![]() |
Tranh ST trên In |
Dịp này bận, viết
sẵn lưu lại đây để vợ con chuẩn bị.
1. Đồ vàng mã:
- Mũ ông Công ba
cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì
có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Năm nay Đinh Dậu nên dùng
mầu Đỏ (Hỏa), sang năm Mậu Tuất dùng mầu Đen[1](Thổ).
- Cây Vàng, cây
Bạc (thay cũ).
- Vàng, tiền
giấy: 5 bó nhỏ (loại 5.000đ/bó).
- Mã đốt (tùy chợ có, không phải như sắm mã Rằm tháng
Bẩy).
- Nến 3 cặp.
2. Lễ vật cúng mặn:
- Những gia đình
có trẻ con, người ta thường cúng thêm một con gà luộc
- 1 hay 3 con cá
chép còn sống thả trong chậu nước.
- Mâm cỗ mặn
thường bao gồm:
1 đĩa gạo, 1 đĩa
muối, 1 đĩa hoa quả, 2 lọ hoa, 1 đĩa
cau, lá trầu, 3 chén rượu, 1 ấm trà sen, 1 chén nước tịnh
1 bát canh, 1 đĩa
xào thập cẩm, 1 đĩa xôi mọc, 1 đĩa giò
1 bát cơm to. 5
lạng thịt vai luộc
Có thể có thêm
dưa hành, bánh trái...
3. Nghi thức: theo quy trình sau
- Khấn bài khấn trước khi bao sái ban thờ,
- Tỉa chân hương,
- Đưa đồ tế khí
đi lau rửa, phơi khô,
- Lau bàn thờ,
chờ khô,
- Đặt đồ tế khí
vào vị trí cũ,
- Đặt lễ lên bàn
thờ.
- Khấn bài Cúng
ông Công Ông Táo,
- Tàn hương đưa
đồ mã ra đốt,
- Thả tro và cá
xuống suối.
- Hạ lệ, thụ lộc.
[1] Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo
ngũ hành: năm hành Kim (Canh, Tân) mầu vàng; Mộc (Giáp, Ất) mầu trắng; Thủy (Nhâm, Quý)
mầu xanh; Hỏa (Bính, Đinh) mầu đỏ, Thổ
(Mậu, Kỷ) mầu đen. Song những người làm hàng mã muốn cho bắt mắt
thường mỗi bộ 3 mũ, hia, áo mầu Đỏ, Xanh, Vàng trang hoàng lộng lẫy, hiếm khi
có mầu Trắng, Đen nên vẫn dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!