Thứ Hai ngày 23/9/1996, nhận điện thoại, vợ chồng tôi về và đến nhà lúc 6 giờ, bố đã không nói được gì. Người tắt thở lúc 8 giờ kém 16 phút (Thu phân ngày 11 tháng Tám năm Bính Tý). Không biết vì lí do gì mà anh Hồng bảo bố thọ 79, theo tôi chỉ 74, 75 tuổi.
Ngày 20 tháng mười Một Canh Thìn (15/12/2000) đã cải táng. Mộ xây cạnh nơi hung táng có gắn bia, ảnh. Việc gắn ảnh lúc đầu mọi người chưa thông (vì chưa có "phong trào"), sau xuôi! Ngày 20 tháng mười Một Canh Thìn (15/12/2000) đã cải táng, mộ xây cạnh nơi hung táng có gắn bia, ảnh. Ốp gạch ngày 17/12/2003 (24/11 Quý Mùi) đúng năm Hải Thương nhập học HVCS
Trong dịp giỗ lần thứ 10 (11/8/Bính Tuất 2006) hậu duệ của cụ Long đến.
3.2. Anh em:
- Ruột: Bà nội vợ tôi là Trần Thị Liễu sinh được 2 anh em. Vì bác Hưởng mất sớm, nên vợ tôi không có anh, chị họ 2 đời.
Bà Hai là Trần Thị Hồi sinh ra chú Ngữ, có lên Lào Cai ở và chơi sau về quê và mất 18 tháng Chạp năm Đinh Mùi (1967).
Bà sinh một trai là Phạm Văn Ngữ, đi bộ đội lái xe Đoàn C20 - BQP ở quê và hi sinh ngày 14/02/1967 tại Quảng Bình. Thím Huệ vẫn ở vậy nuôi 3 con là Duyên, Tiên, Huê.
Sau thời gian tìm kiếm, con trai chú đã tìm được phần mộ. Chiều 10/12/2014 làm lễ cất bốc tại Nghĩa trang Liệt sĩ Kỳ Anh, Hà Tĩnh đưa về quê.  Sáng 11/12/2014 tại Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam làm lễ truy điệu và an táng trong Nghĩa trang Liệt sĩ quê nhà.
- Anh em họ đã viết ở trên.
Con cháu và chuyện khác mọi người đã rõ, không nhắc lại!
Như vậy:
1. Chúng ta thuộc dòng trưởng của Cụ Tổ lập ra họ Phạm Chính Lý. Chú Duyên ở quê cúng giỗ là Trưởng thế!
2. Giống như quê hương, nhà ta cũng Đạo-Đời xen kẽ nhưng việc thờ cúng Tổ tiên bên Đạo nay cũng rất cẩn trọng (qua đám tang bà Cầm) do vậy cần phải chấn chỉnh lại! Trách nhiệm thuộc về Trưởng, dù còn nhỏ, vai vế thấp vẫn là “trưởng” đó là trời bầu! Các chú có lớn, có giầu vẫn phải theo!
3. Còn sống, bố nghèo quá, lại yếu, mất một tay nên tự ti không dám tổ chức cúng giỗ chứ không phải ông không muốn tìm về cội nguồn! Tại sao tôi dựng được Phả đồ họ ta là do nhiều lần về, gợi hỏi, (rất khó nghe do cụ thều thào) rồi chép lại, có đối chiếu lịch sử và hỏi mọi người! Cốt ở cái Tâm! Đã cúng phải khấn cho đúng vai vế!
4. Ngày nay không quá phân biệt nam nữ, đứng nói chúng tôi là gái!
5. Cả họ chỉ truy tìm được đến cụ Mẳn, suy tôn cụ là Tổ Nhất nên khi cúng xưng là Hậu duệ tôn và gọi các cụ là:
- Đệ Nhất đại Tổ: Phạm Văn Mẳn, Tổ tỉ Đỗ Thị Diễm
- Đệ Nhị đại Tổ: + Phạm Văn Tuệ, Tổ Tỉ Trần Thị Liễu, Nguyễn Thị Hồi;
+ Phạm Văn Báu, Tổ Tỉ Trần Thị Sảnh, Nguyễn Thị sảng.
- Đệ Tam đại Tổ: Phạm Văn Hường, Tổ Tỉ: Đỗ Thị Phường.
- Đệ Tứ đại: Phạm Ngọc Hồng.
Ghi chú: Nếu PV Hiến khấn thì Tam tổ gọi là Tổ khảo Phạm Văn Hường, Tổ Tỉ: Đỗ Thị Phường; Tứ Tổ gọi là Hiển khảo Phạm Ngọc Hồng.
- Nếu PV Mạnh, P.V.Cửu  khấn thì Tam tổ gọi là Hiển khảo Phạm Văn Hường, Hiển Tỉ: Đỗ Thị Phường; Tứ Tổ gọi là Hiển huynh khảo Phạm Ngọc Hồng.
 -Rể thứ Lương Đức Mến, ngày Tiên thường nhạc phụ Mậu Tuất 2018-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!

Cám ơn bạn đến thăm nhà


Vui nào cũng có lúc dừng,
Chia tay bạn nhé, nhớ đừng quên nhau.
Mượn "Lốc" ta nối nhịp cầu,
Cho xa xích lại, để TRẦU gặp CAU.


Mọi thông tin góp ý, bổ sung, đề nghị sửa trao đổi trực tiếp hay gửi về:
Sáng lập, Thiết kế và Quản trị : LƯƠNG ĐỨC MẾN
(Đời thứ Bẩy dòng Lương Đức gốc Chiến Thắng, An Lão, Hải Phòng - Thế hệ thứ Hai phái Lào Cai)
ĐT: 0913 089 230 - E-mail: luongducmen@gmail.com
SN: 328 đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Kính mong quan viên họ và người có Tâm, có Trí chỉ bảo, góp ý thêm về nội dung và cách trình bày
Bạn có thể đăng Nhận xét dưới mỗi bài với "Ẩn danh".
Còn muốn đăng nhận xét có để lại thông tin cá nhân thì cần đăng kí tài khoản tại Gmail .
Chúc bạn luôn Vui vẻ, Hạnh phúc, May mắn và Thành đạt!