(Ảnh ST) |
Thời gian qua, nhiều lần tôi không vào được trang Facebook và trang Blog của mình. Đem chuyện này kể trong một buổi gặp mặt gia đình đưa cháu bảo bác phải vào qua "Un-tra" nghe mà rối mù. Mang tiếng so với gia đình thì là người thông hiểu "Đông, Tây, Kim, Cổ" hơn cả mà "tắc tị" nên quyết lao vào "ngâm cứu". Tìm hiểu kĩ mới biết cũng bởi lắm nguyên do, trong đó có vấn đề “tường lửa” và cách khắc chế nó. Với tôi đây là vấn đề mới, lạ và khó nên cần chép lại để bổ sung kiến thức và nhớ khi sử dụng.
Không truy cập được trang mình cần vào là do việc tìm kiếm DNS của Computer mình dùng không thành công. Trước hết đó là do không có kết nối với Internet (do sự cố đường dây, lỗi đường truyền hay đơn giản là máy chủ nơi mình đăng ký mất điện!) hoặc mạng bị định cấu hình sai. Điều đó có thể khắc phục được bằng cách xem xét kỹ các thiết bị đấu nối, hỏi hàng xóm... Một nguyên nhân khác là do máy chủ DNS không phản hồi hoặc tường lửa chặn truy cập vào mạng.
1. Tìm hiểu về tường lửa:
Mạng internet ngày càng phát triển và phổ biến rộng khắp mọi nơi, lợi ích của nó rất lớn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều ngoại tác không mong muốn, như lan truyền nhưng vấn đề thuộc về “đồi trụy”, gợi dục, chống đối chế độ, thông tin bất lợi (cho nhà nước, doành nghiệp)…Điều đó phương hại tới lợi ích và gây lo ngại cho các bậc phụ huynh, các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước... Do vậy các cá nhân, tổ chức, cơ quan và nhà nước sử dụng tường lửa để ngăn chặn.
Bức tường lửa (A: Firewall, P: Pare-feu, H: 防火墙) là rào chắn mà một số cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước lập ra nhằm ngăn chặn người dùng mạng Internet truy cập các thông tin không mong muốn hoặc ngăn chặn người dùng từ bên ngoài truy nhập các thông tin bảo mật nằm trong mạng nội bộ.
Đó là một thiết bị phần cứng hoặc một phần mềm hoạt động trong một môi trường máy tính nối mạng để ngăn chặn một số liên lạc bị cấm bởi chính sách an ninh của cá nhân hay tổ chức, việc này tương tự với hoạt động của các bức tường ngăn lửa trong các tòa nhà. Nó còn được gọi là Thiết bị bảo vệ biên giới (Border Protection Device - BPD), hay bộ lọc gói tin (packet filter) trong hệ điều hành BSD.
Nhiệm vụ cơ bản của tường lửa là kiểm soát giao thông dữ liệu giữa hai vùng tin cậy khác nhau. Các vùng tin cậy (zone of trust) điển hình bao gồm: mạng Internet (vùng không đáng tin cậy) và mạng nội bộ (một vùng có độ tin cậy cao). Mục đích cuối cùng là cung cấp kết nối có kiểm soát giữa các vùng với độ tin cậy khác nhau thông qua việc áp dụng một chính sách an ninh và mô hình kết nối dựa trên nguyên tắc quyền tối thiểu (principle of least privilege).
Có 2 loại tường lửa thông dụng là:
- Tường lửa bảo vệ để bảo vệ an ninh cho máy tính cá nhân hay mạng cục bộ, tránh sự xâm nhập, tấn công từ bên ngoài;
- Tường lửa ngăn chặn thường do các nhà cung cấp dịch vụ Internet thiết lập và có nhiệm vụ ngăn chặn không cho máy tính truy cập một số trang web hay máy chủ nhất định, thường dùng với mục đích kiểm duyệt Internet.
2. Phương thức vượt tường lửa
2.1. Mẹo đơn giản
1. Đổi DNS server:
DNS server là nơi lưu trữ tất cả địa chỉ các trang trên mạng, mà bạn có thể vào được nên khi người quản lý gạt bỏ Facebook ra khỏi danh sách này, ta sẽ không tìm thấy được Facebook.
Muốn vào trang cần đến có thể dùng một DNS server khác. Trên mạng có rất nhiều DNS server miễn phí. Google cũng vừa mới tạo ra một DNS server miễn phí như vậy. Có nhiều cách khác nhau, một cách là:
- Vào “Control panel”
- Chọn “Network status”
- Bấm vào “Current network” hoặc “Network status”
- Sau khi bấm vào đó, sẽ có cửa sổ hiện ra, chọn “Properties”
- Tìm “Internet protocol version” và bấm vào đó
- Bấm vào “Properties”, tới đây bạn sẽ thấy một cửa sổ khác hiện ra
- Chọn “Use the following DNS server addresses”
- Sau đó gõ vào DNS server mà mình muốn, ví dụ sử dụng của Google (8 8 8 8).
Sau khi chọn DNS server rồi, Internet browser sẽ sử dụng DNS server mới này và ta sẽ dùng được Facebook và những trang mạng khác bị chặn.
2. Proxy:
Nguyên lý hoạt động của Proxy là thay vì sử dụng Internet server của Việt Nam để tìm những trang mạng cần có thể nhờ một “người thứ ba” giúp kết nối. Hiện có khá nhiều Proxy và có thể tìm thấy qua Google. Ví dụ: Proxy miễn phí: http://www.checker.freeproxy.ru/checker/last_checked_proxies.php. Các bước tiếp:
- Mở “Internet browser” của mình (trong Internet Explorer)
- Chọn “Tools”, sau đó “Internet options”
- Chọn “Connections”, và sau đó “LAN settings”
- Chọn “Use a proxy server for your LAN”
- Copy và Paste Proxy vào “Address” và 4 con số cuối vào “Port”.
Khi dùng Proxy sẽ thấy tốc độ Internet chậm hơn và đôi khi có Proxy không hoạt động. Trong trường hợp đó bạn phải thử một Proxy khác.
3. Đổi tên host (host name):
Đây là cách đi thẳng vào IP entry của Facebook mà không cần phải thông qua DNS server của Việt Nam . IP entry của Facebook là:
Name: facebook.com
Address: 69.63.181.11
Address: 69.63.181.12
Address: 69.63.184.142
Address: 69.63.187.17
Address: 69.63.187.19
Có thể điều chỉnh máy của mình tự động vào các IP entry này bằng cách vào:
- “Notepad” và right click, sau đó bạn chọn “Run as administrator”
- “C:\windows\system32\drivers\etc\”. Sau đó tìm thư mục “Hosts” trong đó có một bảng liệt kê rất nhiều IP entry của nhiều trang mạng
- Copy và Paste Facebook IP entry đó vào tập tin này. Sau đó bấm “Save”
Mở Internet browser của bạn và bây giờ có thể vào thẳng Facebook.
4. Dùng trang nhà “nhẹ” của Facebook:
Đó là http://lite.facebook.com hoặc http://m.facebook.com
Nhưng vì đây là trang nhà “nhẹ”, bạn sẽ không dùng được một số chức năng như trong Facebook cũ mà bạn quen thuộc. Những chức năng căn bản của Facebook thì vẫn như thường:
- Viết trên Wall
- Đăng hình
- Vào diễn đàn chung và theo dõi sinh hoạt của Friends v.v.
5. Đổi đuôi .com:
Địa chỉ Blogger ở ta có đuôi mặc định ngay khi tạo là .com. Nhưng thế giới, mỗi quốc gia có một đuôi . xxx khác nhau.
Ví dụ: blogspot.com.in là tên miền thuộc Ấn Độ, blogspot.com.au: Tên miền quốc gia Australia , blogspot.com.es: Tên miền quốc gia Tây Ban Nha, blogspot.fr: Tên miền quốc gia Pháp, blogspot.it: Tên miền quốc gia Ý, blogspot.ca: Tên miền quốc gia Canada …
Trong trường hợp không xem được blog theo địa chỉ mặc định bạn chỉ cần thay đổi đuôi .com bằng .in hay một trong các đuôi trên. Trường hợp có điều kiện có thể mua tên miền riêng cho blog của mình.
2.2. Dùng các công cụ vượt tường lửa:
- Giải nén file Ultrasurf.zip vừa tải về, vào thư mục vừa giải nén chọn file u1103.exe, gửi shorcut file này ra desktop.
Đây là file mở là chạy, không cần cài đặt, có thể đặt nó ở bất cứ đâu (trên desktop là tiện nhất). Khi chạy UltraSurf , giao diện chương trình sẽ hiện lên, góc phải dưới màn hình sẽ xuất hiện hình ổ khoá, và trình duyệt Internet Explorer sẽ tự động hiện lên, chỉ cần gõ địa chỉ trang web cần đến.
2.3. Các trang khác hỗ trợ tìm kiếm:
Tôi đã thử và thấy dùng phần mềm Ultrasurf là dễ, hữu hiệu và ổn định nhưng máy trong mạng LAN thì chịu!
3. Hoạt động an toàn trên mạng:
- Sửu dụng máy có cấu hình đủ mạnh và với mục đích lành mạnh;
- Chấp hành đúng các quy định của nhà cung cấp dịch vụ;
- Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước, quy định của tổ chức, cơ quan, địa phương quản lý mạng mình tham gia.
(BS Từ nhiều nguồn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Tôn trọng cộng đồng, Hiếu kính Tổ Tông, Thương yêu đồng loại, Chăm sóc hậu nhân!